Chốc lở thể mủ và những điều cần biết

Chốc lở thể mủ thuộc mộ trong ba dạng chốc lở thường gặp nhất. Các vết chốc thể mủ tổn thương da sâu, đi kèm với những cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Bạn đang đọc: Chốc lở thể mủ và những điều cần biết

Chốc lở thể mủ làm mọi người lo lắng vì tổn thương da sâu, gây mất thẩm mỹ trầm trọng. Đây là tình trạng diễn biến nặng hơn khi mà người bệnh xem thường hay lơ là với những biểu hiện ban đầu như mụn nước, ngứa ngáy. Nếu tiếp tục không được điều trị và chăm sóc hay vệ sinh đúng cách sẽ càng làm trầm trọng hơn, nhiễm trùng nặng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc bổ sung kiến thức về bệnh để có biện pháp điều trị hay phòng ngừa đúng cách, cùng tham khảo bài viết này nhé.

Chốc lở thể mủ là gì?

Chốc lở là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, các biểu hiện đặc trưng của bệnh dễ nhận biết và thường tập trung ở vị trí quanh miệng, mũi và tai. Trong đó, chốc lở được chia thành 3 dạng chính:

  • Chốc lở truyền nhiễm.
  • Chốc lở dạng phỏng.
  • Chốc lở thể mủ.

Và chốc lở thể mủ là dạng nặng nhất, tiến triển nặng vì bệnh đã ăn sâu vào lớp da, gây tổn thương sâu. Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng như da tích mủ, bên trong có chứa dịch, có vết loét dâu, gây đau và sưng các hạch ở xung quanh.

Tìm hiểu về chốc lở thể mủ

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh chốc lở thể mủ là do vi khuẩn Streptococcus pyogenes và Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) gây ra. Cả 2 loại vi khuẩn này thường sống trên da và hầu như không gây hại. Tuy nhiên, nếu da xuất hiện các vết trầy xước, vết thương hở, vết do côn trùng cắn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng trên da.

Nguyên nhân gây chốc lở thể mủ Nguyên nhân gây chốc lở thể mủ

Bệnh này là bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây sang người khác nếu có sự tiếp xúc trực tiếp lên vùng da tổn thương. Hoặc người khắc tiếp xúc gián tiếp thông qua các vật dụng như quần áo, đồ chơi, khăn trải bàn,… mà người bệnh từng sử dụng.

Yếu tố nguy cơ tăng khả năng mắc bệnh

Dưới đây là một số yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Trẻ em từ 2 – 5 tuổi rất dễ mắc bệnh.
  • Thời tiết nóng ẩm, hanh khô.
  • Mắc các bệnh viêm da mãn tính.
  • Sử dụng dụng cụ, vật dụng cá nhân chung với người bệnh.
  • Sống và sinh hoạt ở môi trường nhiều người như trường học, mẫu giáo, nơi chăm sóc trẻ,…
  • Những người có hệ miễn dịch suy giảm (tiểu đường, nhiễm HIV,…).

Triệu chứng

Một số triệu chứng phổ biến của chốc lở thể mủ:

  • Trên da xuất hiện các nốt mụn gây đau.
  • Các nốt mụn chứa đầy dịch và mủ.
  • Da xuất hiện vết loét sâu, bề mặt có vảy dày.
  • Phía trên dịch mủ có vảy dày màu vàng nâu, xám.
  • Các hạch xung quanh vết chốc lở có dấu hiệu sưng, đỏ.

Chốc lở thể mủ có nguy hiểm không?

Chốc lở thể mủ có thể điều trị dứt điểm, tuy nhiên đây là tình trạng nặng nhất nếu còn không điều trị sẽ mắc các biến chứng nguy hiểm như viêm mô tế bào, viêm cầu thận, nhiễm trùng tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA),… Ngoài ra, khả năng để lại sẹo rất cao.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về phương pháp phẫu thuật nội soi cắt u thận

Chốc lở thể mủ có nguy hiểm không? Chốc lở thể mủ có nguy hiểm không?

Điều trị chốc lở thể mủ

Mục đích của điều trị ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn, cải thiện tình trạng loét và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Các phương pháp điều trị bệnh còn tùy vào mức độ nhiễm trùng và độ tuổi của bệnh nhân.

Các phương pháp được áp dụng điều trị bệnh này, bao gồm:

Vệ sinh da:

Rất quan trọng trong cải thiện vết thương, sát khuẩn da, hạn chế nhiễm trùng. Người bệnh có thể dùng sử dụng dung dịch natri clorid 0.9% để vệ sinh da 2 – 3 lần/ ngày. Hoặc pha thêm thuốc tím để vệ sinh và sát trùng da. Khi làm sạch da, cần phải nhẹ nhàng vì nếu chà xát mạnh càng làm tổn thương nhiều hơn.

Sử dụng thuốc mỡ hoặc kháng sinh bôi tại chỗ:

Thuốc nhằm ức chế vi khuẩn. Tuy nhiên, dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ không được tự ý dùng, và phải dùng theo hướng dẫn vì các thuốc này có tác dụng phụ như khô da, nóng rát, đau, ngứa và châm chích.

Kháng sinh đường uống:

Tình trạng nặng, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc uống. Có thể dùng thuốc kháng histamine đường uống để làm giảm triệu chứng của bệnh. Đối với trẻ em và phụ nữ mang thai, vẫn có thể dùng thuốc kháng histamine thế hệ 1 (Chlorpheniramin, Alimemazin, Diphenydramine,…) nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tuy nhiên thuốc kháng histamine thế hệ 1 gây buồn ngủ và chóng mặt, nên nếu không có vấn đề gì về sức khỏe có thể dùng thuốc kháng histamine thế hệ 2 (Loratadine, Cetirizin,…) để hạn chế các tác dụng phụ như buồn ngù, chóng mặt,…

Phòng ngừa bệnh chốc lở thể mủ

Đây là thể chốc nặng nhất, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, mọi người nên chủ động phòng ngừa bệnh để bảo vệ sức khỏe của chính mình, người thân cũng như những người xung quanh.

  • Luôn vệ sinh và giữ da sạch sẽ, thông thoáng. Có thể kết hợp dùng kem dưỡng ẩm cho những vùng da khô để giữ da khỏe mạnh và hạn chế hình thành các vết nứt, giữ ẩm và xoa dịu các triệu chứng khó chịu.
  • Khi trên da xuất hiện các vết cắt, trầy xước,… cần rửa sạch với nước và thoa thuốc sát trùng để giảm nguy cơ nhiễm trùng da, hạn chế vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
  • Với những người bị chốc lở, cần vệ sinh, sát trùng quần áo và các vật dụng sinh hoạt để hạn chế lây nhiễm cho người khác, nhất là người thân sống chung trong gia đình.
  • Cắt móng tay, tránh gãi và cào mạnh khi ngứa.
  • Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là bổ sung vitamin, khoáng chất. Điều này giúp tăng cường sức đề kháng cho da cũng như cơ thể.
  • Rửa tay bằng xà phòng và dung dịch nước rửa tay sát khuẩn.

Phòng ngừa chốc lở thể mủ

>>>>>Xem thêm: Cách sử dụng muối bò tẩy tế bào chết trong quy trình chăm sóc da

Phòng ngừa chốc lở thể mủ

Mong rằng những kiến thức trong bài viết giúp mọi người hiểu hơn về chốc lở thể mủ. Từ đó có biện pháp điều trị và chủ động phòng ngừa hiệu quả.

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *