Giải đáp thắc mắc: Thủng màng nhĩ có chữa được không?

Thủng màng nhĩ có chữa được không là một trong các vấn đề về tai được nhiều người quan tâm nhất. Bởi thủng màng nhĩ sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận và xử lý âm thanh của người bệnh, thậm chí là dẫn đến mất thính lực.

Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Thủng màng nhĩ có chữa được không?

Màng nhĩ là một lớp màng mỏng nằm ngăn cách tai ngoài và tai giữa, chịu trách nhiệm tiếp nhận và xử lý sóng âm giúp tai chúng ta nghe được âm thanh. Chính vì vậy nên nhiều người lo lắng rằng liệu thủng màng nhĩ có chữa được không, có nghe lại được không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết sau đây nhé!

Đôi nét về thủng màng nhĩ

Trước khi trả lời được câu hỏi “thủng màng nhĩ có chữa được không” bạn nên tìm hiểu rõ về hiện tượng này. Thủng màng nhĩ là hiện tượng tổn thương và tạo nên vết rách trên màng nhĩ, làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận âm thanh của tai.

Nguyên nhân gây thủng màng nhĩ là gì?

Bởi vì màng nhĩ rất mỏng mà nó rất dễ bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như:

  • Sự tích tự dịch ở tai giữa do các vi sinh vật trong viêm tai giữa lâu ngày gây áp lực và làm rách lớp mô mỏng bảo vệ tai (màng nhĩ).
  • Thói quen lấy ráy tai bằng dụng cụ kim loại hay đưa bông tăm vào sâu trong tai khiến màng nhĩ bị rách.
  • Âm thanh lớn như tiếng một vụ nổ đột ngột gây chấn thương màng nhĩ.
  • Tai nạn, chấn thương vật lý, va đập đầu hoặc tai cũng có thể gây thủng màng nhĩ.

thủng màng nhĩ có chữa được không 1

Âm thanh quá lớn có thể gây thủng màng nhĩ

Dấu hiệu nhận biết hiện tượng thủng màng nhĩ

Người bị thủng màng nhĩ có thể có một số triệu chứng và biểu hiện như sau:

  • Đau nhức tai dữ dội và có âm thanh như búa bổ trong tai.
  • Cảm giác tắc nghẽn, ù tai.
  • Cảm giác buồn nôn, chóng mặt và giữ thăng bằng kém.
  • Giảm thính lực, không nghe rõ các âm thanh bên ngoài.
  • Đôi khi bị sốt và cảm giác khó chịu toàn thân.

Khi phát hiện các dấu hiệu thủng màng nhĩ hoặc có các triệu chứng nghi ngờ này, nhiều người lo lắng rằng liệu thủng màng nhĩ có chữa được không.

Thủng màng nhĩ có chữa được không?

Thực tế, thủng màng nhĩ có thể chữa khỏi hoàn toàn nhất là khi được điều trị sớm. Một số trường hợp nhẹ, lỗ thủng nhỏ (dưới 10 – 15dB) sẽ tự liền lại sau một vài tuần. Đối với các lỗ thủng lớn (trên 20dB) thì sẽ không tự lành lại được mà cần điều trị can thiệp.

Những trường hợp phát hiện và điều trị thủng màng nhĩ muộn hay tình trạng thủng màng nhĩ kéo dài từ 3-6 tháng mà không được điều trị phù hợp có thể sẽ dẫn đến một số biến chứng như:

  • Mất thính lực hoàn toàn: Theo thời gian, lỗ thủng trên màng nhĩ sẽ lớn dần cộng với các tác động từ bên ngoài sẽ khiến tình trạng tổn thương màng nhĩ nặng nề hơn. Khi đó, người bệnh có thể bị điếc vĩnh viễn, không còn khả năng tiếp nhận và xử lý âm thanh.
  • Viêm tai cholesteatoma: Khối u lành tính hình thành ở tai giữa ảnh hưởng đến thính giác và chức năng vận hành một số cơ trên mặt.

thủng màng nhĩ có chữa được không 2

Thủng màng nhĩ có chữa được không còn tùy thuộc vào việc phát hiện bệnh sớm hay muộn

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị thủng màng nhĩ hiện nay

Để tránh thủng màng nhĩ phát triển thành các biến chứng nguy hiểm, quan trọng nhất là bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Để xác định mức độ thủng màng nhĩ, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành phân tích dịch tai, sử dụng thiết bị chiếu sáng chuyên dụng tìm lỗ thủng màng nhĩ, kiểm tra thính lực và đo màng nhĩ,…

Dựa trên kết quả chẩn đoán cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp cho từng người. Nếu thủng màng nhĩ nhẹ chỉ cần dùng thuốc giảm đau và kháng sinh (nếu có dấu hiệu của nhiễm trùng), màng nhĩ sẽ tự lành lại sau một vài tuần. Nếu thủng màng nhĩ nặng hơn, có thể cần phẫu thuật vá màng nhĩ hoặc tạo hình màng nhĩ.

Hiện nay, phẫu thuật vá màng nhĩ, nhất là phẫu thuật vá nhĩ nội soi đã trở nên rất phổ biến với ưu điểm nổi bật về độ chính xác và tính nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là một thủ thuật tinh vi nên bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để được phẫu thuật bởi bác sĩ có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng cốc nguyệt san dễ dàng, an toàn

thủng màng nhĩ có chữa được không 3

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra hướng điều trị thủng màng nhĩ phù hợp với từng người

Phương pháp khắc phục thủng màng nhĩ tại nhà

Trường hợp thủng màng nhĩ nhẹ, bác sĩ khuyến cáo bạn có thể tự điều trị tại nhà và để tăng khả năng hồi phục, bạn nên thực hiện theo một số lời khuyên sau đây:

  • Thường xuyên vệ sinh tai sạch sẽ và nhẹ nhàng, không làm sạch quá sâu hay tác động lực quá mạnh lên tai.
  • Sử dụng đồ bảo hộ cho tai khi tắm, đi bơi hoặc khi làm việc ở môi trường có nhiều tiếng ồn.
  • Không tự ý dùng các loại thuốc nhỏ tai khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh để cơ thể cảm lạnh và phải xì mũi. Vì xì mũi sẽ tạo tác động lớn đến tai làm cho vết thủng màng nhĩ mở rộng hơn.

thủng màng nhĩ có chữa được không 3

>>>>>Xem thêm: Tình trạng mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều có thường gặp hay không?

Không nên đưa bông tăm vào tai quá sâu để bảo vệ tai tránh khỏi tổn thương dù là nhỏ nhất

Biện pháp phòng ngừa thủng màng nhĩ

Bạn có thể chủ động ngăn ngừa rách màng nhĩ bằng các biện pháp sau:

  • Điều trị dứt điểm các tình trạng nhiễm trùng ở tai, tránh để nhiễm trùng kéo dài gây khó chịu và ứ dịch làm tổn hại đến màng nhĩ và cả tai giữa.
  • Bảo vệ tai khi đi máy bay để tránh hiện tượng tác động áp lực lớn đến tai, đặc biệt là khi bạn đang bị cảm lạnh hay ù tai. Để bảo vệ tai trước sự thay đổi áp suất khi đi máy bay, bạn có thể đeo nút bảo vệ tai, cố gắng để ngáp hoặc nhai một viên kẹo cao su.
  • Không đưa bất kỳ vật lạ nào vào tai kể cả các dụng cụ lấy ráy tai không chuyên dụng. Đôi khi bông tăm cũng sẽ gây tổn thương màng nhĩ của bạn. Đặc biệt nhất là với trẻ nhỏ, bạn luôn hướng dẫn cho trẻ không được cho dị vật vào miệng, mũi hay vào tai.

Trên đây là những thông tin cần biết về thủng màng nhĩ và hy vọng có thể giải đáp được cho bạn “thủng màng nhĩ có chữa được không” để từ đó biết cách xử trí khi gặp phải hiện tượng này nhé!

Vi Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *