Xét nghiệm marker ung thư hay còn được gọi là xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư. Đây là một trong những công cụ đắc lực giúp hỗ trợ tầm soát cũng như điều trị ung thư. Vậy trong y khoa có những loại xét nghiệm marker ung thư nào?
Bạn đang đọc: Góc sức khỏe: Những điều cần biết về chỉ số xét nghiệm marker ung thư
Trong y khoa có rất nhiều các loại xét nghiệm tìm marker ung thư. Ở bài viết hôm nay, Kenshin sẽ bật mí cho bạn những xét nghiệm marker ung thư phổ biến đồng thời giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vai trò của các chỉ số xét nghiệm marker ung thư.
Contents
Marker ung thư là gì?
Marker ung thư hay chất chỉ điểm ung thư là các sản phẩm chuyển hóa được tạo ra bởi các tế bào ung thư và các tế bào bình thường khác, đặc biệt được tạo ra với số lượng lớn cùng với sự hiện diện của các tế bào ung thư.
Trên thực tế, có rất nhiều các loại marker ung thư khác nhau. Đa số các marker ung thư là protein, được tìm thấy trong máu, nước tiểu, mô và ở trên bề mặt của các khối u. Một số marker ung thư khác có nguồn gốc tử DNA, enzyme và mô bệnh học…
Trong lâm sàng, mỗi loại marker ung thư sẽ đại diện cho một bệnh lý nhất định và được sử dụng như một dấu ấn để phát hiện ung thư.
Vai trò của xét nghiệm marker ung thư trong lâm sàng
Trên thực tế, một số bệnh lý ung thư hoàn toàn có thể được phát hiện sớm thông qua các xét nghiệm máu để tìm ra chất chỉ điểm hay còn gọi là các marker ung thư. Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo, những đối tượng có nguy cơ cao cần thực hiện xét nghiệm marker ung thư định kỳ kết hợp cùng các biện pháp xét nghiệm cận lâm sàng khác để phát hiện sớm bệnh (nếu có).
Xét nghiệm marker ung thư không chỉ là một trong những phương pháp hỗ trợ sàng lọc, phát hiện bệnh sớm ung thư từ đó định hướng điều trị mà trong lâm sàng, xét nghiệm này còn có vai trò khác như:
- Hỗ trợ chẩn đoán;
- Xác định giai đoạn bệnh;
- Tiên lượng và đánh giá khả năng tái phát của một số bệnh ung thư;
- Xác định hiệu quả điều trị một số bệnh ung thư, đánh giá khả năng đáp ứng của những bệnh nhận đã được chẩn đoán xác định bệnh với các liệu pháp điều trị.
Tuy nhiên, các chỉ số xét nghiệm marker ung thư cũng có thể tăng cao ở những người mắc bệnh lành tính như viêm gan, xơ gan,… Thêm vào đó, kết quả cho ra bởi xét nghiệm marker ung thư còn có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như loại marker ung thư phù hợp, chất lượng mẫu thử và chất lượng phòng xét nghiệm.
Do đó, bác sĩ vẫn chưa đủ điều kiện để có thể đưa ra kết luận chính xác khi kết quả chỉ số xét nghiệm marker ung thư tăng lên hoặc vẫn âm tính. Lúc này, bạn cần phải làm thêm một số biện pháp hỗ trợ chẩn đoán khác để đưa ra kết luận cuối cùng về bệnh.
Một số loại xét nghiệm marker ung thư
Dưới đây là một số loại xét nghiệm marker ung thư phổ biến hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo:
Xét nghiệm CEA
CEA là thành phần trong màng nhầy của đại trực tràng. Chỉ số này sẽ bình thường nếu nằm trong giới hạn từ 0 -19ng/ml. Chỉ số CEA tăng trong các trường hợp mắc ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư tuỵ, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung và ung thư tuyến giáp.
Ngoài ra bạn cũng có thể bắt gặp chỉ số CEA tăng trong trường hợp mắc viêm ruột non, polyp đại tràng, viêm tụy hoặc suy thận mạn. Tuy nhiên, trong các trường hợp này thì chỉ số CEA không tăng quá nhiều.
Xét nghiệm AFP
AFP là một loại protein được sản xuất bởi gan của một bào thai đang phát triển. Do vậy, khi bé vừa sinh ra, chỉ số AFP thường cao song chỉ số này sẽ nhanh chóng giảm xuống khi bé tròn 1 tuổi. Chỉ số AFP trong máu thường thấp ở người lớn khoẻ mạnh.
Giới hạn bình thường của chỉ số AFP sẽ dao động trong khoảng từ 0 – 7ng/ml.
Chỉ số xét nghiệm AFP huyết tương tăng ở các đối tượng mắc ung thư tế bào gan nguyên phát, ung thư tinh hoàn. Giá trị chính của AFP là theo dõi diễn biến bệnh và hiệu quả điều trị 2 loại ung thư trên sau điều trị phẫu thuật, hoá trị hoặc xạ trị. Ngoài ra, ở người bệnh viêm gan, xơ gan, chỉ số AFP huyết tương cũng có thể tăng.
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm TCK được thực hiện như thế nào?
Xét nghiệm PSA
PSA là một loại protein được sản xuất bởi cả mô lành và mô ung thư trong tuyến tiền liệt, được tìm thấy chủ yếu trong tinh dịch và một lượng nhỏ trong máu.
Giới hạn bình thường của chỉ số PSA là nhỏ hơn 2,5 ng/ml ở người dưới 50 tuổi và nhỏ hơn 5ng/ml ở người trên 50 tuổi.
Chỉ số PSA huyết tương tăng ở người bệnh mắc ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, chỉ số này có thể tăng trong một số bệnh lý như u phì đại và viêm tuyến tiền liệt.
Xét nghiệm PSA có giá trị trong tầm soát ung thư tuyến tiền liệt, thường được sử dụng kết hợp với siêu âm, sinh thiết và chụp trực tràng ở những đối tượng là nam giới trên 50 tuổi.
Xét nghiệm CA 15-3
CA 15-3 là một marker có độ nhạy cao, rất hữu ích trong việc theo dõi diễn biến bệnh ở bệnh nhân mắc ung thư vú di căn song ở bệnh nhân ung thư vú chưa di căn thì độ nhạy của xét nghiệm này lại thấp.
Giới hạn bình thường của chỉ số CA 15-3 là 0 – 32U/ml. Chỉ số này sẽ tăng ở người bệnh mắc ung thư vú và có thể tăng trong các trường hợp mắc u vú lành tính, viêm tụy hoặc viêm gan.
Xét nghiệm CA 72-4
Giới hạn bình thường của chỉ số CA 72-4 sẽ dao động trong khoảng từ 0 – 5,4U/ml. Trong lâm sàng, chúng ta có thể bắt gặp chỉ số này tăng trong ung thư dạ dày. Do đó, marker ung thư này có giá trị rất lớn trong công tác theo dõi cũng như đánh giá hiệu quả điều trị ung thư dạ dày.
Ngoài ra, chỉ số xét nghiệm CA 72-4 còn có thể tăng trong các bệnh lý viêm tụy, xơ gan, thấp khớp hoặc viêm phổi.
Xét nghiệm CA 19-9
Chỉ số xét nghiệm CA 19-9 bình thường khi nằm trong giới hạn từ 0 – 33U/ml.
CA 19-9 huyết tăng tăng trong một số bệnh ung thư đường tiêu hoá, chẳng hạn như ung thư gan, ung thư tuỵ, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng và ung thư đường mật. Vai trò chủ yếu của marker ung thư này là phát hiện sớm sự tái phát đồng thời theo dõi hiệu quả điều trị các loại ung thư đường tiêu hoá kể trên.
Ngoài ra, ở người bệnh viêm gan, viêm tụy, xơ gan, tắc mật, đái tháo đường có thể có CA 19-9 huyết tương tăng.
Xét nghiệm CA 125
Xét nghiệm CA 125 có vai trò chủ yếu trong chẩn đoán ung thư buồng trứng và ung thư cổ tử cung, đánh giá hiệu quả điều trị và theo dõi diễn biến bệnh ung thư buồng trứng.
Ở người bình thường, chỉ số CA 125 sẽ dao động trong ngưỡng từ 0 – 35U/ml. Tuy nhiên, khi mắc ung thư buồng trứng hoặc ung thư cổ tử cung thì chỉ số CA125 huyết tương tăng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy chỉ số này tăng trong các bệnh lý như viêm màng bụng, viêm màng tim, viêm màng phổi, cổ trướng…
>>>>>Xem thêm: Tẩy trắng răng được bao lâu? Cách giữ màu răng trắng sáng sau khi tẩy trắng
Xét nghiệm Calcitonin (CT)
Calcitonin (CT) là một hormon peptid được sản xuất bởi tế bào parafollicular C của tuyến giáp. Do đó, xét nghiệm Calcitonin Calcitonin sẽ đặc hiệu cho chẩn đoán và theo dõi ung thư vùng tủy tuyến giáp.
Ở người bình thường, chỉ số xét nghiệm marker ung thư này sẽ dao động trong ngưỡng 0,2 – 17pg/ml. Chỉ số CT tăng ở người bệnh mắc ung thư tuyến giáp và có thể tăng trong các bệnh lý như Paget hoặc suy thận mạn.
Xét nghiệm Thyroglobulin (TG)
Thyroglobulin (TG) là tiền thân protein hormon tuyến giáp. Chỉ số xét nghiệm TG được đánh giá là tăng nếu vượt quá ngưỡng giới hạn bình thường (1,4 – 78ng/ml).
Trong lâm sàng, bạn sẽ bắt gặp chỉ số TG huyết tương tăng ở người bệnh ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, chỉ số này có thể tăng ở người có u lành tuyến giáp.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chỉ số xét nghiệm marker ung thư mà Kenshin đã tổng hợp để chia sẻ đến quý độc giả. Có thể thấy rằng với sự phát triển của y học hiện nay, một số bệnh ung thư có thể được phát hiện sớm thông qua các marker ung thư. Do vậy, hãy chủ động tầm soát ung thư định kỳ 1 năm/lần bạn nhé.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể