Lấy cao răng bằng máy siêu âm là phương pháp hiện đại cho hiệu quả cao, loại bỏ sạch mảng bám cao răng kể cả vùng dưới nướu. Việc hiểu về những gì không nên làm sau khi lấy cao răng sẽ giúp bạn có được thông tin chăm sóc răng miệng đúng cách.
Bạn đang đọc: Cách bảo vệ răng sau khi lấy cao răng
Sau khi lấy cao răng, men răng của bạn ít nhiều bị ảnh hưởng và khá nhạy cảm. Vì vậy, bạn cần có một chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng hợp lý để giúp răng miệng luôn khỏe mạnh.
Vậy cách bảo vệ răng sau khi lấy cao răng là gì? Cùng Kenshin tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Lấy cao răng là gì?
Cao răng là những mảng bám răng, là cặn thức ăn thừa đã bị vôi hóa bởi vi khuẩn, các muối canxi cacbonat và canxi photphat trong nước bọt. Mảng bám và mảnh vụn thức ăn thường đọng lại một lớp dày trên thân răng và nướu, có màu trắng sữa hoặc nâu vàng, vừa khó coi vừa gây hại cho răng rất nhiều.
Lấy cao răng là phương pháp sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên nghiệp để phá vỡ và loại bỏ các mảng bám, cặn bẩn do vi khuẩn vôi hóa. Quá trình loại bỏ cao răng diễn ra nhanh chóng và là kỹ thuật phổ biến hiện nay.
Cao răng là những mảng bám răng, là cặn thức ăn thừa đã bị vôi hóa bởi vi khuẩn
Vì sao nên lấy cao răng?
Cao răng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng, cụ thể:
- Khi cao răng bám trên bề mặt răng sẽ gây mất thẩm mỹ, hôi miệng và ảnh hưởng đến việc vệ sinh răng miệng.
- Bề mặt cao răng là nơi sinh sản lý tưởng của vi khuẩn. Vi khuẩn lên men đường trong thức ăn, tạo ra axit làm hỏng men răng. Men răng bị hư hại có thể dẫn đến tình trạng răng ê buốt, ê buốt và sâu răng.
- Vi khuẩn trong cao răng là nguyên nhân gây chảy máu nướu thường xuyên, viêm nướu, tụt nướu, viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng ngược dòng và các bệnh lý răng miệng khác. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tình trạng lung lay răng, mất răng, mất thẩm mỹ.
- Là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về răng miệng như: viêm niêm mạc miệng, viêm họng hạt, viêm amidan, viêm loét miệng,…
- Vì vậy, cao răng cần được loại bỏ thường xuyên để duy trì sức khỏe răng miệng.
Lấy cao răng thường xuyên có tốt không?
Lấy cao răng có thể giúp làm sạch răng miệng và ngăn ngừa sự hình thành cao răng và các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Nhưng không nên lấy cao răng quá thường xuyên. Vì lấy cao răng thường xuyên hoặc không đúng cách có thể dẫn đến chảy máu nướu và nhiều tổn thương khác.
Vì vậy, để giúp răng luôn khỏe mạnh, bạn chỉ nên lấy cao răng thường xuyên hoặc theo chỉ định của bác sĩ nha khoa. Với việc vệ sinh răng miệng tốt và mức độ cao răng thấp, nên lấy cao răng khoảng 6 tháng một lần.
Những người hút thuốc lá, uống cà phê, uống rượu bia nhiều, vệ sinh răng miệng kém, men răng thô ráp nên lấy vôi răng 3 – 4 tháng/ lần.
Cách bảo vệ răng sau khi lấy cao răng
Đánh răng hai lần một ngày
Theo khuyến nghị của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, hãy đánh răng ngày 2 lần, mỗi lần 2 phút. Điều này giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa bám trên bề mặt răng, tạo điều kiện cho cao răng mới hình thành chậm hơn.
Tuy nhiên, bạn không nên đánh răng quá nhiều lần trong ngày, vì làm như vậy không chỉ có thể làm hỏng men răng mà còn gây hại cho nướu. Men răng dễ bị tổn thương hơn, đặc biệt là sau khi lấy sạch cao răng.
Sử dụng bàn chải lông mềm
Cao răng vừa được làm sạch rất nhạy cảm, vì vậy bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm với lực vừa phải sẽ không làm tổn thương răng.
Sử dụng tăm nước
Ngoài việc làm sạch bề mặt răng bằng bàn chải, thì sau khi lấy cao răng bạn cũng cần chú ý làm sạch kẽ răng. Tuy nhiên thay vì việc sử dụng tăm xỉa răng hay chỉ nha khoa, thì bạn nên sử dụng tăm nước. Các loại tăm nước và chỉ nha khoa thông thương sẽ dễ làm phần nướu kẽ răng chảy máu và gây tổn thương răng.
Sử dụng nước súc miệng
Nước súc miệng chuyên dụng không chỉ làm sạch toàn bộ khoang miệng mà còn giúp tinh thần thoải mái, mang lại hơi thở thơm tho và giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.
Tìm hiểu thêm: Hàng triệu người có nguy cơ bị chẩn đoán sai với chứng suy giảm trí não
sử dụng nước súc miệng để bảo vệ răng sau khi lấy cao răng
Nên kiêng gì sau khi lấy cao răng?
Không tẩy trắng răng
Đừng bao giờ tẩy trắng răng sau khi lấy cao răng, vì lúc này men răng chưa ổn định và rất dễ vỡ nên việc tẩy trắng răng có thể khiến răng bị ê buốt, kích ứng răng và nướu.
Không hút thuốc
Hút thuốc sau khi lấy cao răng có thể làm cho răng của bạn bị sậm màu và ố vàng. Vì lúc này men răng bị bào mòn nên rất có thể bị ố vàng.
Tránh để son môi dính vào răng
Các chuyên gia khuyến cáo không nên để chất tạo màu dính vào răng. Đặc biệt phụ nữ nên tránh thoa son có màu lên răng trong 7 ngày đầu sau khi lấy cao răng.
>>>>>Xem thêm: Mách nhỏ mẹo chữa viêm tai giữa cho trẻ vừa an toàn lại hiệu quả
Không nên hút thuốc sau khi lấy cao răng
Làm sạch cao răng thường xuyên là điều quan trọng để có một hàm răng khỏe mạnh và nụ cười rạng rỡ. Hy vọng những chia sẻ về “cách bảo vệ răng sau khi lấy cao răng” của Kenshin sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích.
Nguyễn Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể