Đừng chủ quan nếu như bạn mắc phải hội chứng tiền đình trung ương

Nguyên nhân của hội chứng rối loạn tiền đình trung ương là do các vấn đề về não như thiếu máu não hệ cơ bản, tụ máu hố sau, u thân não, đa xơ cứng hoặc áp xe não,… sẽ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị nhanh chóng. Trong bài viết này của Kenshin, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu về cách chẩn đoán chính xác của hội chứng tiền đình trung ương, đồng thời có được câu trả lời, tình trạng này có nguy hiểm hay không.

Bạn đang đọc: Đừng chủ quan nếu như bạn mắc phải hội chứng tiền đình trung ương

Hội chứng tiền đình trung ương là do chấn thương các trung tâm thăng bằng của hệ thần kinh trung ương. Đây thường là kết quả của chấn thương não hoặc tiểu não và ít có khả năng gây ra ảo giác chuyển động hoặc buồn nôn hơn chóng mặt có nguồn gốc ngoại biên.

Cấu tạo của hệ thống tiền đình của con người

Hệ thống tiền đình được cấu tạo bởi hai bộ phận chính là nhân tiền đình và ống dẫn truyền.

Trong đó:

  • Nhân tiền đình nằm giữa cầu não và tủy sống.
  • Đường dẫn truyền: Tiền đình ngoại vi bắt đầu từ hạch tiền đình và kết thúc ở nhân tiền đình và nhung mao nút của tiểu não. Tiền đình trung ương bắt nguồn từ nhân tiền đình, đi xuống tủy sống và đi lên thân não.

Hệ thống tiền đình đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng trong cơ thể. Khi chúng ta di chuyển, nghiêng người hoặc xoay người, hệ thống tiền đình sẽ nghiêng và lắc theo chuyển động của cơ thể và giúp điều chỉnh cơ thể bạn về trạng thái cân bằng, đồng thời giúp phối hợp các bộ phận như cử động mắt, đầu và thân mình,…

Đừng chủ quan nếu như bạn mắc phải hội chứng tiền đình trung ương 1

Hệ thống tiền đình đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng trong cơ thể

Các biểu hiện thường thấy của rối loạn tiền đình

  • Chóng mặt: Là triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng tiền đình. Người bệnh cảm thấy các đồ vật xung quanh quay cuồng, thường là cảm giác rất mạnh, đặc biệt khó chịu. Kèm theo các rối loạn tự chủ như buồn nôn, vã mồ hôi, sợ ngã,…
  • Rối loạn thăng bằng: Có nhiều mức độ khác nhau, rối loạn nặng khi người bệnh không đứng được, dấu hiệu này thường thấy ở giai đoạn đầu của hội chứng tiền đình ngoại biên. Rối loạn nhẹ đến trung bình với các triệu chứng như không đứng vững, nghiêng người sang một bên, bước đi có phần loạng choạng,…
  • Khi khám có thể phát hiện các dấu hiệu rung giật nhãn cầu: Đây là bệnh rối loạn vận động của cả hai nhãn cầu với đặc điểm là cử động liên tục, nhịp nhàng, khá đều đặn và liên tục thay đổi hướng của các chuyển động xen kẽ (một nhanh và một chậm).

Ngoài ra, tùy theo vị trí tổn thương mà có thể gặp các triệu chứng như ù tai, giảm thính lực, điếc, liệt nửa người, rối loạn nuốt, hội chứng tiểu não,…

Đừng chủ quan nếu như bạn mắc phải hội chứng tiền đình trung ương 2

Chóng mặt là triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng tiền đình

Vậy hội chứng rối loạn tiền đình trung ương là gì?

Dưới 5 – 10% bệnh nhân bị rối loạn tiền đình sẽ mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình trung ương. Nguyên nhân là do tổn thương nhân tiền đình, tổn thương các đường liên hệ trong nhân tiền đình. Ngoài ra cũng có thể do động mạch đưa máu lên não bị suy giảm do xơ vữa.

Triệu chứng của bệnh khiến cho bệnh nhân suy tuần hoàn não, đi lại khó khăn, chóng mặt, mất ngủ, đầu óc quay cuồng đặc biệt là vào ban đêm và buổi sáng. Hội chứng tiền đình trung ương có thể đi kèm với các thiếu hụt thần kinh, chẳng hạn như nói lắp và nhìn đôi, và đặc biệt là rung giật nhãn cầu bệnh lý.

Một số tình trạng hệ thần kinh trung ương có thể dẫn đến hội chứng tiền đình trung ương là nhồi máu hoặc tổn thương xuất huyết, khối u phát sinh trong tiểu não, rối loạn cột sống cổ như thoái hóa đốt sống cổ, gai cột sống, dị dạng Chiari, đa xơ cứng, bệnh Parkinson cũng như rối loạn chức năng não nói chung.

So với hội chứng tiền đình ngoại biên, hội chứng tiền đình trung ương thường ít cải thiện hoặc có thể cải thiện chậm hơn do tổn thương thực thể ở não và ít có khả năng bù đắp.

Tìm hiểu thêm: Bướu cổ có mấy loại? Những cách để điều trị bướu cổ hiện nay

Đừng chủ quan nếu như bạn mắc phải hội chứng tiền đình trung ương 3

So với hội chứng tiền đình ngoại biên, hội chứng tiền đình trung ương thường ít cải thiện

Rối loạn tiền đình trung ương có nguy hiểm hay không?

Rối loạn tiền đình trung ương rất nguy hiểm, vì nguyên nhân của hội chứng này thường là các bệnh liên quan đến não bộ như đau đầu vận mạch (đau nửa đầu), nhiễm trùng não, rối loạn tâm thần, bệnh mạch máu não, đột quỵ (xuất huyết não, nhồi máu não), chấn thương sọ não, u não, đa xơ cứng,…

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nếu không được điều trị. Việc điều trị muộn màng có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh như:

  • Dễ trầm cảm;
  • Dễ bị ngã, đi lại không vững vàng;
  • Nguy cơ đột quỵ

Các cách chẩn đoán hội chứng tiền đình trung ương

Khám lâm sàng giúp chẩn đoán rối loạn tiền đình trung ương

Bạn nên khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa ngoại thần kinh. Sau khi dựa vào các dấu hiệu hiện đã có như chóng mặt, mất thăng bằng, rung giật nhãn cầu,… kết hợp với việc khai thác tiền sử của bệnh nhân, bác sĩ sẽ loại trừ một số bệnh lý liên quan cũng gây ra các triệu chứng tương tự như trên như thiếu máu não. Từ đó sẽ chỉ định các chụp chiếu và xét nghiệm cần thiết để đánh giá chính xác.

Đừng chủ quan nếu như bạn mắc phải hội chứng tiền đình trung ương 4

Bạn nên khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa ngoại thần kinh

Cận lâm sàng

Tùy theo tình trạng bệnh lý và các loại trừ của bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm và thăm khám để hỗ trợ chẩn đoán, chẳng hạn như:

  • Các xét nghiệm máu cơ bản;
  • Chụp X quang cột sống cổ;
  • Siêu âm đốt sống cổ;
  • Đo điện não;
  • Chụp CT-Scan sọ hoặc MRI sọ não để tìm tổn thương não.

Đừng chủ quan nếu như bạn mắc phải hội chứng tiền đình trung ương 5

>>>>>Xem thêm: Lợi ích và cách sử dụng tinh dầu cây chè

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn chụp CT – Scan sọ hoặc MRI sọ não để tìm tổn thương não

Những thông tin tham khảo trong bài viết chắc hẳn đã giúp bạn biết thêm về bệnh rối loạn tiền đình trung ương nhưng không thể thay thế khám bệnh.

Vì vậy, khi có các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình cần đến ngay cơ sở chuyên khoa nội thần kinh uy tín để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời theo hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ.

Nga Linh

Nguồn Tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *