Khô mắt là một căn bệnh phổ biến thường gặp ở rất nhiều người hiện nay, đặc biệt là những người nhân viên văn phòng do thường xuyên phải ngồi trước máy vi tính. Vậy bệnh khô mắt có chữa được không – hãy cùng nhau tìm hiểu thông tin này qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Bệnh khô mắt có chữa được không?
Bệnh khô mắt là triệu chứng liên quan đến nước mắt và bề mặt nhãn cầu. Khô mắt diễn ra có thể là tình trạng tổn thương lớp màng phim nước mắt, do sự giảm tiết nước mắt hoặc sự bốc hơi quá mức, gây viêm nhiễm bề mặt của mắt, dẫn đến khô mắt và khó chịu mắt.
Bệnh khô mắt tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể gây ra triệu chứng mệt mỏi, nhức mắt, rát mắt làm giảm hiệu quả công việc cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nghiêm trọng hơn, một số người bệnh có thể bị giảm thị lực khi bị khô mắt kéo dài.
Bệnh khô mắt là triệu chứng liên quan đến nước mắt và bề mặt nhãn cầu
Contents
Khô mắt do nguyên nhân gì?
Lớp màng phim nước mắt bao gồm: Nước, dầu, protein, muối, và chất nhầy có nhiệm vụ bôi trơn và giữ cho mắt luôn ẩm, sạch, ngăn cản bụi cũng như vi khuẩn tấn công, giúp nuôi dưỡng bề mặt giác mạc. Khi tuổi tác dần lớn hơn, kết hợp với quá trình lão hóa tự nhiên, màng phim nước mắt có thể hoạt động kém hiệu quả, gây ra khô mắt. Bên cạnh đó, một số phụ nữ khi mang thai và phụ nữ đang trong giai đoạn mãn kinh có triệu chứng khô mắt hơn những người còn lại do sự thay đổi hormone của cơ thể chi phối. Hơn thế nữa, một số tác dụng phụ của những loại thuốc điều trị có thể gây ra chứng khô mắt như: Thuốc chống viêm, thuốc hạ huyết áp, thuốc giảm đau… hoặc thuốc tránh thai cũng có nguy cơ gây ra chứng khô mắt.
Tuy nhiên, bệnh khô mắt có thể gặp ở bất kì đối tượng nào. Ngoài những nguyên nhân trên, dưới đây sẽ đưa ra những yếu tố nguy cơ cũng như yếu tố thuận lợi có thể gây ra chứng khô mắt:
- Khô mắt do các bệnh lý toàn thân hoặc tại mắt như người bị viêm khớp dạng thấp, người bị viêm nhiễm mi mắt, người bị đái tháo đường và người có tổn thương tuyến giáp… cũng có thể bị khô mắt.
- Khô mắt do điều kiện và môi trường sống khi phải thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi ô nhiễm, nhiều gió hoặc thời tiết hanh khô… sẽ làm nước mắt nhanh bốc hơi.
- Khô mắt do phải làm việc với máy tính quá lâu và trong thời gian dài, làm việc quá tập trung không chớp mắt thường xuyên, đối tượng nghiệm trò chơi điện tử hay đọc sách, báo ở những nơi quá tối… được cũng góp phần gây ra khô mắt.
- Không những thế, việc sử dụng kính áp tròng liên tục cũng là yếu tố thuận lợi gây khô mắt. Các phẫu thuật như phẫu thuật Lasik, phẫu thuật phaco… cũng có thể là nguyên nhân làm khô mắt hình thành.
Những cuộc phẫu thuật mắt cũng có nguy cơ gây khô mắt
Biến chứng của bệnh khô mắt
Bệnh khô mắt thường không quá nguy hiểm, dó đó rất nhiều người thường chủ quan và không tiến hành điều trị dứt điểm. Một trong những biến chứng rất thường thấy của khô mắt là viêm kết mạc. Ở trường hợp nhẹ, chỉ cảm giác khó chịu ở mắt. Khi bệnh diễn biến nặng hơn, tình trạng cộm xốn, rát và xót như có dị vật ở mắt và đỏ mắt… gây ra mệt mỏi, nhức mắt làm giảm hiệu suất công việc cũng như giảm chất lượng cuộc sống. Đặc biệt nghiêm trọng hơn, một số người bệnh có thể giảm thị lực không mong muốn.
Bên cạnh đó, một số trường hợp khô mắt cũng có thể biến chứng thành viêm kết mạc. Phần lớn các trường hợp viêm kết mạc do khô mắt thường nhẹ. Tuy nhiên, khi bệnh có dấu hiệu trở nặng và chuyển thành thể mạn tính, lúc này bệnh nhân cần được sự điều trị của bác sĩ chuyên khoa mắt. Viêm giác mạc nặng do khô mắt thậm chí có thể dẫn đến sẹo giác mạc, làm giác mạc viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến thị lực bệnh nhân.
Bệnh khô mắt có chữa được không?
Bệnh khô mắt có chữa được không thì còn tùy vào khô mắt nhẹ được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và có biện pháp phòng tránh nâng cao, không tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ và yếu tố thuận lợi gây bệnh, kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ nghơi và chăm sóc sức khỏe như việc luyện tập thể dục tăng đề kháng… có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu nặng hơn, khô mắt có thể biến thành mãn tính, thì gần như khó có thể điều trị dứt điểm khỏi hoàn toàn. Do đó, khi có dấu hiệu bệnh khô mắt, bệnh nhân không được chủ quan, mà nên nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.
Nhiệm vụ của bác sĩ nhãn khoa lúc này là hỗ trợ điều trị, bổ sung kiến thức giúp bệnh nhân giữ gìn cho đôi mắt khỏe mạnh, dễ chịu hơn và duy trì thị lực tốt nhất có thể. Các phương pháp để điều trị khô mắt phổ biến bao gồm: Bổ sung nước mắt nhân tạo, duy trì lượng phim nước mắt trên bề mặt nhãn cầu, làm tăng tiết nước mắt và điều trị viêm của mi mắt nếu có.
Tìm hiểu thêm: Trễ kinh 1 tuần có thể do đâu?
Bệnh khô mắt có chữa được không? – Là thắc mắc của rất nhiều ngườiBổ sung nước mắt nhân tạo
Các trường hợp khô mắt nhẹ có thể điều trị bằng cách tra nước mắt nhân tạo và có thể sử dụng theo chỉ định bác sĩ. Tốt nhất bệnh nhân nên sử dụng các loại nước mắt nhân tạo không có chất bảo quản vì những chất bảo quản này sẽ gây độc cho mắt khi sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên những trường hợp khô mắt vừa và nặng việc sử dụng nước mắt nhân tạo là không đủ và nhất thiết cần có các phương pháp khác bổ sung.
Duy trì phim nước mắt của người bệnh
Một phương pháp để làm giảm các triệu chứng khó chịu khi bị khô mắt là giữ nước mắt tự nhiên ở lâu trong mắt.
Làm tăng tiết nước mắt của người bệnh
Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các thuốc tra mắt để tăng tiết nước mắt do.
Điều trị viêm mi mắt và bề mặt nhãn cầu
Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các thuốc nước hoặc mỡ tra mắt. Các phương pháp hỗ trợ như chườm ấm, massage mi mắt và rửa sạch mi mắt… sẽ giúp làm giảm khô mắt do viêm nhiễm quanh mắt.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục bị ù tai phải khi mang bầu
Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A rất tốt cho sức khỏe đôi mắtNgoài ra, bệnh nhân cần vệ sinh mắt mỗi ngày bằng nước ấm. Tuyệt đối không được dụi mắt khi có thấy khó chịu vì bụi bẩn có thể làm xước giác mạc. Đồng thời, nên thường xuyên đeo kính mát bảo vệ mắt khi đi ra đường. Bên cạnh đó, cần chú ý chế độ dinh dưỡng và nên uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin A và cải thiện chứng khô mắt.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể