Rửa mũi được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng để hỗ trợ làm sạch bụi bẩn, cặn bẩn hay dịch nước mũi đọng trong khoang mũi gây khó thở. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến cách pha nước muối rửa mũi sao cho hiệu quả và an toàn.
Bạn đang đọc: Cách pha nước muối rửa mũi ngay tại nhà đơn giản, nhanh chóng
Nước muối dùng để rửa mũi nếu không đạt chuẩn và có nồng độ mặn quá cao có thể sẽ khiến mũi bị tổn thương, đặc biệt là các niêm mạc nhạy cảm bên trong mũi.
Contents
Tại sao cần phải rửa mũi?
Mỗi ngày, chúng ta di chuyển hàng giờ đồng hồ ngoài trời, nơi có nhiều khói bụi, ô nhiễm ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp. Hơn thế nữa, khi mắc các bệnh về mũi như viêm mũi dị ứng, viêm xoang,… mà không vệ sinh mũi sạch sẽ rất có thể sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn vì đây là điều kiện tốt để vi khuẩn sinh sôi và nảy nở trong khoang mũi.
Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần rửa mũi
Việc rửa mũi là cần thiết để mũi thoáng sạch nhưng với những người bình thường, không có bệnh lý về hô hấp thì không nên rửa mũi thường xuyên vì khi này, lớp niêm mạc cùng lông mũi đã có nhiệm vụ làm sạch rồi, nếu bạn rửa mũi bằng nước muối quá thường xuyên có thể dẫn đến phụ thuộc và khiến các cơ quan bảo vệ mũi này bị tổn thương.
Những người hay ngạt mũi do các bệnh như viêm họng, ho, sổ mũi,… thì cũng nên thử phương pháp này để tống chất dịch ra ngoài, giúp đường thở thông thoáng, dễ thở hơn, giảm bớt mệt mỏi, đau đầu do thiếu oxy.
Hướng dẫn cách pha nước muối rửa mũi tại nhà
Có rất nhiều người quan tâm đến việc nếu không mua được hoặc không có nước muối sinh lý để rửa mũi thì có thể tự pha tại nhà hay không? Câu trả lời là có nhé, chỉ cần bạn thực hiện đúng và đầy đủ các bước dưới đây cùng với đảm bảo vệ sinh dụng cụ thực hiện.
Nồng độ muối đúng trong nước rửa mũi theo khuyến cáo của bác sĩ là 0.9%, tức là cứ mỗi 0.9g muối tinh sẽ được pha với 1 lít nước để cho ra tỷ lệ chuẩn như nước muối sinh lý. Nồng độ này được cho là diệt khuẩn và phù hợp cho mắt, mũi, họng, làm sạch hiệu quả mà không gây rát, đau.
Tuy nhiên bạn vẫn nên tìm mua nước muối sinh lý được sản xuất theo quy trình khép kín tại các nhà thuốc để đảm bảo chất lượng nhé. Trường hợp không thể mua được nước muối sinh lý thì mới nên tự pha nước muối rửa mũi theo các bước sau:
- Bước 1: Vệ sinh, rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn cùng với các dụng cụ thực hiện đã được khử trùng, muối tinh và nước tinh khiết (có thể dùng nước cất mua tại nhà thuốc).
- Bước 2: Sử dụng cốc đựng nước lớn để tiến hành hòa tan 9g muối cùng với 2 lít nước sạch. Nên đảm bảo tỷ lệ này đã được cân đong đo đếm kỹ càng, tránh sai sót, nếu không sẽ không đảm bảo ra được tỷ lệ giống với nước muối sinh lý.
- Bước 3: Dùng đũa hoặc thìa đã khử trùng để khuấy đều hỗn hợp nước với muối lên, khuấy đến khi thấy muối tan hoàn toàn thì thôi.
- Bước 4: Dùng một tấm vải màn hoặc khăn sạch, chưa dùng để lọc lại nước muối vừa pha, loại bỏ cặn, bụi bẩn, cát bị lẫn trong muối.
- Bước 5: Sử dụng cao lớn phù hợp, đã rửa sạch, khử trùng và phơi khô dưới ánh mặt trời rồi dồn hết phần nước muối vừa pha vào và bảo quản ở nhiệt độ thường.
Tìm hiểu thêm: Sau sinh có ăn được rau bò khai không?
Cần vệ sinh dụng cụ trước khi pha nước muối
Cách bảo quản nước muối tự pha lâu hơn
- Nên để chai nước muối ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, tránh nơi ẩm thấp như góc tối, trong nhà tắm,…
- Không nên để dung dịch nước muối tự pha trong tủ lạnh.
- Dung dịch nên sử dụng trong vòng 15 ngày sau khi pha để tránh nhiễm khuẩn, biến chất.
- Chọn loại bình có độ an toàn cao, chất liệu an toàn như thủy tinh, nhựa y tế,…
Việc rửa mũi bằng nước muối tự pha có cần thiết không?
Khi đã biết cách để tự tay pha nước muối đúng chuẩn tỷ lệ ngay tại nhà thì người dùng có thể sử dụng để rửa mũi để nhận được hàng loạt lợi ích như:
- Khoang mũi được vệ sinh sạch sẽ: Nước muối được đánh giá là cách rửa mũi khá an toàn khi được pha đúng chuẩn hướng dẫn và bảo quản nên có thể dùng để rửa mũi trong các trường hợp cần thiết khi người bệnh viêm xoang, viêm họng, sổ mũi,… Bên cạnh đó, nước muối cũng giúp cuốn trôi hết mọi bụi bẩn còn tồn đọng lại trong mũi, làm thông thoáng dịch mũi mà không khiến niêm mạc bị kích ứng, khó chịu.
- Hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan đến mũi: Tuy không phải là thuốc nhưng nước muối giúp làm sạch tốt, tránh cho vi khuẩn cư trú, sinh sôi nảy nở và khiến bệnh thêm nặng hơn, đặc biệt là các bệnh do vi khuẩn, vi rút như viêm họng, viêm mũi, viêm xoang,…
- Hạn chế các bệnh nhiễm trùng: Khi các chất bẩn được làm sạch hiệu quả và các vi khuẩn cũng bị tiêu diệt sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm một số bệnh do vi khuẩn gây ra, phòng tránh bệnh hiệu quả và an toàn, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ.
Một số lưu ý khi pha nước muối rửa mũi
Để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của nước muối sau khi pha cũng như không làm sức khỏe bị ảnh hưởng thì cần lưu ý một số điều quan trọng sau:
- Không nên lạm dụng rửa mũi bằng nước muối quá nhiều lần, chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết hoặc khi có khuyến cáo từ bác sĩ chuyên khoa.
- Thời điểm vệ sinh mũi cũng cần được chú ý, tốt nhất nên tránh lúc ăn no để tránh tối đa triệu chứng buồn nôn, khó chịu khi rửa mũi.
- Nên thực hiện cách rửa mũi bằng nước muối đúng và đầy đủ các bước, đặc biệt chú ý độ nghiêng của đầu để không làm nước trôi vào khí quản.
- Cần vệ sinh tay và đảm bảo dụng cụ vô trùng khi pha nước muối để tránh làm vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào hệ hô hấp và gây bệnh.
- Không nên pha nước muối rửa mũi bằng nước nóng và cần bảo quản nơi khô thoáng, tránh nơi ẩm thấp cũng như ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
>>>>>Xem thêm: Giải mã về hệ thống đường dẫn truyền trong tim
Rửa tay sạch trước khi làm và dùng nước muối rửa mũi
Rửa mũi bằng nước muối là cách làm sạch mũi được nhiều người tin dùng hiện nay. Tuy nhiên, bạn nên chọn mua nước muối sinh lý sẽ tốt hơn việc tự pha nước muối. Khi mua cũng cần chọn mua những nơi uy tín, hệ thống nhà thuốc tư nhân có uy tín cao như Kenshin để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng nhé.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể