Bị bướu cổ ăn cải thảo được không? Những thực phẩm nào không nên ăn để quá trình điều trị bệnh bướu cổ nhanh phục hồi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.
Bạn đang đọc: Bướu cổ ăn cải thảo được không? Thực phẩm nên ăn và tránh khi bị bướu cổ
Bướu cổ không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng để tránh biến chứng nặng, hãy chú ý tới chế độ dinh dưỡng của mình. Một trong những thắc mắc của người bệnh là bướu cổ ăn cải thảo được không? Vậy thực hư thông tin cải thảo làm trầm trọng bệnh bướu cổ là đúng hay sai, hãy theo dõi bài viết sau để có câu trả lời.
Contents
Đôi nét về bệnh bướu cổ
Bướu cổ là một trong những căn bệnh thường gặp. Nguyên nhân chính dẫn đến bướu cổ là do sự tăng kích thước tuyến giáp gây ra. Căn bệnh này hoàn toàn có thể phát hiện được bằng cách quan sát với mắt thường và sờ nắn. Khi nghi ngờ mắc bệnh bướu cổ người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ngoài ra khi phát hiện mình bị bướu cổ, bệnh nhân cần phải điều chỉnh lại thực đơn của mình để tránh ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone tuyến giáp làm bệnh trầm trọng hơn. Vậy những thực phẩm nào cần kiêng khi bị bướu cổ. Bị bướu cổ ăn cải thảo được không? Hãy đến với phần tiếp theo của bài viết để có câu trả lời.
Bướu cổ là một trong những căn bệnh tuyến giáp thường gặp
Mối liên hệ giữa bướu cổ và chế độ dinh dưỡng
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh bướu cổ chính là do việc ăn uống thiếu khoa học. Cụ thể khi khẩu phần ăn thiếu hụt quá nhiều iod hoặc thừa quá nhiều iod. Vì vậy việc bổ sung dinh dưỡng và cung cấp lượng iod vừa đủ trong bữa ăn hàng ngày là điều cực kỳ quan trọng.
Do đó khi bị bướu cổ, bên cạnh việc uống thuốc theo chỉ định của các bác sĩ bạn cần điều chỉnh chế độ ăn của mình để nhanh chóng khỏi bệnh. Hãy thực hiện chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thức ăn lành mạnh, chế biến sơ để giữ lại các dưỡng chất. Đồng thời hạn chế dung nạp các món ăn nhiều đường, nhiều axit… vì sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn, khó chữa hơn.
Bệnh nhân bướu cổ không nên ăn cải thảo
Cải thảo là rau họ cải chứa rất nhiều hợp chất lưu huỳnh (glucosinolate, isothiocyanates…) Đây là chất có khả năng tạo nên bệnh bướu cổ vì đã ngăn sự hấp thụ cần thiết và lấy đi lượng iod lớn. Do đó khi bị mắc bệnh bướu cổ người bệnh nên loại bỏ cải thảo ra khỏi thực đơn hàng ngày của mình.
Ngoài cải thảo ra các loại rau cải khác như bắp cải, bông cải xanh, rau cải xoăn, su hào, súp lơ,… người bệnh bướu cổ đều không nên ăn. Nếu như vẫn muốn ăn thì người chế biến nên ăn thật ít, rửa sạch với nước và thái thật nhỏ trước khi ăn.
Bướu cổ ăn cải thảo được không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân bướu cổ
Những thực phẩm người bướu cổ nên kiêng
Tất cả những gì chúng ta ăn sẽ ảnh hưởng đến các chức năng tuyến giáp. Do đó những ai bị mắc chứng bướu cổ cần hết sức lưu tâm tới các thức ăn của bản thân. Đối với một số người bình thường các thực phẩm sau đây rất tốt nhưng đối với người bị bướu cổ là ngược lại. Sau đây là 5 thực phẩm người mắc bướu cổ hạn chế ăn:
Củ cải
Bên cạnh củ cải còn có bông cải xanh, súp lơ,… đều là các thực phẩm mà người mắc bướu cổ không nên sử dụng. Đây đều là các thực phẩm chứa chất xơ, vitamin C tốt cho sức khỏe. Nhưng đồng thời chúng tạo ra muối sunfoxianat có thể chuyển thành axit sunfoxyanat khiến tuyến giáp phình to hơn.
Trong các loại rau họ cải chứa hợp chất lưu huỳnh glucosinolates, khi chúng phân hủy tạo ra phụ phẩm isothiocyanates sẽ ngăn hấp thu iod của tuyến giáp.
Hoa quả chứa nhiều vitamin C
Đó là táo, lê, cam, quýt… chứa vitamin C và các chất chống oxy hóa khác. Mặc dù các loại quả trên có thể ngăn lão hóa và tăng cường sức khỏe những thành phần flavon trong các loại quả đó dễ bị đường ruột phân hủy tạo thành axit ferulic và diglycerobenzoic. Điều này sẽ làm ức chế các chức năng của tuyến giáp và khiến bệnh tình thêm trần trọng.
Đậu nành
Các thành phần trong đậu nành sẽ gây rối loạn các hoạt động hormone ở tuyến giáp. Khi đó tình trạng bệnh bướu cổ của bệnh nhân sẽ ngày một nặng hơn. Do đó hãy tránh ăn thực phẩm từ đậu nành như đậu hũ, sữa đậu nành, xà lách trộn salad hoặc sốt mayonnaise,…
Tìm hiểu thêm: Bị bướu cổ basedow có thể mang thai không? Biện pháp để cả mẹ và bé an toàn
Ngoài rau họ cải, đậu nành cũng là thực phẩm mà bệnh nhân bướu cổ không nên ăn nhiều
Thức ăn chứa Goitrogen
Các thực phẩm chứa Goitrogen bao gồm: Đào, đậu phộng, rau bina, dâu tây,… Khi ăn các thực phẩm này hoạt động sản xuất hormone tuyến giáp sẽ bị ngừng lại khiến bệnh bướu cổ thêm nặng và khó điều trị.
Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường
Khi ăn các thực phẩm chế biến sẵn và nhiều đường đều là các tác nhân chính gây ra phản ứng viêm nặng hơn tại cổ và làm bệnh bướu cổ trầm trọng hơn.
Những thực phẩm tốt cho bệnh nhân bướu cổ
Hải sản
Một trong những nguyên nhân chính gây ra bướu cổ là do thiếu hụt iod, gây ảnh hưởng đến các hoạt động của tuyến giáp. Trong khi đó các loại hải sản như ngao, mực, sò, tôm, cua lại rất giàu iod. Do đó hãy thường xuyên bổ sung hải sản vào khẩu phần ăn của bệnh nhân bướu cổ.
Củ quả màu xanh thẫm và màu vàng
Bao gồm cà rốt, khoai lang,… chứa nhiều vitamin A sẽ giúp cải thiện triệu chứng bướu cổ nhưng không gây tác dụng phụ tiêu cực. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt nhất hãy nên sơ chế thật kỹ.
>>>>>Xem thêm: Người lớn bị sốt nóng lạnh nên làm gì?
Cà rốt là thực phẩm giàu vitamin A tốt cho bệnh nhân bướu cổ
Sữa chua, phô mai
Với hàm lượng canxi, vitamin B, iod và protein cao rất hữu ích cho bệnh nhân bướu cổ. Ngoài ra ăn nhiều phô mai, sữa chua còn cải thiện khẩu vị, kích thích ngon miệng rất tốt cho hệ tiêu hóa của cơ thể. Từ đó bệnh nhân ăn ngon hơn và hấp thu tốt hơn nhanh chóng vượt qua bệnh tật.
Cá biển
Khi cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng dễ mắc bướu cổ, đặc biệt là khi thiếu vitamin A. Vì khi đó khả năng tổng hợp hormon tuyến giáp dễ bị rối loạn. Hãy bổ sung thêm các loại cá biển như cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá mòi,… đây là các loại cá biển có hàm lượng vitamin A lớn sẽ hỗ trợ quá trình điều trị bướu cổ đạt kết quả tốt hơn.
Như vậy bài viết đã giúp bạn có câu trả lời cho thắc mắc: bướu cổ ăn cải thảo được không? Hi vọng các thông tin mà bài viết chia sẻ đã giúp bạn có thêm kiến thức, kinh nghiệm khi chăm sóc bệnh nhân bướu cổ để không khiến bệnh trầm trọng hơn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nguyễn Khuyên
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể