Khác với kính áp tròng thông thường kính giãn tròng được quảng cáo còn có tác dụng “giãn tròng” có nghĩa là khi sử dụng, mắt của bạn sẽ trông to và tròn hơn so với mắt nguyên thủy. Vậy đeo kính giãn tròng có hại mắt không?
Bạn đang đọc: Đeo kính giãn tròng có hại mắt không?
Kính giãn tròng là một loại thấu kính được quảng cáo có tác dụng làm tăng kích thước tròng đen của mắt, làm cho mắt của bạn sẽ to hơn,tròn hơn, đẹp hơn và thậm chí bạn có thể đổi màu mắt theo ý thích cá nhân. Giống như kính áp tròng, loại thấu kính này cũng được thiết kế mỏng và uống cong ôm lấy con ngươi khi đặt trực tiếp lên mắt.
Loại kính này còn được quảng cáo vừa giúp bạn trông xinh đẹp hơn vừa có thể hỗ trợ điều trị những tật khúc xạ về mắt như: Cận thị, viễn thị và loạn thị… Độ giãn của loại kính này sẽ cao hơn 14.2mm (kích thước phù hợp với mắt người châu Á). Vậy thực hư vấn đề này như thế nào? Sử dụng kính giãn tròng có hại cho mắt hay không? Hãy cùng nhau tìm hiểu thông tin trên qua bài viết này nhé!
Đeo kính giãn tròng có hại cho mắt hay không?
Kính giãn tròng ngoài có tác dụng giúp đôi mắt bạn to tròn hơn còn được trang trí thêm đường viền nhỏ bao quanh tròng mắt giúp mắt trông càng to tròn hơn. Việc sử dụng kính giãn tròng này rất phù hợp đối với trường hợp phải hóa trang đôi mắt vì mục đích nào đó. Hiện nay, kính giãn tròng hiện nay được khá nhiều người ưa chuộng.
Kính giãn tròng cũng thuộc dạng kính áp tròng do đó, cần nhận được sự chỉ định của bác sĩ nhãn khoa nếu như bạn muốn bảo vệ đôi mắt. Tuy nhiên, ngoài phục vụ cho công việc như hóa trang với tính chất có thể thay đổi màu mắt, tạo ra những hình ảnh đồng tử mới lạ, mục đích thẩm mỹ hay chỉ để thõa mãn thú chơi của người sử dụng kính giãn tròng này không được giới y khoa khuyến khích.
Không những thế, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng về nguyên vật liệu… của những loại kính giãn tròng trên thường không rõ ràng thậm chí không có nhà bán hàng nào có thể đảm bảo chất lượng an toàn cho đôi mắt của bạn 100%. Với thị trường trôi nổi, phong phú đa dạng như hiện nay, người tiêu dùng tiếp cận đến những nguồn hàng trên khá dễ dàng, đặt mua online sau đó về sử dụng cho mắt của mình, cũng không ai đền bù khi có bất cứ thiệt hại nào xảy ra với đôi mắt của chính mình.
“Đeo kính giãn tròng có hại mắt không” là thắc mắc của nhiều người
Tác hại của việc sử dụng kính giãn tròng không đúng cách
Dù là loại kính nào, khi sử dụng cho đôi mắt, tiếp xúc trực tiếp với giác mạc, nhất thiết cần có sự chỉ định của bác sĩ nhãn khoa. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách sử dụng như: Cách tháo lắp, cách bảo quản, thời hạn sử dụng, kê đơn những loại thuốc nhỏ mắt cũng như nước mắt nhân tạo… nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra những nguy hiểm, tác hại không mong muốn như:
Những loại kính giãn tròng trôi nổi không rõ xuất xứ thường có độ ẩm thấp, từ đó sẽ lấy đi lượng nước mắt trong mắt của bạn, dẫn đến khô mắt. Nếu việc khô mắt không được thăm khám, điều trị có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như khô mắt dai dẳng và suy giảm thị lực.
Không những thế, để kinh doanh, rất nhiều cửa hàng quảng cáo những loại có độ ẩm cao và có khả năng tự làm sạch nên không cần sử dụng dung dịch ngâm, giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, thực tế, với điều kiện khí hậu nhiều khói bụi ô nhiễm, việc tự làm sạch là điều khó có thể hoàn thành tốt. Nếu tiếp tục sử dụng trong thời gian dài nhưng không được ngâm rửa và vệ sinh đúng cách, rất dễ dần đến tình trạng viêm nhiễm do nấm, vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra nhiễm trùng mắt rất nguy hiểm.
Hơn thế nữa, khi sử dụng loại kính này quá thường xuyên, việc tháo lắp cũng như vệ sinh kém, không cho mắt thời gian thư giãn… hoàn toàn có thể gây ra những bệnh về mắt nguy hiểm như: Trầy xước giác mạc, nhiễm khuẩn, nấm mắt… hoặc vô ý trúng tròng đen mắt sẽ gây đau đớn, loạn dưỡng lòng đen, viêm nhiễm do dị ứng chất liệu kính, không được trang bị cách xử lý tình huống khi có dị vật kẹt giữa mắt và kính…
Cuối cùng, khi đeo những loại kính giãn tròng này đồng nghĩa với việc đồng tử mắt phải thường xuyên co giãn để điều chỉnh khoảng cách nhìn chính xác. Việc đồng tử của chúng ta phải luôn trong tình trạng làm việc hết công suất, rất có thể sẽ gây ra những biến chứng không mong muốn.
Tìm hiểu thêm: 7 lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ quả kỷ tử bạn cần biết
Kính giãn tròng cần có sự chỉ định của bác sĩ nhãn khoaNhững lưu ý trong trường hợp bắt buộc sử dụng kính giãn tròng
Trước hết, hãy nhớ rằng không có điều gì tuyệt vời bằng việc bạn đang sở hữu có đôi mắt đẹp tự nhiên. Khi có ý định lựa chọn kính giãn tròng phục vụ cho việc làm đẹp cho “cửa sổ tâm hồn”, bạn hãy nên cân nhắc thật kĩ cũng như tự trang bị cho bản thân những thông tin hữu ích liên quan đến việc chọn lựa và sử dụng kính.
Trong trường hợp bắt buộc bạn phải sử dụng kính giãn tròng nhằm phục vụ tính chất công việc, bạn hãy chọn bệnh viện chuyên khoa mắt uy tín, thăm khám kiểm tra xem mắt bạn đủ khỏe hay không. Đồng thời mua kính tại những nơi uy tín, an toàn và được sự cấp phép sử dụng cho đôi mắt của Bộ Y tế. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ kiểm tra con ngươi của bạn, tính toán độ cong, đường kính – độ rộng của giác mạc cũng như sẽ chọn lựa cho bạn loại kính phù hợp nhất.
Tuy nhiên, bạn đọc cùng đừng nên quá lạm dụng loại kính này sử dụng cho mắt của mình. Chỉ nên sử dụng từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày, nhỏ mắt sau mỗi 2 tiếng và nên ngâm kính với dung dịch ngâm ít nhất 8 tiếng trước khi sử dụng. Không những thế, bạn đừng quên sử dụng kính che chắn khi đi ra đường nhé!
>>>>>Xem thêm: Bật mí cách sử dụng tinh hàu biển OB mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe nam giới
Bạn đọc cùng đừng nên quá lạm dụng loại kính này sử dụng cho mắt của mìnhNgoài ra, cần thiết phải bổ sung thêm nhiều thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho đôi mắt như vitamin A, C, omega 3, dầu cá, cá thu, cà hồi, cá trích… Bạn cũng đừng quên tập thể dục cho mắt, mát – xa mắt, dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi cũng như thư giãn.
Hi vọng bài viết này sẽ làm hài lòng bạn đọc về thông tin về: “Đeo kính giãn tròng có hại mắt không?”. Chúc cho bạn đọc có một đôi mắt tự nhiên, xinh đẹp, sáng khỏe và luôn nhìn cuộc đời bằng ánh mắt yêu thương nhé!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể