Ăn mặn bị gì? Tác hại của ăn mặn mà bạn nên biết

Thói quen ăn mặn có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường đối với sức khỏe, đặc biệt là các bộ phận bên trong cơ thể như não, xương, thận, tim mạch,… Vậy ăn mặn có tốt không? Ăn mặn bị gì và cần làm gì để thay đổi thói quen này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cho những thắc mắc này nhé!

Bạn đang đọc: Ăn mặn bị gì? Tác hại của ăn mặn mà bạn nên biết

Muối là một loại gia vị quan trọng, góp phần làm cho món ăn trở nên đậm đà và ngon miệng hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều muối hay thói quen ăn mặn hàng ngày có thể gây ra nhiều tác hại đối với cơ thể như đột quỵ, cao huyết áp, bệnh thận,… Vậy ăn mặn có tốt không và ăn mặn bị gì? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu rõ hơn về tác hại của ăn mặn trong bài viết dưới đây nhé!

Vai trò của muối đối với sức khỏe cơ thể

Muối ăn có tên hóa học là Natri Clorua. Thành phần natri có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng máu trong cơ thể, huyết áp, hỗ trợ chức năng thần kinh và sự co cơ. Trong khi đó, thành phần clorua là một chất điện giải chỉ đứng sau natri về mật độ ở trong máu.

Ăn mặn bị gì? Tác hại của ăn mặn mà bạn nên biết 3

Muối là một loại gia vị quen thuộc giúp làm tăng hương vị đậm đà cho món ăn

Chất điện giải là các nguyên tử mang điện tích trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong cân bằng chất lỏng và hoạt động của các cơ quan. Nếu nồng độ natri bị suy giảm có thể carbon dioxide bị tích tụ trong máu, làm tăng tính axit. Hiện tượng này có thể gây ra vấn đề về hô hấp. Ngoài ra, muối còn được sử dụng như một loại gia vị để làm tăng độ đậm đà và hấp dẫn cho món ăn.

Ăn mặn bị gì? Tác hại của thói quen ăn mặn

Muối là một loại gia vị được sử dụng phổ biến hàng ngày. Hàng ngày, cơ thể chúng ta mất đi lượng muối đáng kể thông qua các hoạt động như đi tiểu, tiết mồ hôi, nước mắt,… Để bù đắp cho lượng muối mất đi, việc bổ sung muối thông qua thức ăn là cách phổ biến nhất.

Tuy nhiên, nhiều người lại có thói quen ăn mặn và lạm dụng muối quá đà, điều này có thể gây hại cho cơ thể. Vậy ăn mặn bị gì? Dưới đây là một số bệnh lý có thể gặp phải khi ăn mặn thường xuyên như:

Tăng huyết áp

Một trong những tác hại của ăn mặn trong thời gian dài là làm huyết áp tăng cao hơn bình thường. Tình trạng tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như đau tim và bệnh thận. Cụ thể, thói quen ăn mặn thường xuyên sẽ khiến natri và màng tế bào trong muối dễ thẩm thấu hơn. Từ đó khiến cho lượng nước trong cơ thể tăng lên, gây ra sự co bóp của mạch máu và dẫn đến tăng huyết áp.

Đột quỵ

Các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế Thế giới đã chỉ ra rằng, có khoảng 62% trường hợp đột quỵ bắt nguồn từ thói quen tiêu thụ muối quá mức mỗi ngày. Các nhà khoa học khuyến nghị rằng, việc giảm bớt một phần muối trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ đáng kể.

Ăn mặn bị gì? Tác hại của ăn mặn mà bạn nên biết 4

Thường xuyên ăn mặn có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ

Gây bệnh tim

Việc thường xuyên ăn mặn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Khi ăn mặn, cơ thể theo bản năng sẽ uống nhiều nước hơn bình thường, gây áp lực lên tim và có thể dẫn đến suy tim. Để ngăn chặn những tình huống tồi tệ xảy ra, cần phát hiện và giảm thiểu việc tiêu thụ muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Làm tổn hại cho thận

Thận là cơ quan quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh lý của nam giới. Việc ăn mặn sẽ khiến cơ thể cần nạp nhiều nước hơn, làm tăng tuần hoàn máu đến cầu thận, đồng thời thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu cho cơ thể.

Trường hợp nếu bạn có tiền sử mắc bệnh thận mà vẫn tiếp tục thói quen ăn mặn sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Để cải thiện tình trạng này, hãy giảm bớt lượng muối nạp vào cơ thể hàng ngày. Ngoài ra, sự dư thừa của lượng muối trong cơ thể có thể gây ra các bệnh lý như thận nhiễm mỡ, sỏi thận,…

Bệnh dạ dày

Vi khuẩn Helicobacter Pylori – HP là nguyên nhân gây ra 90% các trường hợp bị viêm loét dạ dày. Khi cơ thể tích tụ quá nhiều muối kết hợp với việc bị nhiễm vi khuẩn HP, nguy cơ viêm loét dạ dày – tá tràng sẽ càng tăng cao. Theo một nghiên cứu tại Nhật Bản, nguy cơ mắc ung thư dạ dày ở những người có thói quen ăn mặn cao hơn gấp 2 lần so với bình thường. Ngoài ra, hàm lượng natri trong máu cũng sẽ làm hiệu quả điều trị giảm đi đáng kể.

Gây loãng xương

Thói quen ăn mặn có thể gây loãng xương do xương mất canxi. Trong khi đó, canxi là yếu tố quan trọng để giúp duy trì một bộ xương khỏe mạnh. Việc mất đi canxi sẽ khiến cho xương trở nên yếu và dễ gãy hơn, làm tăng nguy cơ bị loãng xương sớm.

Tìm hiểu thêm: Thời gian giữa các bước skincare bao nhiêu là tốt nhất?

Ăn mặn bị gì? Tác hại của ăn mặn mà bạn nên biết 5
Thói quen ăn mặn có thể gây loãng xương sớm

Hen suyễn

Một trong những tác hại của ăn mặn trong thời gian dài là làm kích thích cơn hen suyễn. Ngoài ra, hen suyễn cũng có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim mạch, xương, thận và các bệnh lý liên quan khác.

Ăn mặn gây khô môi

Thói quen ăn mặn thường xuyên sẽ khiến cơ thể bị mất nước, đặc biệt là trên da và môi. Điều này có thể gây ra tình trạng môi khô nứt nẻ do bị thiếu độ ẩm. Do vậy, cần tránh những đồ ăn quá mặn và bổ sung đủ nước cho cơ thể để giảm tình trạng da khô và môi nứt nẻ nhé!

Làm thế nào để điều chỉnh thói quen ăn mặn?

Sau khi hiểu rõ ăn mặn bị gì và ảnh hưởng gì đến cơ thể, việc tiếp theo cần làm là điều chỉnh chế độ ăn uống và thay đổi thói quen ăn mặn ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là một số phương pháp giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày:

Thay đổi cách chế biến

Thay vì sử dụng các phương pháp chế biến cần nhiều loại gia vị mặn như kho, rang, rim,… thì bạn nên ưu tiên chế biến các món bằng cách luộc hoặc hấp nhiều hơn. Điều này giúp giảm lượng muối đáng kể trong bữa ăn.

Ưu tiên các loại thực phẩm tươi

Thay vì sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, mì ăn liền, dưa muối, cá hộp, thịt muối, bim bim,… bạn nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm tươi để thay thế. Bởi các sản phẩm này thường được cho thêm một lượng muối đáng kể để kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm. Do vậy, tốt nhất bạn nên hạn chế tối đa những loại thực phẩm này và hãy xem kỹ bảng thành phần để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhé!

Ăn mặn bị gì? Tác hại của ăn mặn mà bạn nên biết 1

>>>>>Xem thêm: Mách ba mẹ bí kíp dạy tiếng Anh cho bé 5 tuổi hiệu quả

Ưu tiên chọn thực phẩm tươi thay vì thực phẩm chế biến sẵn

Nêm gia vị cẩn thận

Khi nấu ăn, hãy nêm gia vị cẩn thận và thử nếm trước khi thêm vào món ăn để tránh tình trạng món ăn bị mặn quá. Tránh việc nêm gia vị khi đang nấu, vì nhiệt độ cao có thể làm giảm cảm giác vị trên lưỡi. Đồng thời, hãy hạn chế sử dụng mì chính (bột ngọt) vì nó có chứa thành phần tương tự như muối nên cũng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe khi nêm quá nhiều.

Qua những thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp được cho thắc mắc ăn mặn bị gì và nắm được những tác hại của ăn mặn. Mặc dù muối có vai trò quan nhất định trong chế độ ăn hàng ngày nhưng cũng không nên sử dụng quá nhiều nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *