Do hệ thống miễn dịch còn kém nên tình trạng chảy mủ tai ở trẻ em xảy ra khá phổ biến. Thế nguyên nhân của bệnh lý này đến từ đâu? Ba mẹ cần lưu ý những gì khi trẻ gặp phải tình trạng trên? Cùng nhau tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Chảy mủ tai ở trẻ em và những điều ba mẹ cần biết
Chảy mủ tai ở trẻ em là hiện tượng xuất hiện dịch gồm máu và nước hoặc mủ có mùi hôi chảy từ tai của trẻ. Nếu các bậc phụ huynh muốn hiểu rõ hơn về căn bệnh này vậy không nên bỏ lỡ bài viết dưới đây.
Bệnh chảy mủ tai ở trẻ em không quá nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Contents
Nguyên nhân và biến chứng nguy hiểm của bệnh chảy mủ tai ở trẻ em
Trẻ sơ sinh bị chảy mủ tai thường do một số nguyên nhân chính sau:
- Vì trẻ còn nhỏ do đó hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, nó không đủ sức chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh.
- Tai trẻ có cấu trúc chưa hoàn chỉnh. Phần tai trong của trẻ được kết nối với mặt phía sau của cổ họng nhờ ống thính giác. Bình thường ống thính giác mở sẽ cho phép chất lỏng và tạp chất bên trong tai thoát ra ngoài. Nhưng khi ống thính giác bị đóng, các chất thải không thoát ra được dẫn đến các vi khuẩn sẽ kẹt lại bên trong tai, gây hiện tượng nhiễm trùng. Ngoài ra, ống thính giác ở bé ngắn hơn người lớn nên dễ bị tắc nghẽn.
- Chảy mủ tai ở trẻ cũng có thể là biến chứng của một số bệnh lý về tai mũi họng như: Viêm VA, viêm họng, viêm amidan,…
- Các yếu tố môi trường như: Thời tiết thay đổi, khói thuốc lá, bụi bẩn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.
Các biến chứng nguy hiểm mà trẻ có nguy cơ gặp phải nếu không được điều trị như: Thủng màng nhĩ, suy giảm chức năng nghe, xơ màng nhĩ, xẹp nhĩ, liệt mặt, viêm màng não,…
Chảy mủ tai ở trẻ em có phải là căn bệnh nguy hiểm?
Cần làm khi tai trẻ bị chảy mủ?
Khi tai trẻ bị chảy mủ, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, ba mẹ còn cần kết hợp chế độ chăm sóc khoa học. Điều này sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục hơn. Cụ thể những việc cần làm như sau:
Thăm khám và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ
Điều đầu tiên phụ huynh cần làm là không được tự ý dùng thuốc, cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, trẻ cần được uống thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên môn nhằm tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, nên chú ý tái khám để chắc chắn rằng bệnh của trẻ đã thuyên giảm hoặc khỏi hẳn. Nếu bệnh không được khắc phục, bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh phù hợp.
Vệ sinh vùng tai – mũi – họng
Tai – mũi – họng là 3 bộ phận thông với nhau nên khi trẻ bị viêm tai, cha mẹ cần giữ cho cả 3 bộ phận này sạch sẽ. Cách vệ sinh như sau:
- Tai: Dùng nước muối sinh lý nhỏ vào tai để làm loãng dịch mủ. Sau đó sử dụng bông tăm mềm lau nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương ống tai.
- Mũi: Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ mỗi ngày. Tốt nhất là nên làm ấm dung dịch nước muối trước khi nhỏ vì điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
- Họng: Đối với trẻ lớn tuổi nên cho trẻ súc miệng nước muối hằng ngày. Còn với trẻ nhỏ thì cần rơ lưỡi để đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ.
Tìm hiểu thêm: Top 8 loại trà gia vị tốt cho sức khỏe không thể bỏ qua
Vệ sinh tai, mũi, họng thường xuyên để tránh tình trạng tai chảy mủ ở trẻChế độ dinh dưỡng
Nếu trẻ vẫn còn bú sữa mẹ, mẹ cần bổ sung nhiều nguồn thực phẩm để nâng cao chất lượng sữa và tăng cường cho bé bú sữa nhiều hơn. Vì trong sữa mẹ có rất nhiều vitamin và khoáng sẽ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng.
Bổ sung chất xơ từ các loại rau như rau muống, rau dền rất tốt cho trẻ bị chảy mủ tai. Bên cạnh đó, khi bị bệnh, hệ tiêu hóa của trẻ cũng trở nên yếu hơn, vì thế bổ sung chất xơ giúp việc tiêu hóa dễ dàng, làm giảm tải hoạt động cho dạ dày.
Bổ sung các vitamin, khoáng chất là điều vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C là những dưỡng chất vô cùng cần thiết tạo nên một cơ thể khỏe mạnh, giúp bảo vệ lớp niêm mạc lót trong tai, hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn.
>>>>>Xem thêm: Một số bệnh ung thư ở người cao tuổi thường gặp
Vitamin C là thành phần dinh dưỡng cực kỳ tốt cho taiCác thực phẩm trẻ nên tránh khi bị chảy mủ tai
Bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong giai đoạn này, phụ huynh cũng cần phải lưu ý một số thực phẩm không nên cho trẻ sử dụng để tránh tình trạng viêm tai chảy mủ trở nên nặng hơn. Cụ thể điển hình như các loại thức ăn khô cứng, xôi nếp, bột nếp, bim bim, hoa quả sấy, nước ngọt, khoai tây chiên,…
Bài viết trên đã tổng hợp một số thông tin về bệnh chảy mủ tai ở trẻ. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các bậc phụ huynh có thêm kiến thức về bệnh lý này cũng như cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh.
Lan Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể