Bị tiêu chảy nên uống gì để bù nước, mau khỏe?

Mất nước là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của tiêu chảy, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vậy bị tiêu chảy mất nước nên uống gì để bù nước, có thể cầm đi ngoài và lấy lại sức lực.

Bạn đang đọc: Bị tiêu chảy nên uống gì để bù nước, mau khỏe?

Khi bị tiêu chảy gây mất nước, việc uống nước lọc thôi không đủ để bù nước. Hãy tham khảo bài viết sau để giải đáp thắc mắc bị tiêu chảy mất nước uống gì để bù nước hiệu quả, cách dùng các loại nước đặc hiệu cho trường hợp này là gì.

Bị tiêu chảy nên uống gì?

Khi bị tiêu chảy, nên uống oresol để bù nước và điện giải, nước lọc, trà ấm, nước trái cây không đường như nước táo hoặc nước cam mật ong, và nước dừa tự nhiên để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng, cung cấp hydrat hóa và cân bằng điện giải

Uống gì để bù nước và điện giải?

Khi bị tiêu chảy, việc bổ sung nước và điện giải là cực kỳ quan trọng. Ngoài việc uống oresol theo hướng dẫn, người bệnh cũng nên uống nước lọc, nước súp ấm, nước trái cây không đường, nước dừa tự nhiên, và tránh nước lạnh để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi, cung cấp hydrat hóa và cân bằng điện giải một cách hiệu quả

Uống oresol

Khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất nước vì đi ngoài nhiều. Hãy bù nước và chất điện giải đã mất bằng cách uống thuốc oresol. Đây là phương án tối ưu và hiệu quả nhất.

Bị tiêu chảy mất nước nên uống gì để bù nước, mau khỏe1 Khi bị tiêu chảy, cần uống oresol để bù nước và chất điện giải

Bạn pha một gói oresol với lượng nước đúng theo hướng dẫn sử dụng của thuốc. Lưu ý rằng pha thuốc bằng nước nguội, không pha nước khoáng. Sau khi pha xong, bạn nên uống luôn và không để qua ngày hôm sau.

Liều lượng uống tùy thuộc vào trọng lượng của cơ thể. Theo khuyến cáo của chuyên gia, sau mỗi lần đi phân lỏng, liều lượng uống oresol là 10ml/1kg trọng lượng cơ thể.

Uống trà gừng

Gừng là vị thuốc tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng làm ấm dạ dày, có đặc tính chống viêm, giảm đau và kháng khuẩn, chữa lành vết loét dạ dày. Bên cạnh đó, khi bị tiêu chảy liên tục, uống trà gừng giúp bù lượng nước và bổ sung chất lỏng đã mất trong cơ thể.

Uống trà vỏ cam

Vỏ cam chứa hàm lượng chất xơ lớn giúp điều chỉnh nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, hàm lượng pectin có tác dụng kích thích vi khuẩn có lợi trong hệ đường ruột, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, đi ngoài…

Uống trà hoa cúc

Bị tiêu chảy mất nước nên uống gì? Một trong những cách hiệu quả mà bạn nên dùng là sử dụng trà thảo mộc, đặc biệt trà hoa cúc.

Trà hoa cúc chứa dược tính có khả năng kháng khuẩn, làm lành tổn thương ở dạ dày, đầy bụng, khó tiêu, điều trị viêm ruột, tiêu chảy. Bên cạnh đó, uống trà hoa cúc cũng bổ sung lượng nước đã mất đi khi bị tiêu chảy.

Uống nước lọc

Nước giữ vai trò quan trọng với cơ thể chúng ta. Để bù lại lượng nước đã mất của cơ thể, khi bị tiêu chảy, đầu tiên bạn hãy uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày và uống từng ngụm nhỏ. Để bổ sung chất điện giải, bạn có thể uống nước khoáng thay vì nước lọc.

Uống nước cháo hoặc nước gạo rang

Những loại nước có tinh bột, thêm ít muối, đường giúp bổ sung lượng nước cho cơ thể và năng lượng mà không làm dạ dày co bóp và hoạt động nhiều.

Tuy nhiên, người bệnh lưu ý không nên cho quá nhiều muối, đường vì có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng nề.

Uống nước dừa

Nước dừa chứa các chất điện giải, khi tiêu chảy uống nước dừa giúp phục hồi điện giải cho cơ thể. Hơn nữa, nước dừa là thức uống ngon nên phù hợp với nhiều lứa tuổi, kể cả trẻ em.

Lưu ý rằng khi uống nước dừa không nên pha thêm đường mà chỉ uống dừa nguyên chất hoặc thêm vài hạt muối.

Uống nước cam mật ong

Tìm hiểu thêm: Cảnh báo những biến chứng đặt túi ngực không thể chủ quan

Bị tiêu chảy mất nước nên uống gì để bù nước, mau khỏe2 Thắc mắc bị tiêu chảy mất nước nên uống gì? Hãy nhớ đến nước cam mật ong

Trong nước cam có chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin B9, vitamin C… có tác dụng phục hồi sức khỏe, đặc biệt với người bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C dồi dào trong cam có tác dụng chống viêm, tăng cường sức đề kháng hiệu quả.

Khi bị tiêu chảy, có thể uống nước cam kết hợp với mật ong cũng có tác dụng giảm triệu chứng tiêu chảy.

Trà lá ổi

Theo nghiên cứu, lá ổi chứa thành phần tannin, có tác dụng làm săn niêm mạc ruột, kháng khuẩn, giảm tiết dịch dạ dày, từ đó làm giảm triệu chứng đau bụng, tiêu chảy.

Chỉ cần lấy một nắm lá ổi non hoặc búp ổi non, sắc nhỏ lửa với hai bát nước trong khoảng 15 phút, để nguội mới uống. Ngày uống nhiều lần cho tới khi giảm triệu chứng tiêu chảy.

Sữa chua

Sữa chua có thành phần Lactic Acid tiêu diệt vi khuẩn có hại trong ruột và cung cấp vi khuẩn có lợi. Do đó, sữa chua là thức uống tốt, hiệu quả cho người bị tiêu chảy.

Người bị tiêu chảy nên kiêng gì?

Ngoài việc lưu ý bị tiêu chảy mất nước nên uống gì để cung cấp nước và chất điện giải đã mất, người bệnh cũng cần tránh những loại nước sau đây khiến cho tình trạng bệnh trở nặng:

Tránh uống sữa có lactose

Tiêu chảy làm đi ngoài liên tục khiến lượng enzyme chuyên tiêu hóa đường lactose trong sữa giảm gây đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn và tiêu chảy. Hơn nữa, một số người bị dị ứng với chất đạm bò trong sữa cũng có khả năng bị tiêu chảy khi uống loại sữa này. Do đó, bạn tuyệt đối không nên uống sữa khi đang bị tiêu chảy.

Không nên uống rượu, bia

Người bị tiêu chảy cần lưu ý không uống rượu bia có cồn vì đây không phải là thức uống lành mạnh với người khỏe mạnh nói chung và mắc bệnh tiêu chảy nói riêng.

Không uống cà phê, đồ uống có ga

Theo nhiều nghiên cứu, trong cà phê có thành phần caffeine làm kích thích hệ thần kinh đại tràng, tăng nhu động ruột khiến cho quá trình vận chuyển thức ăn và phân trong ống tiêu hóa nhanh trở nên bất thường. Vì vậy, khi bị tiêu chảy bạn nên tránh uống cà phê, cả đồ uống có ga cũng gây nên tình trạng như vậy.

Tránh mất nước khi bị tiêu chảy

Bị tiêu chảy mất nước nên uống gì để bù nước, mau khỏe3

>>>>>Xem thêm: Ăn vỏ trứng có sao không?

Khi bị tiêu chảy cần uống nhiều nước, chia thành nhiều lần

Tiêu chảy và nôn có thể khiến bạn mất nước rất nhanh. Do đó, để bù nước cũng như phòng ngừa mất nước, bạn cần bổ sung nhiều chất lỏng cho cơ thể đồng thời tìm cách cầm tiêu chảy càng sớm càng tốt:

Bạn hãy nhớ luôn ưu tiên uống nhiều nước. Tuy nhiên, uống quá nhiều cùng một lúc thì không tốt cho sức khỏe, mà nên uống thành nhiều lần. Ví dụ, uống từng ngụm nhỏ sau mỗi 10 phút. Chú ý tránh uống nước lạnh mà nên uống nước ấm. Bạn có thể uống nhiều nước lọc, nước súp, nước trái cây không đường, nước dừa hoặc nước uống thể thao giàu chất điện giải.

Sau mỗi lần đi ngoài phân lỏng, người bệnh nên sử dụng dung dịch bù nước đường uống oresol theo liều phòng ngừa (khoảng 5-10ml/kg trọng lượng cơ thể).

Nên duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp khi bị tiêu chảy bằng cách ăn các món cháo phù hợp với người bị tiêu chảy như cháo gà nấm hương, cháo hoa, cháo cà rốt thịt nạc… để vừa bù nước vừa bổ sung dinh dưỡng.

Cùng với việc bù nước là sử dụng các loại thuốc trị tiêu chảy không kê đơn như thuốc loperamide, diosmectite, bismuth subsalicylate… trong trường hợp các triệu chứng chỉ mới xuất hiện và không quá nghiêm trọng, tiêu chảy không có chất nhầy và máu. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc các bệnh lý khác thì tốt nhất nên đến bệnh viện để được điều trị.

Khi điều trị tiêu chảy tại nhà, cần lưu ý gì?

Khi điều trị tiêu chảy tại nhà, bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, không nên ăn quá nhiều cũng như không nên bỏ bữa.
  • Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ, nhất là đối với trẻ nhỏ. Cha mẹ không tự ý mua thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ em mà nên đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị.
  • Dụng cụ để chế biến món ăn cho người bị tiêu chảy phải được vệ sinh sạch sẽ. Để tránh vi khuẩn gây ra tình trạng tiêu chảy nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Khi bị tiêu chảy mất sức, nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh hoạt động tốn nhiều thể lực khi sức khỏe còn yếu.

Lưu ý rằng nếu tiêu chảy kèm nôn thì không nên uống các dung dịch trên, hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *