Cho con trẻ tiếp xúc với tiếng anh từ sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho khả năng giao tiếp, ngôn ngữ của con sau này. Giai đoạn từ 4 đến 6 tuổi chính là giai đoạn vàng để bé bắt đầu học thêm một ngoại ngữ mới. Vậy, dạy tiếng anh cho bé 4 tuổi như thế nào ba mẹ đã biết chưa?
Bạn đang đọc: Dạy tiếng anh cho bé 4 tuổi như thế nào ba mẹ đã biết chưa?
Dạy tiếng Anh cho bé 4 tuổi như thế nào để đạt được hiệu quả không phải là một việc đơn giản. Ba mẹ sẽ cần tuân thủ một số nguyên tắc nếu như muốn việc học của con đạt được kết quả tốt. Hãy cùng bài viết dưới đây đi tìm hiểu một số điều cơ bản trong việc giảng dạy tiếng Anh cho bé.
Lý do ba mẹ nên cho bé 4 tuổi học tiếng Anh
Bé ở giai đoạn từ 4 đến 6 tuổi có khả năng bắt chước rất chuẩn xác cách phát âm của người lớn, do đó, ở thời điểm này, bé sẽ có thể tiếp thu 2 ngôn ngữ một cách rất dễ dàng. Việc cần làm của các bậc phụ huynh lúc này là hãy xây dựng thói quen học tiếng Anh cho con trẻ như một niềm vui, sở thích. Bởi sau này khi bé đã vào lớp 1, bên cạnh môn tiếng Anh thì bé sẽ còn phải học rất nhiều môn học khác, vô tình việc này sẽ khiến cho bé bị áp lực, stress. Luôn có cảm giác mình bắt buộc phải học tiếng Anh, dễ gây ra tâm lý chán nản khi học.
Để tạo cho con thói quen học tiếng Anh, phụ huynh có thể cho bé xem phim hoạt hình, nghe nhạc, đọc sách, đọc truyện song ngữ,… Các hoạt động này sẽ tạo bước đệm cho bé làm quen và tiếp xúc với tiếng Anh từ sớm, tránh khiến cho bé bỡ ngỡ khi phải học tiếng Anh. Tạo cho bé một nền tảng kiến thức vững chắc, đặc biệt là khả năng nói, giao tiếp như người bản xứ và sự yêu thích tiếng Anh cho tương lai sau này.
Dạy tiếng Anh cho bé 4 tuổi như thế nào?
Nắm rõ một số các phương pháp dưới đây, ba mẹ sẽ có thể tự tin hơn trong việc dạy tiếng Anh cho con và đảm bảo dạy con đúng cách. Ba mẹ sẽ cần nhớ:
- Học mà không học: Ba mẹ hãy biến việc học thành một sân chơi sinh động, đa dạng và được lồng ghép khéo léo vào những nội dung tiếng Anh cơ bản trong đó. Để dạy tiếng Anh cho bé, ba mẹ có thể lựa chọn trò chơi xếp chữ, nhận diện đồ vật, con vật và số đếm,… hoặc lồng ghép những kiến thức này vào cuộc sống hàng ngày để bằng những trải nghiệm con có thể ghi nhớ từ vựng. Phản xạ được với các câu hỏi, từ vựng tiếng Anh một cách tự nhiên nhất.
- Tăng cường hình ảnh trực quan, hoạt động: Sai lầm lớn nhất phụ huynh có thể mắc phải khi dạy con học tiếng Anh đó chính là thúc ép con học ngữ pháp, lý thuyết, từ vựng một cách dồn dập mà không để ý tới tâm lý của bé. Trong độ tuổi này, bé sẽ chưa thể gánh chịu áp lực mà thường bị thu hút bởi những trò chơi giải trí và những thứ mới mẻ,… Vì vậy, ba mẹ hãy tận dụng điều này để giúp con trẻ làm quen với tiếng Anh một cách tinh tế. Đồng tời, ba mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp giúp bé ghi nhớ bằng ngôn ngữ cơ thể kết hợp cùng với các hoạt động thể chất.
- Chú trọng vào giáo cụ: Giáo cụ sẽ thiết thực hơn giáo trình trong trường hợp này. Bắt bé học tiếng Anh rập khuôn theo giáo trình một cách máy móc sẽ làm hạn chế khả năng tư duy và phát triển của bé rất nhiều. Việc yêu cầu bé ngồi yên vào bàn cùng cuốn vở cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thay vào đó, ba mẹ nên sử dụng những mô hình trực quan minh họa cho con nội dung bài học để bài học thêm phần sinh động, thú vị, từ đó kích thích con học một cách hiệu quả.
- Luyện tập nói, giao tiếp: Việc hướng dẫn con phát âm một cách thật chuẩn rất quan trọng trong việc học tiếng Anh. Hãy đảm bảo việc phát âm của bé được học một cách chuẩn chỉ, bài bản nhất. Tránh tình trạng phát âm sai, ngọng do xem phải các nguồn video không có kiểm định trong việc dạy phát âm.
- Không quá chú trọng ngữ pháp: Ở giai đoạn này, ba mẹ không nên quá chú trọng vào ngữ pháp mà nên giúp bé phát triển những kỹ năng khác như nghe, nói, đọc, phát âm,… Ngoài ra, có thể lồng ghép các câu thoại ngắn hoặc những lời bài hát ngắn đơn giản với những cấu trúc được lặp lại nhiều lần giúp trẻ bước đầu làm quen với với các cấu trúc tiếng Anh đơn giản.
Bên cạnh việc học, trong giờ giải trí, ba mẹ hãy tạo điều kiện cho con được tiếp xúc với tiếng Anh nhiều nhất có thể bằng việc xem hoạt hình tiếng Anh, đọc truyện song ngữ, xem những video ca nhạc bằng tiếng Anh,…
Tìm hiểu thêm: Bấm lỗ tai bao lâu lành?
Một số lưu ý khi dạy tiếng Anh cho bé
Ghi nhớ một số lưu ý dưới đây sẽ giúp con trẻ học tiếng Anh một cách thật thoải mái và không có áp lực. Cụ thể:
- Có lộ trình học và mục đích rõ ràng: Có lộ trình và mục đích, mục tiêu rõ ràng (không đặt mục tiêu quá cao) sẽ giúp phụ huynh tìm ra được những phương pháp đồng hành cùng con phù hợp nhất, mang lại hiệu quả tối ưu.
- Phân biệt rõ ràng ngôn ngữ: Việc học ngoại ngữ từ sớm có thể khiến cho bé bị lẫn lộn giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ 2 là tiếng Anh, nghiêm trọng hơn có thể khiến bé bị rối loạn ngôn ngữ. Do đó, khi dạy tiếng Anh cho bé, phụ huynh cần tránh việc sử dụng “loạn xạ” hai ngôn ngữ. Sử dụng các ngôn ngữ bừa bãi có thể gây ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp và hoạt động hàng ngày của bé.
- Lựa chọn công cụ học phù hợp: Có rất nhiều loại công cụ phục vụ cho bé 4 tuổi học tiếng Anh như Youtube, app học tập, Flashcard. Ba mẹ hãy kết hợp những công cụ này một cách thật hợp lý để kích thích sự tò mò, hứng thú của bé trong việc học.
- Không kiểm tra: Không kiểm tra con sau mỗi bài học, việc này có thể vô tình tạo nên nỗi sợ, sự chán nản việc học tiếng Anh đối với bé, thậm chí vì quá sợ hãi, bé có thể gặp phải một số chứng bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu,… Ba mẹ hãy khuyến khích con tham gia vào các trò chơi giáo dục để ôn tập lại cho bé, giúp bé ghi nhớ lâu.
- Kiên nhẫn đồng hành cùng con: Có sự đồng hành của ba mẹ, bé con sẽ có thể tự tin hơn trong quá trình học tiếng Anh.
>>>>>Xem thêm: 100g cua bao nhiêu calo?
Đến đây, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã nắm rõ một số quy tắc và lưu ý quan trọng khi dạy tiếng Anh cho bé 4 tuổi. Để việc học của bé đạt hiệu quả tốt nhất, ba mẹ hãy khéo léo kết hợp các phương pháp học tập vào cùng với nhau. Và trên tất cả là không tạo ra áp lực cho bé, không đặt ra mục tiêu học tập quá cao và ép bé thực hiện. Xây dựng cho bé một nền tảng tiếng Anh thật vững chắc về sau.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể