Tiền sản giật luôn là mối e ngại đối với các mẹ bầu, việc không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé hay thậm chí là nguy cơ tử vong cao. Do đó mẹ bầu cần nắm rõ dấu hiệu tiền sản giật là gì và mức độ nguy hại của nó.
Bạn đang đọc: Góc giải đáp: Dấu hiệu tiền sản giật là gì?
Theo thống kê, có khoảng hơn 3 – 5% các sản phụ mắc phải triệu chứng tiền sản giật và khoảng 17% các mẹ bầu có nguy cơ tử vong cao do không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Con số phản ánh khả năng mắc các triệu chứng tiền sản giật ở các mẹ bầu luôn tăng trong khoảng hai thập kỷ qua. Do vậy để đảm bảo sức khỏe an toàn cho cả mẹ và bé, hãy cùng Kenshin tìm hiểu về những dấu hiệu tiền sản giật và cách điều trị biến chứng nguy hiểm này.
Contents
Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật gây hậu quả nguy hiểm cho mẹ bầu
Trước mắt các mẹ bầu cần nắm rõ về khái niệm tiền sản giật là gì, vì sao đây lại được xem như là mối đe dọa nguy hiểm cho các sản phụ trong suốt thời kỳ mang thai.
Tiền sản giật (preeclampsia) là một biến chứng nguy hiểm xảy ra ở các mẹ bầu, thường diễn ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc giai đoạn hậu sản. Điển hình của tình trạng này là sự tăng cao của chỉ số huyết áp, lượng protein trong nước tiểu cao hoặc gây nên các tổn thương nội tạng như gan, thận. Tuy nhiên, theo hướng dẫn được đưa ra bởi Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ, chẩn đoán tiền sản giật không còn đòi hỏi phải phát hiện mức độ protein cao trong nước tiểu (protein niệu). Bằng chứng cho thấy các vấn đề về nội tạng với thận và gan có thể xảy ra mà không có dấu hiệu của protein.
Các dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc phải tiền sản giật
Tìm hiểu thêm: Trứng nướng bao nhiêu calo? Một số lợi ích của trứng nướng đối với sức khỏe
Tăng cân bất thường là dấu hiệu tiền sản giậtKhi có các biểu hiện tiền sản giật dưới đây, việc các mẹ bầu cần làm là đến các bệnh viện hay cơ sở thăm khám uy tín để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và hỗ trợ điều trị.
Tay, mặt bị sưng phù
Đây là dấu hiệu mà các mẹ bầu khi mang thai rất khó để nhận biết. Tuy nhiên nếu bạn thấy tay và mặt đột nhiên sưng phù mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt là vùng da quanh mắt. Hãy đến bệnh viện để thăm khám và nhờ sự tư vấn của bác sĩ kịp thời.
Suy giảm thị lực
Những thay đổi như mắt trở nên mờ, đột nhiên trở nên nhạy cảm với ánh sáng cũng là một trong những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc phải tiền sản giật.
Đau nhức đầu liên tục
Nếu chỉ là các triệu chứng đau nhức đầu thông thường, bạn có thể phục hồi sức khỏe lại sau đó khi sử dụng thuốc hỗ trợ hoặc cơn đau không dai dẳng mà chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Nhưng nếu là dấu hiệu tiền sản giật, mẹ bầu sẽ rơi vào tình trạng đau nhức đầu liên tục trong nhiều ngày thậm chí đã sử dụng thuốc hỗ trợ giảm đau nhưng vẫn không khỏi.
Tăng cân không kiểm soát
Đối với các mẹ bầu, tình trạng tăng cân trong thời kỳ mang thai sẽ là rất bình thường nếu số cân tăng không đáng kể hay quá liên tục.
Nếu số cân của bạn tăng quá nhanh từ 2 – 5 kg/tuần mà không rõ nguyên nhân, thì có lẽ bạn đã mắc phải các dấu hiệu của tiền sản giật.
Đau ở vùng bụng
Dấu hiệu xảy ra nếu mẹ bầu thấy đau ở vùng bụng nhưng không phải khó tiêu hay chuyển mình của thai nhi. Đau có thể lan ra cả hai bên sườn.
Hiện nay tại hầu hết các bệnh viện đều đã được trang bị những phương thức xét nghiệm, chẩn đoán hiện đại nhưng xét nghiệm sinh hóa máu, kiểm tra lâm sàng hoặc tiến hành kiểm tra thai nhi trong bụng mẹ. Do đó đừng quá lo ngại khi có các dấu hiệu tiền sản giật, hãy nhanh chóng đến bệnh viện và nhận sự hỗ trợ từ đội ngũ bác sĩ, y tá.
Tiền sản giật điều trị như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Bài tập mắt lác đơn giản hiệu quả
Nhận sự tư vấn từ bác sĩ khi phát hiện triệu chứngHầu hết phụ nữ bị tiền sản giật sẽ sinh con khỏe mạnh và phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, một số phụ nữ sẽ gặp phải các biến chứng, một số trong số đó có thể đe dọa tính mạng đối với mẹ hoặc em bé. Tình trạng của một người phụ nữ có thể tiến triển thành tiền sản giật nghiêm trọng rất nhanh. Tỷ lệ tiền sản giật tăng hàng năm và là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh. Do đó cần có các phương pháp điều trị thích hợp để giảm thiểu nguy cơ tiền sản giật, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Thông thường, nếu dấu hiệu tiền sản giật ở mức độ nhẹ, mẹ bầu chỉ cần:
- Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ các dưỡng chất thích hợp đặc biệt là cung cấp đủ protein cho cơ thể.
- Thường xuyên thăm khám, theo dõi và kiểm tra trước và sau khi sinh. Việc thăm khám thường xuyên sẽ giúp cho các bà mẹ được theo dõi những thay đổi trong cơ thể một cách cụ thể, chính xác nhất. Từ đó phòng ngừa cũng như phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường xảy ra.
- Uống đủ 8 ly nước mỗi ngày, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể trong suốt quá trình mang thai đặc biệt khi mẹ bầu có các triệu chứng nhẹ về tiền sản giật là điều hết sức quan trọng.
- Hạn chế tiêu thụ nhiều muối.
Nếu dấu hiệu tiền sản giật ở mức độ nặng hơn, tùy vào số tuần của thai nhi mà bác sĩ có những phương án về thời điểm sinh thích hợp để tránh những tình huống nguy hiểm xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Nếu thai nhi trong khoảng dưới 37 tuần, việc duy trì sức khỏe cho mẹ và bé là rất quan trọng. Bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau hay sử dụng thuốc để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng đồng thời duy trì thời gian cho thai nhi trong bụng mẹ phát triển. Với thai nhi trên 37 tuần, các bác sĩ sẽ chọn sinh em bé. Mẹ bầu cũng sẽ được hỗ trợ thuốc huyết áp để giảm tình trạng huyết áp cao do tiền sản giật gây ra.
Trên đây là những chia sẻ của Kenshin về dấu hiệu tiền sản giật cũng như các cách điều trị thích hợp. Hy vọng với những thông tin vừa cung cấp, các mẹ bầu sẽ dễ dàng phát hiện và chữa trị kịp thời, tránh những hệ lụy không đáng có.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể