Dây thanh quản là gì? Dây thanh quản nằm ở đâu?

Dây thanh quản đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát ra âm thanh, giọng nói. Vậy cụ thể dây thanh quản là gì? Dây thanh quản nằm ở đâu?

Bạn đang đọc: Dây thanh quản là gì? Dây thanh quản nằm ở đâu?

Thông thường, giọng nói được tạo thành thông qua sự kết hợp của 3 yếu tố bao gồm không khí đẩy ra từ phổi, sự rung động của dây thanh quản và các cử động của cơ xung quanh thanh quản. Vậy dây thanh quản là gì? Dây thanh quản nằm ở đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin trên qua bài viết dưới đây.

Dây thanh quản là gì?

Dây thanh quản là hai dải cơ bên trong thanh quản có vai trò phát âm hoặc tạo ra âm thanh. Khi phát âm, luồng hơi từ phổi đẩy lên làm các dây thanh âm rung động tạo thành tiếng. Ngược lại, khi im lặng dây thanh âm đóng lại và không phát ra âm thanh.

Thông thường khi mới sinh, dây thanh âm sẽ dài khoảng 6 đến 8mm và phát triển dần khi bước vào tuổi trưởng thành. Sự khác nhau về chiều dài và độ dày của dây thanh quản dẫn đến sự khác nhau về cao độ giọng của mỗi người. Dây thanh dày hơn sẽ tạo ra âm vực thấp hơn hoặc giọng trầm hơn.

Kích thước dây thanh quản ở nam giới và nữ giới là khác nhau. Dây thanh quản của nam giới ở độ tuổi trưởng thành thường dài khoảng 1,75 – 2,5cm, trong khi của nữ là từ 1,25 đến 1,75cm. Dây thanh quản của nam dài và dày hơn so với nữ do đó giọng sẽ trầm hơn.

Dây thanh quản nằm ở đâu?

Dây thanh quản có vai trò quan trọng là tạo ra âm thanh vậy dây thanh quản nằm ở đâu?

Dây thanh quản là gì? Dây thanh quản nằm ở đâu? 1

Dây thanh quản nằm ở đâu trong cơ thể con người?

Theo giải phẫu học, dây thanh quản nằm bên trong thanh quản, nằm bên trên ống khí quản, ngay phía sau yết hầu. Nằm giữa thanh quản và hai dây thanh quản còn có thanh đới giả.

Cấu tạo của dây thanh quản?

Dây thanh quản là hai dải mô màu trắng nằm ở giữa thanh quản. Khi dây thành âm mở ra, một dây thanh âm ở bên phải và một dây thanh âm ở bên trái sẽ gặp nhau và tạo thành hình chữ “V” lộn ngược. Còn khi đóng lại, hai dây thành quản sẽ tụ lại với nhau tạo thành một khe.

Thông thường dây thanh quản được bao phủ bởi màng nhầy ở phía trong thành quản. Bên dưới lớp màng nhầy, dây thanh sẽ cấu tạo bởi 3 lớp cơ bản bao gồm:

  • Lớp tế bào bên ngoài gọi là biểu mô.
  • Lớp giữa được gọi là lamina propria, giúp dây thanh âm di chuyển.
  • Lớp cơ trong cùng gồm cơ phát âm và cơ tuyến giáp.

Chức năng của dây thanh quản

Vai trò quan trọng nhất của dây thanh quản là tạo ra âm thanh như việc nói chuyện, ngâm nga, hát, gầm gừ, rên rỉ, thì thầm,… Hiểu một cách đơn giản âm thanh được tạo ra là nhờ luồng không khí được đẩy ra từ phổi thông qua việc co cơ hoành, cơ rộng bụng, cơ gian sườn. Cùng lúc đó, dây thanh quản sẽ tụ lại với nhau, luồng khí được đẩy qua khe thanh môn làm dây thanh quản rung và tạo ra âm thanh.

Các cơ thanh quản có vai trò điều khiển sự căng và vị trí các nếp gấp thanh âm, phối hợp với vị trí của miệng, hầu, lưỡi, môi tạo thành những âm thanh với tần số và cao độ khác nhau. Thông thường dây thanh âm có thể rung hàng trăm lần mỗi giây tùy thuộc vào cao độ giọng nói.

Bên cạnh đó, khi chúng ta hắt hơi, ho hoặc cười cũng tạo ra những kiểu âm thanh khác nhau thông qua sự thay đổi mức độ luồng khí đi qua khe thanh môn. Âm thanh tạo ra bởi dây thanh quản có sự khác biệt giữa độ tuổi và giới tính.

Tìm hiểu thêm: Có nên dùng dầu ăn dặm cho bé không? Lợi ích mà dầu ăn dặm mang lại

Dây thanh quản là gì? Dây thanh quản nằm ở đâu? 3
Dây thanh quản có vai trò quan trọng là hình thành giọng nói

Ngoài vai trò tạo âm thanh, dây thanh quản còn có vai trò khác là bảo vệ đường thở. Trong khi nuốt, thanh quản sẽ nằm ở một điểm giao nhau quan trọng, nơi cổ họng phân nhánh vào khí quản (nơi không khí lưu chuyển) hoặc thực quản (nơi thức ăn di chuyển đến dạ dày).

Khi ăn, dây thanh quản của bạn sẽ đóng lại để ngăn thức ăn, chất lỏng hoặc chất lạ đi vào khí quản. Thanh quản sẽ di chuyển khi nuốt, hướng thức ăn và chất lỏng về phía thực quản. Bên cạnh đó, dây thanh quản cũng bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế ho nhằm loại bỏ những dị vật di chuyển trong đường thở.

Các bệnh lý ảnh hưởng đến dây thanh quản

Rối loạn dây thanh quản là các bệnh lý liên quan đến sự bất thường về giải phẫu hoặc chức năng làm ảnh hưởng đến dây thanh quản. Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng trên là do lạm dụng giọng nói với cường độ, tần suất cao, thói quen sử dụng các chất kích thích thường xuyên hoặc do một số bệnh lý gây nên.

Một số bệnh lý ảnh hưởng đến dây thanh quản như:

Các nốt và u nang dây thanh quản

Các nốt và u nang dây thanh âm lành tính có thể khiến giọng nói yếu, khàn hoặc có thể gây mất giọng hoàn toàn. Các bệnh lý trên của dây thanh thường là do lạm dụng dây thanh quản hoặc có thể là do những nguyên nhân khác như hút thuốc, viêm xoang hoặc dị ứng.

Polyp dây thanh quản

Polyp dây thanh quản là một nhân xơ được bao bọc bởi các biểu mô phát triển quá sản, thường xuất hiện ở bờ trong của dây thanh quản. Giống như các dạng polyp khác, polyp dây thanh quản một khối u mềm lành tính, không gây ung thư.

Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới giọng nói của người bệnh. Do đó, những người có polyp thường bị khàn giọng, ngủ ngáy, khó thở khi nằm ngủ.

Viêm thanh quản

Viêm thanh quản là tình trạng sưng tấy hoặc viêm tại niêm mạc thanh quản. Bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em thường cao hơn.

Dây thanh quản là gì? Dây thanh quản nằm ở đâu? 4

>>>>>Xem thêm: Ung thư di căn ổ bụng là gì? Phương pháp điều trị ung thư di căn ổ bụng

Viêm thanh quản là một trong những bệnh lý ảnh hưởng đến dây thanh quản

Biểu hiện của bệnh lý này bao gồm bị mất giọng hoặc giọng nói yếu, khàn tiếng, ở trẻ em có thể nghe tiếng khàn khi khóc, ho khan hay ho có đờm kèm theo biểu hiện đau họng, nhất là khi nuốt.

Liệt dây thanh quản

Liệt dây thanh quản là tình trạng một hoặc cả hai dây thanh không thực hiện được chức năng xảy ra chủ yếu do tổn thương thần kinh. Bệnh lý khiến cơ thể không thể mở và đóng dây thanh quản như bình thường.

Điều này khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi trong khi nói, giọng trở nên khàn đặc, yếu ớt và khó nghe. Khi nói thường có âm thanh của tiếng không khí thoát ra, âm lượng giọng nói giảm dần, thậm chí nói không ra tiếng, hụt hơi khi nói,… Bên cạnh đó, liệt dây thanh quản còn gây khó nuốt, mắc nghẹn, ho, sặc khi nuốt, khó thở, hơi thở khò khè, ồn ào, lấy hơi thường xuyên khi nói hay khi vận động.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi: Dây thanh quản là gì? Dây thanh quản nằm ở đâu? Dây thanh quản đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành âm thanh do đó cần có những biện pháp bảo vệ, chăm sóc thích hợp để dây thanh quản được khỏe mạnh và hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

Xem thêm: Mổ hạt xơ dây thanh có nguy hiểm không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *