Chảy máu răng khi ngủ dậy có nguy hiểm không?

Chảy máu răng khi ngủ dậy là một hiện tượng bệnh lý tự nhiên mà chúng ta ít nhiều đều đã gặp phải. Đây là dấu hiệu “báo động” cơ thể đang mắc phải các bệnh về răng miệng như viêm lợi, vi khuẩn xâm nhập hay cũng có thể do thiếu Vitamin C. Cùng tìm hiểu rõ hơn qua những chia sẻ dưới đây của Kenshin nhé!

Bạn đang đọc: Chảy máu răng khi ngủ dậy có nguy hiểm không?

Chảy máu răng khi ngủ dậy có nguy hiểm không? Theo thống kê, có đến hơn 90% người bệnh bị chảy máu răng khi ngủ dậy với nhiều nguyên nhân khác nhau và đây cũng có thể là cảnh báo của những bệnh lý về răng miệng. Khi mắc các bệnh lý này các mô liên kết bị mất, răng lỏng lẻo, lợi bị tổn thương sưng đỏ dễ bị chảy máu khi chỉ có tác động nhỏ.

Nguyên nhân chảy máu răng khi ngủ dậy

Theo những chia sẻ đến từ các chuyên gia nha khoa, có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta chảy máu chân răng sau khi ngủ dậy. Nguyên nhân chính là do vi khuẩn tác động tới vùng nướu gây viêm nhiễm, gây kích ứng và dẫn đến tình trạng chảy máu.

  • Vi khuẩn gây viêm nhiễm: Vi khuẩn thường xuất hiện tại các vùng men răng, tạo thành mảng bám. Trong quá trình vệ sinh răng miệng, nếu không chú ý làm sạch sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Lâu dần vi khuẩn sẽ khiến vùng nướu bị tổn thương, gây kích ứng và dẫn đến chảy máu chân răng khi ngủ dậy.
  • Dùng lực mạnh khi vệ sinh răng: Khi bạn dùng lực mạnh khi chải răng sẽ vô tình làm “tổn thương” vùng nướu. Ngoài ra, việc chải răng quá mạnh trong thời gian dài, sẽ làm cho nhanh bị mài mòn, gây hại đến phần nướu đang bảo vệ chân răng. Lúc này, tình trạng chảy máu răng sẽ “âm thầm” xuất hiện khi bạn đi ngủ và rõ rệt nhất khi bạn thức dậy.
  • Thói quen nghiến răng: Có khá nhiều người có thói quen nghiến răng, đây là thói quen không tốt và thậm chí khá “phản cảm”. Hãy tưởng tượng tiếng nghiến răng của bạn sẽ gây khó chịu cho người xung quanh, tạo cảm giác khá rợn người, nhất là vào ban đêm. Nghiến răng tạo nên một áp lực khá lớn lên nướu và xương hàm. Lúc này, vùng mạch máu của xương hàm sẽ bị tạo áp lực và vỡ ra, gây nên tình trạng chảy máu răng.
  • Thở bằng miệng khi ngủ: Thở bằng miệng khi ngủ thực ra cũng là thói quen khá phổ biến của rất nhiều người. Có thể là do thói quen, tư thế ngủ hoặc không gian phòng ngủ quá chật hẹp khiến bạn cảm thấy khó khăn trong việc hô hấp. Việc thở bằng miệng khi ngủ sẽ dẫn đến việc khô nướu, gây vỡ mạch dẫn đến việc chảy máu răng khi ngủ dậy.
  • Do thiếu Vitamin C: Việc thiếu Vitamin C sẽ làm suy giảm mô dẫn đến vỡ mạch máu chân răng sau khi ngủ dậy. Vitamin C là loại dinh dưỡng rất cần thiết, có tác dụng tăng cường sức đề kháng trong cơ thể.

Chảy máu răng khi ngủ dậy có nguy hiểm không? 1 Dùng lực mạnh để vệ sinh răng dẫn đến chảy máu răng

Chảy máu răng khi ngủ dậy có nguy hiểm không?

Chảy máu chân răng là tình trạng phổ biến mà ai trong chúng ta đều sẽ gặp phải. Đây là hiện trạng “báo động” vùng lợi và chân răng đang khá “nhạy cảm”, dễ dàng xuất huyết bất cứ lúc nào. Tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ khiến chúng ta cảm thấy khá tự ti trong giao tiếp.

Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý tình trạng chảy máu chân răng của mình vì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về răng miệng. Hãy đến gặp bác sĩ nha khoa khi tình trạng chảy máu chân răng kéo dài hoặc có những biểu hiện cấp tính đi kèm theo. Một số bệnh lý về răng đó là:

  • Viêm lợi: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm lợi là do cao răng bám xung quanh răng với mật độ khá dày. Điều này dẫn đến chảy máu chân răng, nếu không xử lý sớm sẽ dẫn đến viêm nha chu.
  • Viêm nha chu: Viêm nha chu là dạng biến chứng nặng của viêm lợi, dẫn đến việc thường xuyên chảy máu chân răng. Nếu không có hướng giải quyết sớm, bạn sẽ đối mặt với việc bị mất răng.
  • Tiêu xương hàm: Đây là tình trạng xương ổ răng bị suy giảm mạnh về số lượng, mật độ, chiều cao và kể cả thể tích xương ổ răng. Tình trạng này sẽ khiến người mắc phải đối diện với các tình trạng như tụt nướu, răng bị xô lệch, khiến cho chức năng nhai gặp khó khăn. Bên cạnh đó, xương ổ răng bị ảnh hưởng sẽ khiến khuôn mặt của bạn trông già đi rất nhiều.
  • Răng mất sớm: Vùng nướu bị viêm nhiễm, lâu dần sẽ xuất hiện các ổ mủ, phá hủy dần chân răng cùng xương ổ răng khiến cho răng bị phá hủy dần dần. Và dấu hiệu đầu tiên để nhận biết tình trạng này là việc chảy máu chân răng một cách bất thường.

Chảy máu răng khi ngủ dậy có nguy hiểm không? 3 Tiêu xương hàm có thể dẫn đến việc mất răng sớm

Vì thế chúng ta cần có những biện pháp phòng ngừa tình trạng chảy máu chân răng khi ngủ dậy. Vậy làm thế nào để khắc phục hiệu quả tình trạng trên để bảo vệ răng miệng một cách hiệu quả?

Cách khắc phục tình trạng chảy máu răng khi ngủ dậy

Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách

Hãy xây dựng cho mình thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên, điều này sẽ giúp bảo vệ răng miệng một cách an toàn. Ngoài ra, trong quá trình vệ sinh răng miệng, cần đúng thao tác. Không nên dùng lực quá mạnh như vậy sẽ làm tổn thương nướu.

Tìm hiểu về các loại bàn chải, kem đánh răng cũng như nước súc miệng chuyên dụng. Đừng quên đi khám răng định kỳ để được bác sĩ nha khoa kịp thời phát hiện và tư vấn cách cải thiện tình trạng răng miệng của mình.

Tìm hiểu thêm: Ngộ độc xôi gấc: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh

Chảy máu răng khi ngủ dậy có nguy hiểm không? 4 Vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh tình trạng chảy máu răng khi ngủ dậy

Không tự ý sử dụng thuốc

Khi phát hiện mình có dấu hiệu chảy máu chân răng bất thường, không được tự ý dùng thuốc vì chúng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn lên cơ thể bạn. Hãy tìm đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ. Bên cạnh đó, nếu bác sĩ khuyên bạn sử dụng thuốc thì hãy dùng đúng liệu độ. Tránh việc lạm dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc quá liều, điều này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Loại bỏ những thói quen không tốt

Hãy loại bỏ những thói quen không tốt như thở bằng miệng khi ngủ hay nghiến răng. Chúng ta có thể khắc phục chúng với một số cách như:

  • Kê cao gối khi ngủ, nằm ngủ theo tư thế ngẩng đầu.
  • Tập thói quen hít thở bằng mũi kể cả ban ngày lẫn ban đêm.
  • Không gian phòng ngủ thoáng, sạch sẽ tạo cảm giác dễ thở.
  • Vệ sinh mũi hằng ngày.

Bên cạnh đó hãy ngừng hút thuốc lá, sử dụng rượu bia cũng như các chất kích thích. Vì chúng không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới răng miệng. Khói thuốc sẽ làm chậm khả năng làm lành tổn thương của nướu. Lâu dần tạo nên các mảng bám vào răng, dẫn đến các bệnh về nướu và tình trạng chảy máu chân răng sẽ diễn biến xấu.

Chảy máu răng khi ngủ dậy có nguy hiểm không? 5

>>>>>Xem thêm: Phản xạ xuống sữa là gì? Những yếu tố ức chế phản xạ xuống sữa

Khám nha khoa định kỳ để phát hiện bệnh lý về răng sớm

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm thông tin về bệnh lý chảy máu răng khi ngủ dậy, nguyên nhân và cách khắc phục. Nếu phát hiện chảy máu răng bất thường, hãy tìm đến bác sĩ nha khoa để được tư vấn và chữa trị kịp thời. Hãy theo dõi Kenshin để có thêm những kiến thức để giúp răng miệng chắc khỏe nhé!

Xem thêm: Chảy máu chân răng bất thường: Nguyên nhân và cách điều trị

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *