Ngộ độc Rotundin thường gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm khác. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần hiểu rõ về bản chất cũng như những nguy hiểm nếu dùng Rotundin sai cách.
Bạn đang đọc: Cách chẩn đoán và điều trị khi bị ngộ độc Rotundin
Vậy ngộ độc Rotundin thường xảy ra khi nào và cách khắc phục ra sao? Theo dõi nội dung ở bài viết sau để được giải đáp cụ thể nhé.
Contents
Những điều cần biết về Rotundin
Rotundin là một loại thuốc được chiết xuất từ củ bình vôi có thành phần chính đó là L tetrahydropalmatin. Thuốc Rotundin có tác dụng chính là giúp gây ngủ, giảm đau và an thần. Mặc dù có độ an toàn khá cao nhưng nếu sử dụng thuốc quá liều thì vẫn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thuốc Rotundin
Liều gây ngủ của Rotundin đó là từ 30 đến 90mg, liều giảm đau là từ 60 đến 120mg và liều tối đa có thể dùng đến là 480mg/ngày. Theo một số nghiên cứu cho thấy, nếu bệnh nhân uống quá 300mg/24 giờ thì sẽ gây ra sự biến đổi về điện tim.
Cơ chế tác dụng của thuốc: Uc chế receptor dopamin ở não và hệ thống lưới ở não bộ.
Cách sử dụng Rotundin
Rotundin là loại thuốc được sử dụng ở dạng viên nén với hàm lượng là 30mg và 60mg. Bệnh nhân có thể uống thuốc khi đói hoặc no bụng hay trước khi đi ngủ. Bệnh nhân dùng thuốc 3 lần mỗi ngày và uống cùng với nước lọc, đồng thời cần tránh sử dụng chung với cà phê, trà và những chất kích thích khác. Tùy thuộc vào từng đối tượng mà liều lượng thuốc được chia ra như sau:
- Đối với người trưởng thành dùng thuốc để an thần, dễ ngủ: Dùng 1 viên thuốc với liều lượng là 30mg/ngày. Nếu dùng thuốc cho người lớn để giảm đau hoặc làm thuyên giảm triệu chứng tăng huyết áp thì nên dùng gấp đôi.
- Đối với trẻ em: Với trẻ từ 13 tháng thì nên sử dụng 2mg/kg/ngày và chia làm 2 đến 3 liều sử dụng để dễ ngủ hơn.
Chẩn đoán ngộ độc Rotundin
Thực hiện chẩn đoán xác định
Các triệu chứng lâm sàng
- Về thần kinh: Suy giảm ý thức, ức chế thần kinh trung ương, trong trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ rất có thể bị dẫn đến hôn mê.
- Về hệ hô hấp: Viêm phổi do sặc, ức chế hệ hô hấp.
- Về tim mạch: Đa số bệnh nhân đều có sự rối loạn trên điện tim, thường gặp phổ biến khi ST bị chênh lên, QTc kéo dài, nhịp tim chậm, huyết áp tụt.
- Về hệ tiêu hóa: Xuất hiện triệu chứng buồn nôn và nôn, thường gặp chủ yếu là bệnh nhân đang thực hiện việc điều trị kéo dài.
Tìm hiểu thêm: Khi nào được chỉ định truyền tiểu cầu trong sốt xuất huyết?
Ngộ độc Rotundin gây buồn nônThực hiện xét nghiệm
Xét nghiệm độc chất bằng cách tìm Rotundin ở trong nước tiểu, dịch dạ dày. Định lượng Rotundin ở trong máu bằng sắc ký lỏng của khối phổ.
Về điện tim: Bệnh nhân thường được ghi điện tim khi vào viện và ra viện, điện tim có sự bất thường, bệnh nhân cần phải theo dõi điện tim sau mỗi 6 đến 12 giờ bằng Monitor.
Thực hiện chẩn đoán phân biệt
Đối với những loại thuốc ngủ và thuốc an thần khác: Cần phải xét nghiệm độc chất. Chẩn đoán phân biệt bằng cách phân biệt với những nguyên nhân khác gây hôn mê.
Điều trị ngộ độc Rotundin
Để điều trị ngộ độc Rotundin bạn cần phải tuân thủ theo những bước cấp cứu ổn định bệnh nhân nếu tình trạng bệnh lý ở mức độ nặng.
- Người bệnh cần được gây nôn nếu như được cấp cứu sớm và đang tỉnh.
- Nếu xuất hiện tình trạng rối loạn ý thức thì cần phải rửa dạ dày sau khi đặt nội khí quản có bóng chèn với liều lượng nước rửa tối đa là từ 3 đến 5 lít.
- Uống than hoạt 1g/kg, uống 1 lần kèm theo thuốc tẩy. Sử dụng thuốc tẩy sorbitol với liều lượng là từ 1 đến 2g/kg.
Hồi sức:
- Bệnh nhân cần được bảo đảm hô hấp: Người bệnh nằm ở tư thế nghiêng an toàn, tránh tình trạng bị rụt lưỡi. Nếu cần thiết, bệnh nhân có thể được thở oxy và hút đờm dãi.
- Nếu bệnh nhân bị suy hô hấp, hôn mê: Cần phải tiến hành đặt nội khí quản, thở máy CMV.
- Truyền dịch: Tăng cường khả năng thải trừ chất độc, sử dụng glucose 5%, natri clorua 0,9%.
Chống loét, vệ sinh cơ thể:
Cần theo dõi điện tim, bệnh nhân ra viện khi QTc giảm và trở về mức bình thường.
Tiên lượng và biến chứng
Nếu bệnh nhân bị ngộ độc Rotundin ở mức độ nhẹ thì sẽ tiên lượng tốt.
Nếu bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim mạch, bệnh mạch vành thì rất có nguy cơ bị biến chứng viêm phổi do suy hô hấp, sặc.
>>>>>Xem thêm: Ngộ độc panadol cần điều trị như thế nào để tránh suy gan?
Điều trị ngộ độc RotundinMột số lưu ý khi sử dụng Rotundin
Nếu sử dụng thuốc Rotundin, bạn nên lưu ý đến các vấn đề sau:
- Cần thông báo tiền sử dị ứng với Rotundin hoặc bất cứ dị ứng nào khác. Rotundin có thể gây ra những phản ứng dị ứng và các vấn đề nghiêm trọng khác.
- Thông báo về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng, trong đó bao gồm thuốc không kê toa, thuốc kê toa, thực phẩm chức năng và thảo dược.
- Chống chỉ định dùng thuốc đối với trẻ dưới 1 tuổi.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến Rotundin và các triệu chứng, cách chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị khi bị ngộ độc Rotundin. Hy vọng với những nguồn thông tin quan trọng này, bạn sẽ biết cách sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể