Hình dạng của tuyến giáp tương tự một con bướm nhỏ, nằm ở cổ, làm nhiệm vụ kiểm soát quá trình chuyển hóa và trao đổi chất. Kenshin sẽ gửi đến bạn thông tin về hạch tuyến giáp và chi tiết đánh giá hạch để kết luận có mắc bệnh ung thư tuyến giáp hay không.
Bạn đang đọc: Đánh giá hạch tuyến giáp và dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến giáp
Hạch tuyến giáp là một trong các dấu hiệu điển hình của căn bệnh ung thư tuyến giáp. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp nâng cao tỉ lệ sống cho bệnh nhân. Bài viết này sẽ giúp bạn trang bị thêm nhiều kiến thức hữu ích về hạch tuyến giáp, phương pháp đánh giá hạch và triệu chứng của bệnh ung thư tuyến giáp.
Contents
Khái niệm tuyến giáp và hạch cổ
Theo giải phẫu học, vị trí của tuyến giáp nằm ở phía trước cổ với hình dạng giống con bướm nhỏ. Trước tuyến giáp là thực quản, cơ và da, phía sau tuyến giáp là khí quản. Tuyến giáp có cấu tạo gồm 2 thùy là thùy phải, thùy trái và eo giáp. Tuyến nội tiết này nắm giữ nhiều chức năng quan trọng nhờ việc tiết ra hormone tuyến giáp để kiểm soát quá trình cơ thể trao đổi chất cũng như chuyển hóa các chất.
Hạch bạch huyết hay còn gọi là hạch, là khái niệm chỉ tổ chức lympho phân bố rộng khắp cơ thể. Chúng có thể nằm nông dưới da như hạch bẹn, hạch nách, cũng có thể nằm sâu trong cơ thể, điển hình là hạch ổ bụng. Bệnh nhân ít khi sờ thấy hạch nhưng nếu kích thước của hạch lớn thì có thể sờ được. Các hạch này tham gia vào hệ miễn dịch trong cơ thể với chức năng chống lại các tác nhân ngoại lai xâm nhập gây nhiễm trùng cùng nhiều bệnh lý khác.
Nổi hạch tuyến giáp có phải ung thư không?
Hạch tuyến giáp là những hạch bạch huyết xuất hiện tại vùng cổ, khu vực lân cận tuyến giáp. Hạch phát triển báo động cơ thể đang trong tình trạng bất thường. Có nhiều nguyên nhân gây nổi hạch tuyến giáp, trong đó không loại trừ nguy cơ ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ. Vì vậy, nổi hạch vùng tuyến giáp chưa chắc là bệnh ung thư mà còn có thể do nhiều bệnh lý khác.
Tình trạng hạch sưng, nóng, phù nề có thể là dấu hiệu của các bệnh lý lành tính hoặc ác tính, chẳng hạn như:
- Viêm nhiễm mặt, đầu, cổ;
- Viêm họng;
- Nhiễm siêu vi;
- U lành tính như u bã đậu, u nang giáp móng, u mỡ…
- Hạch lao;
- U lympho ác tính như u lympho không hodgkin, u lympho hodgkin;
- Bệnh ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ;
- Ung thư cơ quan khác di căn hạch cổ như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư thực quản…
Phương pháp đánh giá hạch ở tuyến giáp
Khi phát hiện tuyến giáp có hạch bất thường, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín thăm khám để được bác sĩ chuyên môn chẩn đoán và điều trị bệnh. Các phương pháp đánh giá chính xác hạch tuyến giáp sẽ được chỉ định thực hiện để phát hiện sớm nếu người bệnh mắc u tuyến giáp di căn hạch, từ đó tăng cơ hội điều trị bệnh.
Một số phương pháp thường được áp dụng nhằm đánh giá hạch ở tuyến giáp có thể kể đến bao gồm:
- Khám lâm sàng: Người bệnh được bác sĩ thăm khám tuyến giáp và hạch cổ nhằm đánh giá sơ bộ về mật độ, kích thước, sự di động, ranh giới, song song đó còn phát hiện các bất thường có liên quan đến u tuyến giáp như khò khè, nuốt vướng, khàn giọng… Ngoài ra, bác sĩ còn khám các cơ quan khác trong cơ thể nhằm mục đích phát hiện tổn thương ác tính nếu có gây di căn hạch cổ. Chẩn đoán sơ bộ từ kết quả khám lâm sàng sẽ giúp bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cần thiết tiếp theo.
- Siêu âm tuyến giáp và hạch tuyến giáp: Máy siêu âm hiện đại với chất lượng hình ảnh rõ nét, đầu dò tần số cao sẽ hỗ trợ bác sĩ phân biệt hạch lành tính hay hạch ác tính. Nếu người bệnh bị ung thư tuyến giáp di căn thì hạch sẽ phá vỡ cấu trúc xoang, bên trong có thể bị hoại tử, vi vôi hóa, phổ biến ở trường hợp hạch cổ nhóm III, IV, VI.
- Chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính vùng cổ: Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này có tác dụng phát hiện và đánh giá hạch tuyến giáp, hạch vùng cổ.
- Chọc tế bào nhân, tế bào hạch tuyến giáp thông qua một chiếc kim nhỏ: Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm chọc tế bào học hạch tuyến giáp nếu xuất hiện hạch đáng ngờ để xác định đó là hạch lành tính hay ác tính. Đây cũng là kỹ thuật được thực hiện đối với trường hợp nhân giáp nghi ngờ.
- Xạ hình tuyến giáp: Phương pháp dùng chất đánh dấu phóng xạ, ví dụ như Technetium 99m, Iod 131 đưa vào cơ thể. Xạ hình tuyến giáp rất nhạy và đặc hiệu trong quá trình đánh giá chức năng của tuyến giáp trong khi các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như chụp cắt lớp vi tính hay siêu âm không thể đưa ra đánh giá được.
Tìm hiểu thêm: Ráy tai là gì, màu sắc ráy tai biểu thị bệnh lý gì?
Các dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến giáp
Để xác định được một người có bị ung thư tuyến giáp hay không, các bác sĩ sẽ dựa vào một số triệu chứng lâm sàng sau để yêu cầu thực hiện các xét nghiệm liên quan:
- Khối u ở cổ, hạch tuyến giáp: Đàn ông sẽ phát hiện khối u trong lúc cạo râu còn phụ nữ nhận ra khi đang trang điểm. Nếu bạn phát hiện trước cổ hoặc dưới yết hầu có khối u lớn thì hãy theo dõi sự chuyển động của nó. Khối u lành tính thường di chuyển lên xuống theo cử động nuốt còn khối u ác tính thì bất động.
- Khàn giọng: Dấu hiệu này dễ nhận biết nhưng lại thường gây chủ quan cao. Các dây thần kinh thanh quản giữ vai trò kiểm soát cơ mở và đóng của dây âm thanh, nằm ở vị trí sau tuyến giáp. Ở một số trường hợp hiếm gặp, khối u ác tính có thể lan ra ngoài tuyến giáp khiến dây thần kinh thanh âm bị tổn thương, tác động tiêu cực đến hộp thanh âm.
- U giáp trạng: Khối u giáp trạng có đặc biệt là bờ rõ, cứng, bề mặt gồ ghề hoặc nhằn, chuyển động theo nhịp nuốt.
- Hạch vùng cổ: Các hạch thường mềm, nhỏ, di động, nằm ở vị trí cùng bên với khối u.
>>>>>Xem thêm: Nên ăn sáng trước hay sau khi tập gym để đem lại hiệu quả tối đa?
Các triệu chứng muộn của ung thư tuyến giáp bao gồm:
- Khối u vùng tuyến giáp cứng, to, nằm cố định phía trước cổ.
- Giọng khàn, có thể gây khó thở, nuốt vướng, khó nuốt do bị khối u chèn ép.
- Vùng da cổ bị thâm nhiễm hoặc lở loét, chảy máu.
Hạch tuyến giáp xuất hiện là cảnh báo cho nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau, trong đó bao gồm ung thư tuyến giáp. Bạn hãy lắng nghe cơ thể, cảnh giác với những dấu hiệu bất thường của tuyến giáp, đi khám kịp thời để chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó nâng cao cơ hội giữ được mạng sống.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể