Cách xử lý chứng chán ăn khi mang thai tháng thứ 5

Bà bầu mang thai tháng thứ 5 cần chú ý nhiều đến chế độ ăn vì đây là giai đoạn mà thai nhi bắt đầu tăng trưởng rất nhanh. Nếu mẹ bầu bị chứng chán ăn khi mang thai tháng thứ 5 cần tích cực điều trị, tránh ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Bạn đang đọc: Cách xử lý chứng chán ăn khi mang thai tháng thứ 5

Trong tháng thứ 5 của thai kỳ, mẹ bầu cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để kích thích vị giác giúp ăn ngon miệng vừa bồi bổ sức khỏe để giúp thai nhi khỏe mạnh và phát triển tốt. Hãy tham khảo chế độ ăn cân bằng, khoa học dành cho mẹ bầu chán ăn khi mang thai tháng thứ 5 trong bài viết sau đây.

Vì sao mẹ bầu chán ăn khi mang thai tháng thứ 5?

Cách xử lý chứng chán ăn khi mang thai tháng thứ 5 1 Nội tiết tố thay đổi gây chứng chán ăn khi mang thai tháng thứ 5

Trong tháng thứ 5 của thai kỳ, ngoại hình và nội tiết tố của mẹ bầu có sự thay đổi lớn, có thể cảm nhận thông qua các biểu hiện như:

  • Mẹ bầu chán ăn khi mang thai tháng thứ 5 gặp phải một số vấn đề về sức khỏe, khó chịu về tiêu hóa như trào ngược thực quản, ợ chua, đầy bụng, táo bón. Do tác động của nội tiết tố giới tính duy trì thai, làm giãn các dây chằng ở khung xương chậu, ngoài ra mẹ bầu cũng có thể bị chuột rút, đồng thời cũng làm giãn cơ thành ruột nên hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ gặp khó khăn hơn.
  • Mang thai ở tháng thứ 5, tử cung của mẹ bầu sẽ tăng thể tích vì thai nhi lớn lên và dịch chuyển trong bụng mẹ nên cần thêm không gian. Dĩ nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của mẹ, tạo nên sự khó chịu, ảnh hưởng việc ăn uống.
  • Khi mẹ bầu mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản không nên nằm thẳng mà nên nằm ở tư thế đầu cao, lưng cao để hạn chế sự trào ngược axit.

Chán ăn khi mang thai tháng thứ 5, nên ăn gì?

Bổ sung những dưỡng chất cần thiết

Phụ nữ chán ăn khi mang thai tháng thứ 5 cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sau để hỗ trợ cho sự tăng trưởng và phát triển rất nhanh của thai nhi:

  • Sắt là một trong những chất rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai tháng thứ 5. Mỗi ngày, mẹ bầu cần tiêu thụ khoảng 2mg sắt từ các thực phẩm giàu sắt.
  • Folic Acid cũng là một dưỡng chất quan trọng khác mà mẹ bầu cần bổ sung. Bạn cần uống khoảng 400mcg Folic Acid mỗi ngày cho đến giai đoạn thai nhi 12 tuần.
  • Kẽm: Cơ thể thiếu kẽm có thể xảy ra những tác động tiêu cực, do đó mẹ không thể bỏ qua các thực phẩm giàu kẽm trong chế độ ăn của bà bầu. Mẹ có thể bổ sung kẽm thông qua các loại thực phẩm như thịt đỏ, động vật có vỏ như trai, sò, nghêu, đậu, các loại hạt…
  • Canxi giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và răng mà còn tham gia vào sự hình thành hệ thần kinh. Mỗi ngày, nhu cầu Canxi của mẹ bầu là khoảng 1.000mg.
  • Chất béo rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi khi mẹ bầu mang thai tháng thứ 5. Bạn không nên bổ sung chất béo từ động vật thay vào đó là chất béo từ thực vật và các loại cá vì chất béo từ thực vật và cá tốt cho tim mạch hơn.

Tìm hiểu thêm: Quan hệ bằng miệng có thai không? Lưu ý khi quan hệ bằng miệng

Cách xử lý chứng chán ăn khi mang thai tháng thứ 5 2 Mẹ bầu nên bổ sung protein qua các sản phẩm từ đậu nành

Nên chọn thực phẩm nào cho bữa ăn

Trong thực đơn của bà bầu chán ăn khi mang thai tháng thứ 5 nhất định phải có những thực phẩm sau:

  • Trái cây và rau xanh. Mỗi ngày, bạn cần chia thành 5 khẩu phần rau xanh và trái cây để cung cấp đủ vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể. Ngoài ra, các loại đường tự nhiên có nhiều trong trái cây cung cấp đầy đủ năng lượng và tinh thần thoải mái hơn.
  • Đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành. Protein có trong đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành không chỉ quan trọng đối với sức khỏe của mẹ mà rất cần cho sự tăng trưởng của thai nhi. Dưỡng chất này có tác dụng tăng cường sức mạnh của cơ bắp, tốt cho da và các cơ quan khác.
  • Thực phẩm giàu tinh bột như cơm, phở, bún, mì, khoai lang, khoai tây, bắp và bánh mì không thể thiếu trong thực đơn mỗi ngày để cung cấp năng lượng cho bà bầu.
  • Uống đủ nước. Ngoài việc ăn uống đầy đủ, mẹ bầu cũng cần chú ý uống đủ nước mỗi ngày để giữ ẩm cho cơ thể và tránh táo bón khi mang thai, đây một vấn đề thường gặp ở nhiều phụ nữ mang thai.
  • Salad là món ăn rất tốt cho bà bầu vì bao gồm nhiều loại rau xanh như xà lách, rau mầm, rau càng cua, bắp cải, cà rốt, dưa chuột, cà chua. Rau xanh chứa rất nhiều chất xơ và khoáng chất và chất xơ, tốt cho sức khỏe của bạn và sự phát triển của bé.
  • Sữa là một trong những thực phẩm rất quan trọng trong chế độ ăn của bà bầu vì chứa nhiều Canxi, hỗ trợ cho sự phát triển của xương, răng và cơ bắp. Trường hợp mẹ bầu cảm thấy không thoải mái khi uống sữa trong thời gian mang thai, hãy chọn các thực phẩm làm từ sữa để thay thế.
  • Thịt gà là thực phẩm rất tốt và an toàn cho sức khỏe bà bầu so với các loại thịt khác. Nếu thấy chán ăn, mẹ bầu có thể ăn một ít thịt gà để bổ sung protein.
  • rất giàu protein, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên mẹ cần sơ chế kỹ trước khi chế biến món ăn và phải nấu chín. Vì cá có thể gây ngộ độc và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Bạn nên tránh ăn các loại cá biển có chứa thủy ngân như cá kình, cá bơn, cá thu, cá chỉ vàng, cá ngừ…
  • Các loại ngũ cốc cũng đóng vai trò quan trọng vì chứa nhiều Vitamin E và Vitamin B, rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai nhi. Ngoài ra, trong ngũ cốc còn có chứa magie và sắt, những dưỡng chất rất cần thiết đối với sự tăng trưởng của trẻ.
  • Các loại đậu như đậu nành, đậu đen, đậu xanh, đậu ngự, đậu Hà Lan… đều rất giàu protein. Nếu mẹ bầu là người thích những món chay, thanh đạm thì có thể bổ sung thực phẩm này vào thực đơn của mình.

Mang thai tháng thứ 5, mẹ bầu tránh ăn gì?

Ngoài việc chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, trong thực đơn mỗi ngày mẹ bầu cũng lưu ý tránh tuyệt đối các thực phẩm sau:

Trái cây rất tốt cho sức khỏe, nhưng với bà bầu không phải loại trái cây nào cũng có thể ăn được. Bà bầu mang thai được 5 tháng cần tránh ăn các loại trái cây nhiệt đới như đu đủ sống, dứa, lựu… vì nếu ăn quá nhiều các loại trái cây này có thể dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tránh tuyệt đối các loại trái cây được đóng hộp vì chứa nhiều chất bảo quản, không tốt cho thai kỳ.

Cách xử lý chứng chán ăn khi mang thai tháng thứ 5 3

>>>>>Xem thêm: Bướu cổ Basedow có lây không? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị đúng

Mẹ bầu tránh uống cà phê vì chứa nhiều caffeine, gây nguy hiểm

Nước ngọt là loại nước giải khát yêu thích của nhiều người, tuy nhiên, lại là thức uống rất không tốt cho sức khỏe. Bà bầu uống nhiều nước ngọt có ga sẽ dễ tăng cân mất kiểm soát và bị rối loạn tiêu hóa. Nếu bị thừa cân khi mang thai, mẹ bầu dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Thức ăn đã được chế biến và bày bán sẵn có thể làm cho bạn cảm thấy ngon miệng nhưng tốt nhất bạn nên tránh ăn trong giai đoạn tháng thứ 5 của thai kỳ. Bởi những món ăn này thường mất vệ sinh. Bà bầu cần tuyệt đối tránh món Pizza và bánh mì kẹp thịt.

Tránh uống cà phê, trà vì những thức uống này chứa rất nhiều caffeine. Vì nếu hấp thụ lượng caffeine vượt mức cho phép có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Tuyệt đối không uống rượu và các thức uống có cồn vì hai loại này được xem là thức uống nguy hiểm nhất trong thai kỳ.

Nên tránh các món ăn vặt như khoai tây chiên, bánh quy và kẹo trong thai kỳ vì chứa nhiều đường hóa học và chất béo không lành mạnh, nếu ăn nhiều, còn dễ bị tăng cân.

Dù trứng là thực phẩm rất cần thiết trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai 5 tháng nhưng mẹ bầu không nên ăn trứng sống vì sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn Salmonella rất cao. Bạn không nên ăn các món trứng luộc lòng đào hay ốp la hơi chín mà chỉ nên ăn trứng đã được nấu chín kỹ.

Tránh ăn thức ăn quá mặn trong giai đoạn này để giảm nguy cơ tổn thương thận, gây rối loạn đường tiêu hóa, tăng huyết áp sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *