Như các bạn đã biết, ánh sáng mặt trời có tia cực tím (tia UV) gây ảnh hưởng xấu đến làn da, khiến làn da lão hoá sớm. Tuy nhiên, ánh sáng mặt trời không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Vậy lợi ích của ánh nắng mặt trời là gì?
Bạn đang đọc: Bật mí lợi ích của ánh nắng mặt trời và cách tắm nắng an toàn
Ánh sáng mặt trời mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho con người và không ai có thể phủ nhận được điều này. Tuy nhiên, để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các lợi ích của ánh nắng mặt trời, hãy cùng Kenshin tìm hiểu các tia của ánh sáng mặt trời trước nhé.
Contents
Ánh sáng mặt trời có chứa những tia gì?
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, thành phần chủ yếu của ánh sáng mặt trời là tia cực tím hay còn gọi là tia UV. Tia UV được chia thành 3 loại tia với các bước sóng khác nhau có chiều dài khác nhau. Cụ thể:
Tia UVC
Bước sóng của tia UVC dao động trong khoảng từ 100 – 200 nm. Đây là tia có bước sóng ngắn nhất nhưng lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người nhiều nhất. Tuy nhiên, tia UVC đã được hấp thụ hoàn toàn bởi tầng ozon trước khi chiếu xuống mặt đất.
Do vậy mà loại tia UV này gần như không ảnh hưởng đến da và cũng không có tác dụng tổng hợp vitamin D.
Tia UVA
Tia UVA có bước sóng dài nhất trong 3 tia, khoảng 320 – 400 nm. Loại tia này chiếm đến 95% tổng số bức xạ UV trong ánh nắng mặt trời khi chiếu xuống mặt đất.
Tia UVA được chứng minh là có khả năng xuyên thấu qua tầng ozon, mây, nước, quần áo mỏng, thậm chí ngay cả một số loại kem chống nắng thông thường cũng không thể ngăn cản được sự tác động của tia UVA. Như vậy, có thể thấy rằng, tia UVA không chỉ xuất hiện xuyên suốt trong thời gian có ánh nắng mặt trời mà còn xuất hiện ngay cả khi trời nhiều mây âm u hoặc trời có mưa.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tia UVA là tác nhân chính gây sạm da, đen da, khiến cho da bị lão hoá sớm, làm xuất hiện tàn nhang trên da. Không chỉ dừng lại ở đó, tia UVA còn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da.
Giống với tia UVC, khả năng tổng hợp vitamin D của tia UVA bằng không.
Tia UVB
UVB là tia duy nhất có khả năng kích thích tiền chất vitamin D đồng thời hỗ trợ tăng hấp thụ canxi ở cơ thể con người. Bước sóng của tia UVB ngắn hơn so với tia UVA, cụ thể là 290 – 320 nm.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng: Trước khi chiếu xuống mặt đất, tầng ozon đã hấp thụ đến 95% tia UVB điều này có nghĩ chỉ có khoảng 5% tia UVB xuyên qua được tầng ozon xuống mặt đất.
Lợi ích của ánh nắng mặt trời đối với sức khỏe khi tắm nắng đúng cách
Khi nhắc đến ánh nắng mặt trời, hầu hết chúng ta đều nghĩ đến tia UV với những ảnh hưởng tiêu cực đến làn da như gây sạm da, lão hoá sớm… mà ít ai biết đến những lợi ích của ánh nắng mặt trời đối với sức khỏe. Vậy ánh nắng mặt trời mang lại những lợi ích gì đối với sức khỏe?
Dưới đây là một số lợi ích của ánh nắng mặt trời đối với sức khỏe con người, bạn đọc có thể tham khảo:
Tốt cho sức khỏe tâm thần
Ánh sáng mặt trời được chứng minh là có khả năng thúc đẩy quá trình sản sinh chất dẫn truyền hoá học serotonin giúp ổn định tâm trạng. Chính vì thế, sẽ rất tốt cho sức khỏe tâm thần của bạn nếu như bạn việc sống trong không gian có nhiều ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra serotonin có tác dụng rất tốt giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm và lo lắng.
Cung cấp vitamin D cho cơ thể
Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh vitamin D và tăng khả năng hấp thu canxi. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa chứng còi xương ở trẻ em và loãng xương, thoái hoá xương khớp ở người trung niên mà còn có thể mang đến nhiều lợi ích sức khoẻ khác như duy trì chức năng não bộ, giúp răng luôn chắc khỏe đồng thời đẩy lùi các vấn đề về nướu, ngăn ngừa bệnh đa xơ cứng…
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện, ánh sáng mặt trời có thể kích thích tế bào miễn dịch phản ứng nhanh hơn. Nghiên cứu này cho thấy, ánh nắng tạo ra hydrogen peroxide trong các tế bào T giúp cho các tế bào di chuyển đến nơi vết thương bị tổn hại và kích thích tế bào phát triển làm lành vết thương một cách nhanh chóng đồng thời giúp kháng khuẩn và hạn chế nhiễm trùng.
Ngăn ngừa một số loại ung thư
Trên thực tế, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư da. Tuy nhiên, nếu bạn tiếp xúc với nguồn sáng tự nhiên này ở mức vừa phải thì bạn sẽ có được rất nhiều lợi ích, trong đó không thể không kể đến tác dụng ngăn ngừa một số loại ung thư.
Theo một nghiên cứu, nguy cơ mắc một số loại ung thư như ung thư buồng trứng, ung thư ruột già, ung thư hạch bạch huyết Hodgkin ở những người sống ở khu vực có nhiều ánh nắng mặt trời vào ban ngày thấp hơn những người khác.
Ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ánh sáng mặt trời có khả năng chuyển hoá cholesterol trong máu thành hormone steroid cùng các loại hormone cần thiết cho quá trình sản sinh từ đó làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu.
Không chỉ dừng lại ở đó, khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, hợp chất oxit nitric sẽ được sản sinh trong mạch máu. Hợp chất này được chứng minh là có khả năng làm giảm huyết áp. Nhờ vậy, nguy cơ gặp phải các cơn đau tim và đột quỵ của bạn cũng sẽ giảm.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu được thực hiện ở châu Âu còn cho thấy các triệu chứng của xơ vữa động mạch trên người bệnh có dấu hiệu được cải thiện sau khi họ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Tìm hiểu thêm: Ù tai giảm thính lực là bệnh gì?
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Ánh sáng mặt trời có thể tác động đến quá trình sản sinh melatonin – hormone có vai trò quan trọng trong việc điều hòa giấc ngủ và nhịp sinh học của cơ thể.
Khi ánh sáng mặt trời chiếu đến mắt bạn, não bộ sẽ nhận được tín hiệu thông báo ngừng sản sinh hormone melatonin. Đây chính là lý do vào ban ngày bạn thường tỉnh táo. Ngược lại, khi trời tối, một tín hiệu khác sẽ được gửi đến não bộ nhằm bắt đầu quá trình sản sinh melatonin, giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn.
Kích thích quá trình tăng trưởng ở trẻ em
Các chuyên gia cho biết: Cho trẻ tắm nắng trong một khoảng thời gian vừa đủ vào khung giờ thích hợp có tác dụng kích thích quá trình tăng trưởng và phát triển thể chất của trẻ, đặc biệt là trong những năm đầu đời.
Các báo cáo cũng cho thấy, chiều cao của trẻ khi trẻ trưởng thành cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi lượng ánh sáng mặt trời mà cơ thể trẻ hấp thụ được trong những năm tháng đầu đời.
Cách tắm nắng an toàn và hiệu quả
Để đạt được những lợi ích của ánh nắng mặt trời nêu trên, bạn cần phải tắm nắng đúng cách hay nói cách khác tắm nắng đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho bạn. Vậy thời điểm tốt nhất để tắm nắng là gì và thời gian tắm bao nhiêu là phù hợp?
Thời điểm tắm nắng tốt nhất
Theo các chuyên gia thời điểm tắm nắng tốt nhất là vào buổi sáng. Lúc này ánh nắng dịu nhẹ và tia UV còn yếu sẽ không gây tổn thương da. Thêm vào đó, không khí buổi sáng cũng rất trong lành, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tuy nhiên, thời điểm tắm nắng sẽ có sự khác nhau giữa các mùa. Cụ thể: Mùa hè từ 6 giờ 30 – 8 giờ sáng và mùa đông từ 7 giờ – 9 giờ.
Nếu không có thời gian để tắm nắng vào buổi sáng, bạn có thể tắm nắng vào buổi chiều, tốt nhất là sau 4 giờ chiều bởi lúc này ánh nắng đã yếu đi rất nhiều không còn gây hại cho da và da có thể hấp thu vitamin D.
>>>>>Xem thêm: Fuji PG-2507 – Máy massage bụng được tin dùng hàng đầu hiện nay
Thời gian tắm nắng
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, bạn chỉ nên tắm nắng trong khoảng từ 15 – 30 phút. Khi mới bắt đầu tắm nắng, bạn chỉ nên tắm ngắn khoảng 5 – 10 phút để làn da thích ứng dần với ánh nắng mặt trời sau đó tăng dần thời gian tắm.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề lợi ích của ánh nắng mặt trời. Mong rằng, những chia sẻ của Kenshin có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về các tia có trong ánh nắng mặt trời, lợi ích của ánh nắng mặt trời đồng thời nắm được thời điểm cũng như thời gian tắm nắng tốt nhất.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể