Đau bụng là triệu chứng phổ biến, đây chính là những dấu hiệu mà cơ thể bạn đang cảnh báo và nó có thể là một căn bệnh nào đó. Tùy từng vị trí như đau bụng quanh rốn, đau bụng hạ sườn phải, đau vùng thượng vị…mà chúng ta sẽ có những cách xử lý khác nhau. Vậy đau bụng dưới rốn có nguy hiểm không? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Đau bụng dưới rốn có sao không?
Hầu hết mọi người nhận thấy rằng các cơn đau bụng dưới rốn thường tự biến mất và không kéo dài. Thông thường, các nguyên nhân gây ra đau bụng dưới rốn không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội và kéo dài, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Contents
Các nguyên nhân có thể gây ra đau bụng dưới rốn
Các cơn đau bụng dưới rốn có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân của nó. Một số cho cảm giác đau lan ra khắp vùng bụng dưới, một số khác lại đau tập chung ở một vùng nhất định.
Các cơn đau bụng dưới rốn có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân
Đau bụng dưới rốn đột ngột và dữ dội
Nếu bạn bị đau đột ngột và dữ dội ở bụng dưới, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức hoặc đến phòng cấp cứu. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn nếu như không được nhanh chóng chẩn đoán và điều trị. Cơn đau dữ dội, đột ngột này có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa có thể gây ra cơn đau bắt nguồn từ gần rốn và di chuyển dần sang phía bên phải của bụng dưới. Cơn đau có thể đến đột ngột, đau hơn nếu di chuyển xung quanh hoặc hít thở sâu. Cơn đau này có thể nghiêm trọng và trở nên tồi tệ hơn chỉ sau vài giờ.
Sỏi thận
Sỏi thận có thể gây ra cơn đau nhói bắt đầu ở lưng và thường di chuyển xuống bụng dưới. Cơn đau này có thể đến và đi khi cơ thể cố gắng tống sỏi thận ra ngoài.
Viêm túi thừa
Viêm túi thừa có thể gây ra cơn đau dữ dội, bắt đầu đột ngột, nhưng cơn đau có thể đến và biến mất theo thời gian. Cơn đau mà viêm túi thừa gây ra thường ảnh hưởng tới phần dưới bên trái của bụng.
Viêm dạ dày – ruột
Đôi khi cơn đau dữ dội ở bụng dưới có thể xảy ra di dạ dày và ruột của bạn bị nhiễm trùng. Đây được gọi là viêm dạ dày ruột. Viêm dạ dày – ruột thường không nghiêm trọng, nhưng cần uống nhiều nước vì có thể có nguy cơ bị mất nước.
Viêm loét đại tràng
Đau bụng là một triệu chứng phổ biến của viêm loét đại tràng, là một loại bệnh viêm ruột (IBD) giống như bệnh Crohn. Triệu chứng có thể khác nhau giữa mọi người và một số có thể có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Các đơn đau dưới rốn có thể đến và đi theo thời gian.
Đau bụng dưới rốn do viêm dạ dày – ruột
Đầy hơi kèm đau bụng dưới rốn
Nếu bạn cảm thấy mình bị đầy hơi và đau bụng dưới rốn thì có thể là do phong hàn (trúng gió). Trúng gió là bệnh rất thường gặp và không nghiêm trọng.
Nếu bạn bị đau bụng kèm chướng bụng, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn (OTC) để cải thiện các triệu chứng của trúng gió. Nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy liên hệ với bác sĩ ngay.
Đau bụng dưới rốn kéo dài
Nếu bạn đang bị đau bụng dưới rốn mạn tính không tự khỏi hoặc khi dùng thuốc không kê đơn, bạn nên tìm đến lời khuyên của bác sĩ. Một số nguyên nhân phổ biến gây đau bụng dưới rốn lâu ngày ở người lớn như bao gồm:
- Nhiễm trùng tiết niệu: Nhiễm trùng tiết niệu cảm giác nóng rát khi đi tiểu và cũng có thể gây ra các cơn đau bụng dưới rốn.
- Táo bón: Táo bón là tình trạng khó chịu, khó đi tiêu. Táo bón có thể xảy ra do sự thay đổi do thói quen ăn uống nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý tiềm ẩn.
- Hội chứng ruột kích thích (IBS): Tình trạng này có thể gây ra có thắt dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Đau bụng kinh: Chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra những cơn đau bụng dưới rốn ở nữ giới. Cơn đau thường quặn thắt ở bụng dưới, có khi đau dữ dội. Cơn đau xuất hiện trước khi có kinh 1 – 3 ngày, mức độ cao nhất khoảng 24 giờ sau khi bắt đầu có kinh rồi giảm dần sau khoảng 2 – 3 ngày.
Triệu chứng khác có thể kèm theo đau bụng kinh bao gồm: Mệt mỏi, bệnh tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, một số người bị đau bụng kinh do rối loạn hoặc nhiễm trùng khác. Đây được gọi là đau bụng kinh thứ phát, có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau: Bệnh viêm vùng chậu (PID), u xơ, lạc nội mạc tử cung, adenomyosis…
Đau bụng dưới rốn khi mang thai
Khi mang thai, đau bụng dưới rốn có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung. Điều này xảy ra khi một phôi thai phát triển và làm tổ bên ngoài tử cung. Người mang thai ngoài tử cung có thể bị đau bụng dữ dội ở vùng bụng dưới rốn hoặc một bên.
Tìm hiểu thêm: U xơ thần kinh mụn thịt là gì? Những thông tin cần biết
Đau bụng dưới rốn khi mang thai có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cungMột nguyên nhân khác của đau bụng dưới rốn khi mang thai là chuyển dạ sinh non, xảy ra khi người chuyển dạ ở tuần thứ 37 của thai kỳ hoặc sớm hơn. Những người chuyển dạ sinh non có thể bị co thắt và chuột rút.
Cách xử trí cơn đau bụng dưới rốn tại nhà
Điều trị đau bụng dưới rốn sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân đã gây ra nó. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là nên chủ động đi thăm khám nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc kéo dài hoặc nếu bạn cảm thấy lo lắng theo bất kỳ cách nào.
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau để giúp bạn kiểm soát cơn đau bụng dưới rốn. Những loại thuốc này có thể không giải quyết cơn đau hoàn toàn, nhưng chúng có thể giúp cải thiện nó. Đối với các tình trạng mãn tính, chẳng hạn như IBD, bạn có thể cần thảo luận về các lựa chọn điều trị lâu dài với bác sĩ.
Nếu cơn đau của bạn không nghiêm trọng hoặc kéo dài, có một số phương pháp mà bạn có thể thử để giúp giảm cơn đau. Một số phương pháp tại nhà để giảm đau bụng dưới bao gồm:
- Chườm nóng tại nơi bị đau.
- Tắm nước ấm, uống nước ấm.
- Tránh cà phê, trà và rượu.
- Ăn thức ăn nhạt, loại bỏ các thực phẩm gây khó tiêu hoặc đầy hơi.
- Sử dụng thuốc không kê đơn để giảm các triệu chứng.
- Nghỉ ngơi.
>>>>>Xem thêm: Khối u ở vú có nguy hiểm không?
Nghỉ ngơi sẽ giúp cơn đau bụng dưới rốn giảm đi đáng kểTóm lại, đau bụng dưới rốn không có gì đáng lo ngại. Thông thường cơn đau có thể do trúng gió, đau bụng kinh hoặc nhiễm trùng tiểu. Tuy nhiên, đau bụng dưới kéo dài hoặc dữ dội có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như IBD.
Điều quan trọng là bạn phải tìm sự trợ giúp y tế nếu bạn lo lắng về cơn đau bụng dưới rốn của mình. Bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán nguyên nhân gây ra cơn đau và đưa ra các phương án điều trị hiệu quả. Điều trị sớm có thể rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra của một số bệnh lý.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể