Bọ xít hút máu người có nguy hiểm không?

Bọ xít là loại côn trùng có thể gây hại đến con người. Vậy bọ xít hút máu người có nguy hiểm không? Xử lý thế nào nếu tình trạng này xảy ra? Bài viết sẽ giải đáp thắc mắc đến bạn.

Bạn đang đọc: Bọ xít hút máu người có nguy hiểm không?

Bọ xít hút máu người là côn trùng sống nhiều ở châu Mỹ và một số nước châu Á. Việt Nam cũng là địa phương có sự xuất hiện của loại côn trùng này và chúng thường gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy bọ xít hút máu người có nguy hiểm không? Cách chữa trị vết thương thế nào nếu chẳng may bị bọ xít tấn công?

Bọ xít và những điều cần biết về loại côn trùng này

Bọ xít hút máu người được biết đến với cái tên khoa học là Triatoma rubrofasciata. Loại côn trùng này có màu nâu đen, một số con khác có một vòng sọc đỏ, cam hoặc vàng ở mép. Thông thường bọ xít hút máu từ động vật có vú, bò sát hay chim để chúng sinh trưởng. Chúng ẩn náu vào ban ngày nhưng hoạt động vào ban đêm.

Trước khi giải đáp thắc mắc bọ xít hút máu người có nguy hiểm không, ta cùng tìm hiểu đặc tính cư ngụ của chúng: Loài bọ này thường ẩn mình trong các kẽ hở ở tường vách, các hốc tối chứa đồ trong gia đình. Đặc biệt những vật liệu bằng gỗ, lá ít người qua lại chính là môi trường lý tưởng để chúng sinh sống.

Bọ xít hút máu người có nguy hiểm không? 1

Bọ xít hút máu người gây hại cho sức khoẻ

Bọ xít hút máu người thường có xu hướng cắn trên mặt. Vậy nên nếu bạn đang sống ở khu vực có bọ xít thì rất có khả năng bị vết thương ở mặt sau khi thức dậy, đó là dấu vết do bọ xít để lại. Đặc biệt bọ xít hút máu sẽ không gây đau bởi quá trình này chúng tiêm chất gây tê qua nước bọt vào vết cắn. Con người khi đang say ngủ sẽ không hề phát hiện ra bản thân mình đã bị cắn. Tuy nhiên bất kỳ nơi nào trên cơ thể đều có thể bị tấn công bởi loại côn trùng này.

Bọ xít hút máu người có nguy hiểm không?

Bọ xít khi hút máu người có thể để lại khoảng từ 2 đến 15 vết cắn tại một vùng da trên cơ thể. Vị trí cắn có thể sưng và đỏ tấy nhưng rất khó để phân biệt với những vết cắn côn trùng khác. Một khi bị bọ xít hút máu thì bạn có thể gặp một số vấn đề sau:

  • Phản ứng dị ứng: Bọ xít hút máu người có thể gây ra phản ứng dị ứng. Làn da cơ thể gặp dị ứng với nước bọt của bọ xít và làm vùng da này đỏ và sưng ngứa. Một số trường hợp hiếm có thể gây sốc phản vệ, dẫn đến khó thở và hạ huyết áp. Nếu chủ quan không điều trị kịp thời có thể gây tử vong.
  • Bệnh chagas: Bọ xít hút máu người có thể chứa ký sinh trùng gây nên bệnh chagas. Tuy nhiên khả năng mắc bệnh không cao bởi không phải bọ xít nào cũng mang vi khuẩn này và chúng chỉ gây bệnh khi để lại chất thải chứa mầm bệnh trên da. Nếu có những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, đau đầu cùng vết thương trên da thì buộc bạn phải thăm khám để kịp chẩn đoán bệnh.

Tìm hiểu thêm: Ngộ độc salicylate: Triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị

Bọ xít hút máu người có nguy hiểm không? 1
Bọ xít hút máu người có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người

Vậy có thể thấy bọ xít hút máu người ít khả năng gây tử vong tuy nhiên buộc phải nhận ra và kịp thời điều trị để vết thương không tiến triển nặng thêm. Ngoài ra với những ai có làn da nhạy cảm thì không được chủ quan, tránh tình trạng viêm nhiễm nặng.

Chữa trị vết thương do bọ xít cắn thế nào?

Sau khi giải đáp thắc mắc bọ xít hút máu người có nguy hiểm không, ta cùng tìm hiểu về cách điều trị vết thương hiệu quả, ít để lại biến chứng:

Trước tiên bạn cần rửa lại vùng bị cắn bằng nước xà phòng hay nước sạch. Nếu vết cắn gây ngứa và khó chịu có thể chườm đá để giảm sưng tấy. Sau đó bạn có thể bôi thuốc kháng histamin hoặc kem thoa steroid. Đây là cách xử lý có thể tự thực hiện tại nhà tuy nhiên tốt nhất hãy đến bác sĩ để được tư vấn.

Nếu bạn cảm thấy có dấu hiệu bị sốt, mệt mỏi, mí mắt sưng và vết cắn không thuyên giảm cơn đau sau chườm đá thì bạn phải đến bệnh viện ngay. Bởi đây chính là biểu hiện của việc bị dị ứng nặng. Ngoài ra tuyệt đối không gãi ngứa và đúng chạm vào vết thương bởi chúng sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn, cần đảm bảo vết thương luôn được giữ gìn sạch sẽ.

Bọ xít hút máu người có nguy hiểm không? 2

>>>>>Xem thêm: Viên nghệ sữa ong chúa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Sử dụng kem bôi da ngay khi phát hiện bị bọ xít cắn

Có thể thấy bị bọ xít hút máu gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vậy “phòng bệnh hơn chữa bệnh” là biện pháp tốt nhất. Hãy nắm một số mẹo sau để đảm bảo bạn không bị bọ xít hay bất kỳ côn trùng nào tấn công:

  • Bịt kín các vết nứt, lỗ hổng, khoảng trống trên tường, giường gỗ, tủ gỗ để ngăn bọ xít ẩn nấp. Nên mua thanh chặn khe cửa đề phòng côn trùng từ bên ngoài xâm nhập vào gia đình.
  • Dọn vệ sinh nhà kho, sân vườn thường xuyên để bọ xít không có nơi ẩn nấp.
  • Vệ sinh nhà cửa mỗi ngày, đặc biệt chú trọng làm sạch giường nệm, chăn, gối, rèm cửa.
  • Tắm sạch sẽ cho thú cưng và đảm bảo chúng có khu vực ăn ngủ vệ sinh.
  • Luôn mắc màn khi ngủ để ngăn nguy cơ bị bọ xít tấn công.
  • Tích trữ sẵn cồn, thuốc bôi mỡ corticoid, kem bôi da phenaegan để kịp thời xử lý vết thương do côn trùng cắn.

Ngoài ra nếu gia đình bạn đang sống ở vùng ngoại ô, nơi có nhiều cây cối và khá ẩm thấp thì nên thực hiện xịt diệt côn trùng xung quanh nhà. Gia đình đang có trẻ nhỏ, đối tượng dễ bị tấn công và viêm nhiễm do da mỏng thì cần đảm bảo môi trường sinh hoạt của con luôn sạch sẽ.

Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc bọ xít hút máu người có nguy hiểm không. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về loại côn trùng này và chủ động phòng tránh cũng như xử lý vết thường hiệu quả nếu chẳng may bị bọ xít cắn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *