Bướu cổ có mấy loại? Những cách để điều trị bướu cổ hiện nay

Bướu cổ là bệnh lý của tuyến giáp khá phổ biến. Tùy theo tính chất mà bệnh bướu cổ được phân thành các loại khác nhau. Nắm rõ những loại bướu cổ thường gặp và triệu chứng của chúng giúp bạn nhận biết sớm và điều trị bướu cổ hiệu quả hơn.

Bạn đang đọc: Bướu cổ có mấy loại? Những cách để điều trị bướu cổ hiện nay

Bướu cổ là một bệnh tuyến giáp phổ biến và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vậy bướu cổ có mấy loại và những phương pháp điều trị bướu cổ nào hiệu quả hiện nay là gì? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu ngay qua các thông tin sau đây nhé!

Bướu cổ có mấy loại?

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, có hình thù như một cánh bướm nằm ở cổ và đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể như: Sản xuất ra hormon, kiểm soát quá trình trao đổi chất, điều hòa thân nhiệt,… Bướu cổ để chỉ tình trạng tuyến giáp bị phì đại bất thường.

Tình trạng này thường không gây đau nhưng nếu không được điều trị kịp thời bướu sẽ tăng kích thước dần gây chèn ép đến hệ hô hấp và gây nên nhiều triệu chứng khó chịu khác. Để biết cách điều trị bướu cổ, bạn cần xác định loại bướu cổ mà mình mắc phải. Hiện bướu cổ được phân thành 3 loại sau:

Bướu cổ đơn thuần

Bướu cổ đơn thuần còn được gọi là bướu cổ lành tính. Loại bướu cổ này chiếm phần lớn trường hợp bệnh phì đại tuyến giáp tại Việt Nam. Trong đó, nữ giới thường có tỷ lệ mắc phải cao hơn. Đây là tình trạng mà tuyến giáp sưng to nhưng không phải do ung thư hay viêm nhiễm và cũng không có dấu hiệu cường giáp. Bướu cổ đơn thuần thường do chế độ ăn thiếu i ốt, rối loạn nội tiết tố,…

Bệnh thường xảy ra thầm lặng, ít biểu hiện triệu chứng và chỉ phát hiện khi bệnh nhân đi khám tổng quát hoặc vô tình sờ thấy khối u ở cổ. Vì thế, bướu thường được phát hiện khi bướu lớn và chèn ép đến các cơ quan khác gây nên tình trạng khó thở, khàn giọng, phù mặt, cổ, ngực, khàn giọng,…

bướu cổ có mấy loại 1

Bướu cổ đơn thuần là loại bướu cổ phổ biến nhất

Bướu cường giáp

Bướu cổ cường giáp là tình trạng phì đại tuyến giáp do tăng sản hormon tuyến giáp hơn mức bình thường. Triệu chứng chung của hội chứng cường giáp gồm:

  • Tay run;
  • Tăng nhịp tim;
  • Giảm cân không tự chủ;
  • Tính tình thất thường, hay nổi nóng.

Loại bướu cổ này thường phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 24 – 45 tuổi.

Bướu cổ ác tính

Bướu cổ ác tính hay ung thư tuyến giáp là loại bướu cổ nguy hiểm nhất. Bệnh thường có giai đoạn phát triển im lặng kéo dài từ 15 – 20 năm và thường được phát hiện khi ung thư đã bước sang giai đoạn muộn và di căn.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư tuyến giáp bao gồm: Phóng xạ, tiền sử mắc bệnh bướu giáp hoặc gia đình có người mắc phải các loại bướu giáp,…

Khi nghi ngờ bị bướu cổ cần phải làm gì?

Nếu đã biết rõ hơn về bướu cổ và tạm thời biết được bướu cổ có mấy loại, nhiều người quan tâm rằng khi nghi ngờ bản thân bị bướu tuyến giáp thì nên làm gì? Tốt nhất nếu khi kiểm tra vùng cổ và tuyến giáp, bạn nhận thấy một số triệu chứng của bướu cổ thì nên nhanh chóng đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán và đưa ra hướng xử trí phù hợp.

Trong quá trình thăm khám bướu cổ, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm để xác định xem bạn đang mắc phải loại bướu cổ nào và nguyên nhân do đâu. Một số xét nghiệm này có thể là:

  • Chụp hình, siêu âm tuyến giáp;
  • Xét nghiệm nội tiết tố;
  • Xét nghiệm kháng thể;
  • Sinh thiết mô để tầm soát ung thư.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Ngộ độc hữu cơ là gì?

bướu cổ có mấy loại 2

Khi có dấu hiệu nghi ngờ bướu tuyến giáp hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ

Những phương pháp điều trị bướu cổ hiện nay

Hiện nay có nhiều cách để điều trị bướu cổ, tùy thuộc vào bệnh tình của từng người mà bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân một trong số các biện pháp sau:

Sử dụng phóng xạ iod để điều trị bướu cổ

Đây là phương pháp mà bệnh nhân sẽ được cho uống iod phóng xạ nhằm mục đích làm phá hủy các tế bào tuyến giáp đang bị phì đại. Từ đó thu nhỏ các khối u của tuyến giáp.

Uống iod phóng xạ được đánh giá là liệu pháp hiện đại mang lại hiệu quả cao trong điều trị bướu cổ. Có đến 60% bệnh nhân giảm kích thước bướu sau từ 1 năm cho đến 1,5 năm điều trị bằng i od phóng xạ.

Tuy nhiên, phương pháp này có nguy cơ khiến cho các tuyến giáp hoạt động kém đi và bạn cần trao đổi với bác sĩ để hiểu rõ hơn về tác dụng không mong muốn này.

Uống thuốc trị bướu cổ

Một số thuốc được sử dụng để đưa hormon tuyến giáp về lại trạng thái bình thường. Phương pháp này thường được lựa chọn nếu bướu cổ do rối loạn nội tiết tố và rối loạn sản xuất hormon tuyến giáp, chẳng hạn như:

Nếu bạn bị bướu cổ suy giáp, bác sĩ sẽ kê đơn một số thuốc thay thế hormon tuyến giáp để từ đó feedback ngược cho tuyến yên giúp giảm tiết hormon và thu nhỏ bướu cổ.

Người bị viêm tuyến giáp sẽ được bác sĩ kê đơn một số thuốc giảm đau và kháng viêm để điều trị.

Lưu ý rằng bạn nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong liệu trình điều trị bướu cổ bằng thuốc, không được tự ý thay đổi thuốc hay liều lượng để hạn chế mắc phải tác dụng phụ của thuốc.

bướu cổ có mấy loại 3

>>>>>Xem thêm: Hôn mê tiểu đường là tình trạng như thế nào? Nguyên nhân và triệu chứng

Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ giúp thu nhỏ bướu cổ một cách hiệu quả

Phẫu thuật

Phẫu thuật được xem là lựa chọn điều trị sau cùng, khi bướu cổ đã phát triển quá lớn và hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Lúc này, bướu cổ đã có dấu hiệu chèn ép lên các cơ quan và dây thần kinh xung quanh với biểu hiện rõ ràng nhất là bướu cổ gây khó thở, khó nuốt,…

Tùy thuộc vào tình trạng của bướu cổ mà bác sĩ có thể chỉ định cho bạn cắt toàn bộ hay một phần của tuyến giáp. Đồng thời sau phẫu thuật, bệnh nhân cần sử dụng thêm các loại thuốc để thay thế hormon tuyến giáp.

Người bị bướu giáp cần chú ý chăm sóc bản thân như thế nào?

Bên cạnh việc tuân thủ các chỉ dẫn điều trị từ bác sĩ kể trên, người bệnh bướu cổ cũng cần lưu ý chăm sóc bản thân để tăng hiệu quả điều trị bệnh và hạn chế nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm của bướu cổ. Sau đây là một số lời khuyên dành cho những ai đang bị bướu cổ:

  • Trường hợp bướu do thiếu iod, bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu iod như hải sản, sữa chua, rau xanh đậm,… trong khẩu phần ăn uống hằng ngày.
  • Luôn lạc quan và giữ cho tinh thần thoải mái. Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe luôn ở mức tốt nhất. Tránh căng thẳng, mệt mỏi quá độ.
  • Không đắp, chườm bất cứ loại thuốc hay dược liệu nào lên bướu cổ mà chưa tham khảo ý kiến từ bác sĩ, dược sĩ.

Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết về bướu cổ: Bướu cổ có mấy loại? Điều trị các loại bướu cổ này ra sao? Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích để bạn có thể chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình một cách tốt nhất nhé!

Vi Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *