Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian đơn giản, dễ làm

Sử dụng các bài thuốc thảo mộc để điều trị tại nhà là một biện pháp được nhiều người bệnh trĩ tin dùng vì sự an toàn, tiết kiệm.

Bạn đang đọc: Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian đơn giản, dễ làm

Ngoài việc sử dụng thuốc tây y, đối với những trường hợp bệnh trĩ nhẹ, người bệnh có thể sử dụng một số cách trị bệnh trĩ dân gian bằng các loại thảo mộc. Phương pháp này nếu được áp dụng đúng cách thì sẽ giúp người bệnh giảm đau, ngứa ngáy, khó chịu, thu nhỏ búi trĩ và giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm khu vực hậu môn.

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian có hiệu quả? Có những cách chữa trị trĩ bằng phương pháp dân gian nào? Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian có hiệu quả? Có những cách chữa trị trĩ bằng phương pháp dân gian nào?

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian tại nhà có hiệu quả không?

Trĩ là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay nhất là ở những người làm việc văn phòng, ít vận động hay phụ nữ có thai, người già. Bệnh thường xuất hiện khi tĩnh mạch ở vùng trực tràng hoặc hậu môn bị ứ đọng máu, căng giãn quá mức, từ đó gây tình trạng viêm sưng và đau nhức. Tình trạng này nếu xảy ra thường xuyên và kéo dài sẽ làm lưu lượng máu dồn về tĩnh mạch tăng lên nhanh và hình thành nên búi trĩ.

Ngoài việc sử dụng các các phương pháp tây y, thuốc điều trị bệnh trĩ nội để điều trị, hiện nay nhiều người bệnh lựa chọn chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian tại nhà bởi sự đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, các mẹo dân gian này chỉ mang lại hiệu quả tối ưu khi điều trị cho những trường hợp bệnh trĩ nhẹ như ở cấp độ 1 và 2. Còn khi bệnh đã chuyển biến qua giai đoạn nặng hơn, các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn thì người bệnh cần đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng chứ không thể thay thế hoàn toàn thuốc hay các phương pháp đặc trị khác.

Tổng hợp những cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

Điều trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Rau diếp cá là thực phẩm có tính hàn, vị cay nhẹ và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, sát trùng,… Trong loại rau này có chứa một hàm lượng lớn các hoạt chất có tác dụng làm mềm mao mạch và ngăn chặn bệnh táo bón như quercetin, isoquercetin. Bên cạnh đó, hoạt chất decanonyl acetaldehyde có trong rau diếp cá còn giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, sát trùng và thu nhỏ các búi trĩ rất hiệu quả.

Bạn có thể ăn sống rau diếp cá, giã nhuyễn để đắp lên hậu môn hay xông hậu môn với lá diếp cá đun sôi để điều trị bệnh trĩ tại nhà.

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng cây lược vàng

Tìm hiểu thêm: Cách uống tảo Nhật đúng chuẩn mang lại hiệu quả cao

Cây lược vàng được sử dụng để chữa lành vết thương do bệnh trĩ gây ra Cây lược vàng được sử dụng để chữa lành vết thương do bệnh trĩ gây ra

Cây lược vàng có tính mát, có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc và cầm máu rất tốt. Do đó, loài cây này thường được nhiều người sử dụng để chữa lành vết thương do bệnh trĩ gây ra.

Hoạt chất quercetin có trong cây lược vàng giúp làm bền thành mạch, kháng khuẩn, tiêu viêm và ngăn nguy cơ nhiễm trùng. Bạn chỉ cần rửa sạch lá cây lược vàng tồi giã nát đắp lên vùng hậu môn và để qua đêm, qua một thời gian triệu chứng của bệnh sẽ cải thiện rõ rệt.

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Từ xưa đến nay, lá trầu không đã được ông bà ta sử dụng để điều trị bệnh trĩ nhờ tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, sát khuẩn, kháng nấm. Ngoài ra, lá còn giúp cầm máu và làm thu nhỏ búi trĩ rất tốt. Trong lá trầu không có chứa hoạt chất betel phenol hỗ trợ làm mềm thành mạch và các búi trĩ sẽ được đẩy lại vào trong nếu sử dụng thường xuyên. Người bệnh có thể đun sôi lá trầu không với nước muối để xông hơi mỗi ngày.

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian từ cây lá bỏng

Nhắc đến những cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian, cây lá bỏng là một trong những ứng cử viên hàng đầu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết đến vị thuốc dân gian này. Theo Đông y, loại cây này có vị nhạt, tính mát, đặc biệt rất lành tính và không độc hại. Tác dụng chính của cây lá bỏng là tiêu độc, giảm viêm, sưng và hoạt huyết nên thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm dạ dày tá tràng, lở loét trên da và bệnh trĩ. Người bệnh có thể nhai trực tiếp hoặc sắc nước uống mỗi ngày để điều trị bệnh trĩ.

Sử dụng cây thiên lý để chữa bệnh trĩ tại nhà

Thiên lý là một loại cây thân leo rất quen thuộc trong cuộc sống. Lá và hoa của loại cây này thường được chế biến thành các món ăn ngon. Ngoài ra, với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, kháng viêm và làm lành vết thương rất hiệu quả, cây bông thiên lý còn được sử dụng như một bài thuốc để điều trị bệnh trĩ và làm sạch dạ con. Tương tự như lá trầu không, bạn có thể sử dụng lá cây thiên lý để đun sôi và xông hơi vùng hậu môn mỗi ngày.

Cây thiên lý còn được sử dụng như một bài thuốc để điều trị bệnh trĩ và làm sạch dạ con

>>>>>Xem thêm: Xạ hình tuyến giáp là gì? Cần lưu ý gì khi xạ hình tuyến giáp?

Cây thiên lý còn được sử dụng như một bài thuốc để điều trị bệnh trĩ và làm sạch dạ con

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian từ quả sung

Quả sung có tác dụng làm sạch ruột, giải độc, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giúp cải thiện tình trạng táo bón rất tốt. Bên cạnh đó, quả sung còn giúp búi trĩ co lại, cải thiện tình trạng sa búi trĩ, sa trực tràng. Để thực hiện chữa trị tại nhà từ quả sung, bạn có thể đun sôi với nước và các nguyên liệu khác như lá lốt, lá cúc tần, củ nghệ để xông hơi vùng hậu môn mỗi ngày.

Trên đây, Kenshin đã giới thiệu đến bạn những cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian vừa đơn giản, tiết kiệm lại hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả của những cách điều trị này thường chỉ phù hợp dùng đối với những bệnh nhân trong giai đoạn bệnh trĩ nhẹ vì dược tính của dược liệu trên khá ít, khó có thể điều trị dứt điểm căn nguyên gây bệnh bên trong.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *