Lá lách là một cơ quan có kích thước bằng nắm tay, nằm dưới khung xương sườn bên trái bụng của bạn. Nhiều người vì các lý do khác nhau cần phải cắt bỏ lá lách và không ít người thắc mắc rằng cắt bỏ lá lách có ảnh hưởng gì không?
Bạn đang đọc: Cắt bỏ lá lách có ảnh hưởng gì không? Sau khi cắt lách cần lưu ý gì?
Do chấn thương hoặc phẫu thuật cắt lách, một số người bị thiếu lá lách, cơ quan lọc máu và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Bạn có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh, bình thường mà không có lá lách. Tuy nhiên, vì lá lách thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng nên những người không có lá lách được khuyến khích thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhất định. Vậy các biện pháp này là gì và cắt bỏ lá lách có ảnh hưởng gì không?
Contents
Các lý do phải cắt bỏ lá lách
Bạn có thể cần phải cắt bỏ lá lách nếu bị chấn thương làm tổn thương lách, khiến lớp màng sinh học bọc xung quanh lách bị vỡ. Vỡ lá lách có thể dẫn đến chảy máu trong ổ bụng gây đe dọa tính mạng. Các nguyên nhân thường gặp liên quan đến chấn thương khiến lá lách bị vỡ bao gồm tai nạn xe hơi và những cú đánh mạnh vào bụng trong các môn thể thao đối kháng, chẳng hạn như bóng đá hoặc khúc côn cầu.
Cắt lách cũng có thể được chỉ định đối với bệnh nhân ung thư liên quan đến lách hoặc các bệnh ảnh hưởng đến tế bào máu. Một số tình trạng nhất định có thể khiến lá lách to hơn bình thường, khiến cơ quan này trở nên dễ vỡ hơn. Trong một vài căn bệnh chẳng hạn như bệnh hồng cầu hình liềm có thể khiến lách teo lại và ngừng hoạt động.
Lý do phổ biến nhất do bệnh dẫn đến việc cắt bỏ lách là chứng rối loạn về máu được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (ITP). Đây là tình trạng tự miễn trong đó kháng thể nhắm vào tiểu cầu trong máu. Tiểu cầu có chức năng đông máu, vì vậy người mắc ITP có nguy cơ bị chảy máu khó cầm. Lá lách có liên quan đến việc tạo ra các kháng thể bất thường này và loại bỏ tiểu cầu khỏi máu. Việc cắt bỏ lá lách có thể được thực hiện giúp điều trị tình trạng này.
Cắt bỏ lá lách có ảnh hưởng gì không?
Lá lách bao gồm hai loại mô: Tủy đỏ có chức năng lọc máu và tủy trắng chứa các tế bào bạch cầu giúp điều chỉnh tình trạng viêm và phản ứng của cơ thể với nhiễm trùng. Cả hai loại mô đều đóng vai trò chống lại mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng) gây nhiễm trùng.
Tìm hiểu thêm: Chi tiết cách trị rạn da sau sinh bằng vitamin E
Tủy đỏ loại bỏ các tế bào hồng cầu già, bị hư hỏng hoặc bị nhiễm tác nhân gây bệnh. Lách thu gom sắt từ các tế bào hồng cầu này để làm nguyên liệu cho việc hình thành hồng cầu mới. Thông thường các tế bào hồng cầu mới được tạo ra bởi tủy xương, nhưng khi số lượng tế bào máu thấp hoặc tủy xương hoạt động không tốt, lá lách cũng có thể tạo ra các tế bào hồng cầu mới. Việc cắt lách làm mất khả năng lọc các tế bào hồng cầu già hoặc bất thường làm tăng nguy cơ liên quan đến bệnh nhiễm ký sinh trùng là sốt rét.
Vùng rìa của tủy đỏ chứa các tế bào bạch cầu đặc biệt được gọi là đại thực bào lách có chức năng lọc mầm bệnh ra khỏi máu. Đây là cơ chế phòng vệ đặc biệt quan trọng chống lại một số loại vi khuẩn nguy hiểm như Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidis và Haemophilusenzae. Những vi khuẩn này gây viêm phổi nặng, viêm màng não và các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác vì vậy việc sống thiếu lá lách khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn, đặc biệt là các bệnh kể trên.
Sau cắt bỏ lá lách cần phòng ngừa gì và khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Câu trả lời cho thắc mắc cắt bỏ lá lách có ảnh hưởng gì không là bạn có thể sống khỏe mạnh mà không cần lá lách. Tuy nhiên vì lách đóng vai trò quan trọng trong khả năng chống lại vi khuẩn của cơ thể nên bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Các biện pháp phòng ngừa
Những bệnh nhân phải cắt bỏ lá lách có thể được bác sĩ đề nghị thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Người không có lá lách sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong do nhiều loại vi khuẩn. May mắn thay, vắc-xin làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất (Streptococcus pneumoniae, Haemophilusenza và Neisseria meningitidis). Vì vậy bệnh nhân sau cắt lách nên tiêm phòng cúm hàng năm.
- Các bác sĩ thường khuyên những người không có lá lách nên mang theo thuốc kháng sinh và dùng ngay khi có dấu hiệu nhiễm trùng ban đầu, chẳng hạn như sốt hoặc ớn lạnh. Đối với những trẻ không có lá lách, bác sĩ thậm chí có thể khuyên nên dùng kháng sinh hàng ngày.
- Những người không có lá lách nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa muỗi để tránh sốt rét nếu bạn đến nơi sốt rét lưu hành như ngủ mùng, bôi hoặc xịt thuốc chống muỗi, mặc quần áo dài tránh để muỗi đốt,…
>>>>>Xem thêm: Điều trị và phòng ngừa bí tiểu sau mổ như thế nào?
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có bất kỳ biểu hiện sau đây sau khi cắt lách:
- Sốt cao, xuất huyết.
- Ớn lạnh.
- Ho hoặc khó thở.
- Không thể ăn uống gì.
- Buồn nôn hoặc nôn kéo dài.
- Cơn đau không thuyên giảm khi dùng thuốc được kê toa.
- Tăng vết đỏ, đau hoặc tiết dịch (mủ) tại vết mổ.
Hy vọng bài viết trên đã mang lại nhiều thông tin bổ ích xung quanh vấn đề cắt lách cũng như giúp bạn trả lời câu hỏi cắt bỏ lá lách có ảnh hưởng gì không? Nếu bạn đã cắt lách, hãy hỏi bác sĩ về những bước cần thực hiện để ngăn ngừa nhiễm trùng và nắm rõ các trường hợp cần đến sự trợ giúp từ y tế.
Xem thêm:
- Người cắt lá lách sống được bao lâu?
- Cắt lá lách có sinh con được không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể