Đồi mồi là một tình trạng da liễu thường gặp, có thể gây cảm giác tự ti trong giao tiếp. “Đồi mồi có lan không?” có lẽ là thắc mắc chung của những người đang gặp phải tình trạng này. Hãy cùng Kenshin giải đáp câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Các đốm đồi mồi có lan không?
Đồi mồi là một vấn đề da liễu rất dễ bắt gặp ở phụ nữ hiện nay. Tuy không gây đau đớn hay khó chịu, cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng xu hướng gia tăng kích thước, màu sắc đậm hơn theo thời gian thì các đốm đồi mồi vô hại này lại trở thành nỗi ám ảnh cho chị em.
Hiện tượng này thường xuất hiện ở đối tượng trên 40 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay đồi mồi có xu hướng trẻ hóa, nhiều trường hợp bước sang tuổi 25 đã xuất hiện các đốm đồi mồi với màu sắc từ đậm đến nhạt tùy cơ địa. Vậy thực chất đồi mồi là gì? Đồi mồi có lan không? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu vấn đề này nhé!
Contents
Đồi mồi là gì?
Đồi mồi là những đốm phẳng có màu nâu, màu xám hoặc đen, kích thước thường không đồng đều, thường vào khoảng 0,5 đến 2,5cm. Đồi mồi có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào của cơ thể, nhưng thường thấy nhất là ở những vùng da thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng của mặt trời như da vùng mặt, vai, ngực, mặt ngoài cánh tay, mu bàn tay.
Đồi mồi là một biểu hiện của sự lão hóa da. Theo thời gian, các vết đồi mồi có xu hướng tăng về kích thước và sẫm màu hơn. Theo các số liệu thống kê, hiện tượng xuất hiện đồi mồi có thể gặp ở cả hai giới nam và nữ giới tuy nhiên tỉ lệ mắc phải của nữ cao hơn, chiếm tới 65%.
Đồi mồi rất dễ bắt gặp ở người độ tuổi 40 trở lên vì ở độ tuổi này, da đã trở nên mỏng hơn, kém độ đàn hồi và thường dễ bị tổn thương do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong một khoảng thời gian kéo dài.
Tuy nhiên, ngày nay, đồi mồi cũng bắt đầu xuất hiện ở những người trẻ tuổi, đặc biệt là những đối tượng thường xuyên phải làm việc dưới ánh nắng mà không có bất kỳ biện pháp chống nắng nào để bảo vệ.
Đồi mồi là một vấn đề về da thường gặp ở phụ nữ
Nguyên nhân gây đồi mồi
Theo các chuyên gia, bản chất gây nên đồi mồi là kết quả của quá trình sản xuất dư thừa các sắc tố melanin – sắc tố vốn đã có sẵn trong cơ thể của con người. Melanin là một sắc tố da được chịu trách nhiệm sản xuất bởi các tế bào melanocyte nằm ở bên dưới lớp biểu bì da, có tác dụng trong việc bảo vệ làn da trước những tác hại do các tia UV có trong ánh nắng gây nên.
Tuy nhiên, khi melanin có sự tập trung với mật độ đủ lớn sẽ dẫn đến sự xuất hiện các tình trạng như đồi mồi, sạm da, nám da… Có rất nhiều căn nguyên gây nên tình trạng tăng melanin, các căn nguyên này có thế được phân chia thành 2 nhóm:
Đồi mồi do tác động của các yếu tố bên ngoài
Phổ biến nhất chính là tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Tia UV là tác nhân gây nên hiện tượng peroxy hóa lipid của màng tế bào, từ đó sản sinh ra các gốc tự do, kích thích các tế bào melanocyte sản xuất dư thừa melanin.
Khi bước sang độ tuổi trung niên, hàng rào bảo vệ da suy giảm, khả năng tự đào thải của da ngày càng yếu dần, dẫn đến một số sắc tố melanin có thể tích tụ ở lại trên bề mặt của da gây nên tình trạng đồi mồi.
Một số nguyên nhân bên ngoài khác như: Việc sử dụng một số thuốc gây tăng nhạy cảm với ánh nắng mà không có bất kỳ biện pháp bảo vệ đúng cách nào khi tiếp xúc với ánh nắng (các thuốc kháng sinh như Tetracyclin, Sulfamid, Doxycyclin…); sử dụng các hóa mỹ phẩm có các thành phần làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng (AHA, BHA…).
Ánh nắng là tác nhân gây nên đồi mồi trên da
Các yếu tố bên trong gây đồi mồi
Các yếu tố về mặt di truyền, sự rối loạn nội tiết trong thời kỳ mang thai, uống thuốc tránh thai hoặc thuốc nội tiết kéo dài, một chế độ dinh dưỡng không có sự cân bằng và đầy đủ… cũng là một trong những căn nguyên góp phần làm thúc đẩy quá trình tăng sản xuất melanin.
Đồi mồi có lan không?
Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần hiểu rõ bản chất của quá trình dẫn đến sự xuất hiện của đồi mồi. Đó là hệ quả của việc tăng sinh quá mức hắc sắc tố melanin, dẫn đến sự tích tụ melanin ở một mức độ lớn gây nên các đốm gọi là đồi mồi.
Vậy liệu các đốm đồi mồi có lan hay không? Câu trả lời là không. Tuy nhiên theo thời gian, đồi mồi sau khi xuất hiện có thể gia tăng về mặt kích thước và màu sắc sẽ sẫm hơn nếu không có các biện pháp điều trị và dự phòng phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Nấm nút là gì? Một số công dụng của nấm nút đối với sức khỏe
“Đồi mồi có lan không?” là nỗi lo lắng của rất nhiều chị emCác biện pháp phòng ngừa đồi mồi
Khi xuất hiện đồi mồi, để điều trị dứt điểm cần có sự kiên nhẫn tuân thủ thực hiện các phương pháp trị liệu trong một khoảng thời gian dài và có thể sẽ rất tốn kém. Do đó, phòng ngừa từ sớm là điều vô cùng cần thiết để hạn chế xuất hiện tình trạng đồi mồi. Một số biện pháp giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của đồi mồi bạn có thể tham khảo như:
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng là điều quan trọng nhất. Tránh nắng để giảm bị đồi mồi bằng cách hạn chế các hoạt động ngoài trời trong khoảng thời gian tia UV có cường độ hoạt động mạnh (khoảng 10 giờ sáng cho đến 15 giờ chiều).
- Sử dụng kem chống nắng có phổ rộng (SPF ít nhất là 30), bôi trước khi ra ngoài 20 – 30 phút. Đừng quên bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 – 3 giờ hoặc tần suất thường xuyên hơn nếu bạn hoạt động đổ mồ hôi nhiều hoặc khi đi bơi.
- Thường xuyên sử dụng các mũ rộng vành, đeo kính râm, khẩu trang, mặc quần áo chống nắng khi phải đi ra ngoài.
- Áp dụng một chế độ ăn cân đối và đầy đủ, tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các thực phẩm giàu dưỡng chất vitamin A, vitamin E, vitamin C, omega-3, selen. Ngoài ra, nên uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, tăng cường vận động, sống vui khỏe để góp phần làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Viên sữa ong chúa của Úc có tác dụng gì?
Sử dụng kem chống nắng thường xuyên là điều cần thiếtTrên đây là lời giải đáp của Kenshin cho câu hỏi “Đồi mồi có lan không?”. Hi vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp được hội chị em không còn quá nhiều lo ngại về vấn đề này. Tuy nhiên, các bạn không được quá chủ quan, nếu không chăm sóc và bảo vệ da đúng cách có thể sẽ góp phần thúc đẩy tình trạng xuất hiện đồi mồi nhanh hơn và nguy hiểm hơn. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể