Fluor là thành phần được tìm thấy nhiều trong nước súc miệng, kem đánh răng. Việc sử dụng Fluor cần phải tuân thủ theo liều lượng nhất định nếu như bạn không muốn bị ngộ độc Fluor.
Bạn đang đọc: Fluor là gì? Các triệu chứng khi ngộ độc Fluor
Vậy triệu chứng khi ngộ độc Fluor là gì và sử dụng Fluor thế nào để không bị ngộ độc? Cùng theo dõi phần nội dung dưới bài viết sau để được lý giải về vấn đề này nhé.
Contents
Fluor là gì?
Fluor là một thành phần quan trọng có tác dụng bảo vệ men răng và giúp cho răng được chắc khỏe. Công thức hóa học của Fluor được viết tắt là F. Theo đó, có đến 95% lượng Fluor được phân bố chủ yếu ở răng và xương, 4% còn lại phân bố ở máu, dây chằng và gân.
Lượng Fluor có trong răng đều bị mất đi mỗi ngày nhưng đồng thời cũng sẽ tự bù lại thông qua cơ chế tái khoáng và khử khoáng.
Fluor là thành phần giúp răng được chắc khỏe
Quá trình khử khoáng thường xảy ra khi lượng axit có trong một số loại thức ăn gây bào mòn Fluor. Vi khuẩn ở trong vôi răng và mảng bám cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt Fluor mỗi ngày.
Quá trình tái khoáng được thiết lập nhằm mục đích bù lại lượng Fluor bị thiếu hụt. Phosphate, Canxi và Fluor sẽ được tái tạo nếu như bạn tăng cường bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất. Trong đó cá biển, trà xanh, rau củ là những nguồn bổ sung Fluor rất tuyệt vời mà bạn có thể tận dụng.
Ngộ độc Fluor là gì?
Ngộ độc Fluor chính là tình trạng nồng độ Fluor ở trong cơ thể bị tăng cao. Tuy muối Fluor an toàn đối với sức khỏe răng miệng khi dùng ở nồng độ thấp nhưng việc tiêu thụ quá liều lượng muối Fluor sẽ rất nguy hiểm.
Theo đó, liều dùng Fluor gây chết người đối với đa số người trưởng thành được ước tính là từ 5 đến 10g (tương đương với liều từ 32 đến 64mg/ kg flo nguyên tố/ kg trọng lượng cơ thể). Nếu như nuốt phải Fluor sẽ gây khó chịu đối với hệ tiêu hóa, điển hình là dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa.
Tuy Fluor rất hữu ích đối với sức khỏe răng miệng khi ở liều lượng thấp nhưng nếu tiếp xúc lâu dài với Fluor ở liều lượng lớn sẽ gây ra sự cản trở đối với sự hình thành của xương.
Triệu chứng khi ngộ độc Fluor
Liều lượng cho phép của Fluor trong khẩu phần ăn là từ 2,4 đến 4,8mg/ kg thực phẩm hoặc những chế phẩm bổ sung dinh dưỡng. Giới hạn cho phép của Fluor ở trong mức ăn sinh hoạt hằng ngày đó là 1,2 mg/l. Nếu như bạn bổ sung Fluor quá mức giới hạn sẽ gây ra tình trạng thừa Fluor và gây độc.
Nếu như nuốt phải Fluor 0,2%, bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng khi bị trúng độc như: Miệng tiết nhiều nước bọt, cảm nhận được mùi xà phòng và vị mặn, có cảm giác chóng mặt buồn nôn, đau thắt ở bụng, khát nước, ói mửa, vã mồ hôi.
Tìm hiểu thêm: 6 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của nước ép mận
Ngộ độc Fluor có thể gây triệu chứng buồn nônNhững trường hợp này cần phải cấp cứu bằng cách đó là cho nạn nhân uống nhiều sữa, sau đó dùng ngón tay để ấn vào họng và đáy lưỡi để kích thích nạn nhân nôn ói. Đối với trường hợp nặng hơn, bệnh nhân cần phải đến các cơ sở y tế để được điều trị.
Cách sử dụng các sản phẩm có chứa Fluor
Để hạn chế tình trạng sử dụng Fluor quá nồng độ cho phép, bạn nên sử dụng nước sạch có chứa nồng độ Fluor thích hợp là từ 0,7 đến 1 ppm. Nếu như dùng nước giếng mà bạn thấy răng bị đen nhiều thì cần phải kiểm tra lượng Fluor có ở trong nước.
Dung dịch nước Fluor khi súc miệng thường có tỷ lệ Fluor cao. Do đó, khi sử dụng nước súc miệng, bạn cần pha theo tỷ lệ hướng dẫn. Khi súc miệng, bạn nên ngậm miệng trong thời gian là 2 đến 3 phút để thuốc có thể ngấm vào bên trong răng. Sau khi súc miệng trong vòng 30 phút, bạn không nên ăn uống để không làm mất đi tác dụng của Fluor ở trên mặt răng. Bạn chỉ nên súc miệng với nước súc miệng có chứa Fluor mỗi tuần 1 lần. Kem đánh răng có chứa Fluor cần phải sử dụng hằng ngày.
>>>>>Xem thêm: Gãy xương hở: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị
Nên dùng nước súc miệng có chứa FlourNếu như khẩu phần ăn hằng ngày bị thiếu hụt Fluor, bạn có thể bổ sung Fluor toàn thân với các dạng như dạng giọt uống, dạng viên và tuyệt đối không được dùng cùng lúc 2 dạng bổ sung Fluor toàn thân. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng kết hợp một dạng bổ sung toàn thân và một dạng bổ sung tại chỗ (nước súc miệng, nước uống, kem đánh răng). Việc sử dụng Fluor toàn thân cần phải có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Như bất cứ hoạt chất dinh dưỡng nào, Fluor chỉ nên được bổ sung mỗi ngày với liều lượng vừa phải để tránh tình trạng bị ngộ độc. Ngộ độc Fluor là gì? Mọi vấn đề này đã được giải đáp cụ thể ở bài viết trên. Với những kiến thức quan trọng này, bạn đã biết cách dùng Fluor sao cho hợp lý rồi chứ?
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể