Cây cỏ xước có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chữa bệnh trĩ. Hãy cùng tìm hiểu cách dùng cây cỏ xước chữa bệnh trĩ an toàn trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Cách dùng cây cỏ xước chữa bệnh trĩ an toàn và hiệu quả
Cây cỏ xước là loại cỏ mọc hoang nhưng lại là một vị thuốc quý có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Loại thảo dược này được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để chữa bệnh trĩ, đau xương khớp, thoái hóa khớp, bệnh gout, tiểu đường, sỏi thận và giúp ổn định huyết áp. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách dùng cây cỏ xước chữa bệnh trĩ hiệu quả, tìm hiểu ngay nhé!
Contents
Tìm hiểu tổng quan về cây cỏ xước
Cỏ xước là một loại thực vật thân thảo, dễ sinh trưởng và phát triển. Loại cây này có mặt ở khắp mọi nơi từ đường làng đến đồng ruộng, vườn nhà nông dân. Trong nông nghiệp, đây chỉ là một loại cỏ dại nhưng trong Đông y, nó lại là một vị thuốc quý có thể chữa nhiều bệnh thường gặp.
Theo ghi chép của các nhà thực vật học, cây cỏ xước lần đầu tiên được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Việt Nam… Ở nước ta, cây này tập trung nhiều ở vùng có khí hậu ôn hòa, mát mẻ như Lào Cai, Sơn La, Lai Châu,…
Cỏ xước là một loại thực vật thân thảo, dễ sinh trưởng và phát triển
Cỏ xước, hay ngưu tất là tên thường, ngoài ra, trong Y học cổ truyền. Được gọi là cây bách bội, hoài ngưu tất hay cỏ ngưu tịch. Tên tiếng Anh là Achyranthes aspera L, thuộc họ rau dền (Amaranthaceae). Hình ảnh của cây cỏ xước luôn gắn liền với nhóm thực vật thân thảo, sống lâu năm, sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường tự nhiên. Cao trung bình khoảng 1 – 1,5m, phân thành nhiều nhánh nhỏ.
Cây cỏ xước chữa bệnh trĩ có lá đơn giản, hình trứng, thường sẽ mọc so le đối nhau, phiến lá dày, cuống nhỏ. Hoa của cây cỏ xướng thường mọc ra từ các kẽ lá thành từng cụm nhỏ. Quả có hình thuôn hoặc bầu dục, mỗi quả đều có chứa 1 hạt đen nhỏ bên trong. Rễ cỏ xước có màu vàng hoặc nâu nhạt có nhiều nốt sần của các rễ con, phần thân rễ phình to giống như rễ cây đinh lăng và rất giàu dược tính.
Thành phần của cây xước có những gì ?
Theo báo cáo nghiên cứu của viện khoa học quốc gia, rễ cỏ xước chứa rất nhiều saponin. Bên cạnh đó, còn có muối kali, inokosteron, ecdysterone.
Trong đó, saponin có tác dụng chính là giúp đào thải các cholesterol xấu, chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, đồng thời cũng tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ các độc tố trong gan, thận. Tuy là cỏ dại nhưng công dụng của nó khiến người ta ngỡ ngàng.
Tìm hiểu thêm: Panna Cotta bao nhiêu calo? Cách ăn bánh Panna Cotta không lo bị béo
Tuy là cỏ dại nhưng công dụng của nó khiến người ta ngỡ ngàng
Phân loại cây cỏ xước
Vậy cây cỏ xước có những loại nào? Dựa theo đặc điểm sinh học tự nhiên, các nhà khoa học đã phân chia dược liệu này thành 4 loại chính: Cỏ xước lông trắng, cỏ xước Ấn Độ, cỏ xước nguyên chùng, cỏ xước xám đỏ.
Trong đó, cỏ xước lông trắng có chứa nhiều dược tính nhất, Đông Y cũng thường sử dụng loại thuốc này trong các bài thuốc chữa bệnh. Y học dân gian Ấn Độ, Úc và Kenya sử dụng nhiều nhất.
Cây cỏ xước có tác dụng gì ?
Từ ngàn xưa, ông bà ta đã dùng cây cỏ xước nấu nước uống để giải nhiệt, đào thải độc tố, lọc thận, giúp lợi tiểu. Ngoài ra, uống trà cỏ xước còn có công dụng bồi bổ và tăng cường hệ miễn dịch. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của cây cỏ xước:
- Theo y học cổ truyền: Trong Đông y, loại thảo mộc này khá lành tính, có vị đắng nhẹ. Cây cỏ xước chữa bệnh trĩ, thông tiểu, giải nhiệt, tiêu viêm, giảm đau, chữa bệnh viêm khớp hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng hỗ trợ điều trị cao huyết áp, bệnh gout, viêm gan, thận.
- Theo y học hiện đại: Dựa trên các tác dụng dược lý của cây cỏ xước, các nhà nghiên cứu đã chiết rễ cây cỏ xước vào một số loại thuốc Tây y với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh về gan và thận. Đồng thời, giúp cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể. Dược chất saponin trong rễ có khả năng kích thích sự co bóp cơ trơn của tử cung giúp điều hòa kinh nguyệt.
Hướng dẫn cách dùng cây cỏ xước chữa bệnh trĩ hiệu quả
Theo y học, nước sắc của cây cỏ xước có vị chua, đắng, hơi chát và hơi khó uống, tính bình, không độc. Axit oleanolic có chứa trong rễ cây sẽ giúp kháng viêm, lợi tiểu, hạ đường huyết, chống oxy hóa và thanh nhiệt. Ngoài ra, cây cỏ xước chữa bệnh bổ gan, bổ thận, làm giảm mỡ máu và chống xơ vữa động mạch.
>>>>>Xem thêm: Thắc mắc: Mắt lồi có nên đeo lens?
Hướng dẫn cách dùng cây cỏ xước chữa bệnh trĩ hiệu quả
Cách dùng cây cỏ xước chữa bệnh trĩ khá đơn giản:
- Dùng khoảng 30gr mỗi loại cỏ xước, cỏ gấu (hương phụ) và mần trầu.
- Cây cỏ gấu cần phải được sơ chế kỹ để đảm bảo dược tính. Chia phần cỏ gấu thành 4 phần, trong đó 1 phần ngâm với nước gừng 5%, 1 phần ngâm với nước muối 5%, 1 phần ngâm với giấm và 1 phần ngâm rượu 35 – 40 độ trong khoảng 12 giờ.
- Thái nhỏ các nguyên liệu, sau đó đem đi sao cho vàng lên rồi đem tất cả thảo dược trên đi sắc với 3 bát nước.
- Đun đến khi còn 1 bát nước thì chắt ra uống khoảng 2 – 3 lần. Dùng trong khoảng 5 – 7 ngày sẽ thấy bệnh được cải thiện rõ rệt.
Để duy trì sức khỏe tốt nhất, người bị bệnh trĩ nên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau để bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể. Chất xơ có đặc tính hút nước, làm phân mềm và xốp hơn. Bên cạnh đó, chất xơ còn giúp kích thích thành ruột, làm tăng nhu động ruột và tăng co bóp để tống phân ra ngoài dễ dàng. Nên hạn chế uống cà phê và nước trà đặc vì có thể sẽ khiến bạn bị táo bón.
Trên đây là chia sẻ về cách dùng cây cỏ xước chữa bệnh trĩ hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể