Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì cho sức khỏe con người?

Tại Việt Nam, hà thủ ô đỏ là loại cây không còn mấy xa lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ những lợi ích của dược liệu này. Cùng bài viết bên dưới khám phá hà thủ ô đỏ có tác dụng gì cho sức khỏe con người nhé!

Bạn đang đọc: Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì cho sức khỏe con người?

Hà thủ ô đỏ còn có rất nhiều tên gọi khác như dạ hợp, thủ ô, dạ gia đằng,… Loại dược liệu này có ý nghĩa rất lớn đối với nền Đông y học. Chúng sở hữu vô vàn những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của con người.

Tổng quan về cây hà thủ ô đỏ

Trước khi tìm hiểu hà thủ ô đỏ có tác dụng gì, bạn nên nắm bắt một số vấn đề cơ bản liên quan đến dược liệu này. Hà thủ ô là một loại cây thuộc nhóm cây sống lâu năm và là cây dây leo. Thân của loại cây này mọc xoắn quấn vào nhau. Thân cây có mặt ngoài màu xanh tía, nhiều vân và nhẵn. Rễ của hà thủ ô phình thành củ.

Được biết, cây hà thủ ô đỏ mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Nơi tập trung chủ yếu của chúng ở các tỉnh như Sơn La, Lai Châu, Lào Cai hay Hà Giang,… Bên cạnh đó, hiện cây hà thủ ô đỏ cũng được người dân trồng nhiều tại các khu vực phía Nam. Cây có thể phát triển tốt với các điều kiện thời tiết và môi trường ở Đắk Lắk, Lâm Đồng, Phú Yên và Bình Định,…

Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì cho sức khỏe con người 1

Cây hà thủ ô đỏ mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Làm thế nào để chế biến hà thủ ô đỏ?

Không chỉ thắc mắc hà thủ ô đỏ có tác dụng gì mà nhiều người còn quan tâm đến cách chế biến loại cây này.

Theo Đông y học, hà thủ ô đỏ sẽ có vị chát, đắng ngọt và mang tính hơi ôn. Vị đắng của củ hà thủ ô liên quan tới lạnh, trong khi vị chát liên quan tới táo sáp. Qua đó có thể dẫn đến đại tiện nhiều lần, phân vừa táo và vừa nát. Giới chuyên gia cho biết hiện tượng này xuất hiện do các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, hà thủ ô đỏ trong Đông y khi sử dụng sẽ được chế biến sẵn.

Quy trình chế biến hà thủ ô đỏ như sau:

  • Hà thủ ô đỏ sau khi thu hoạch được rửa sạch kỹ lưỡng và cạo đi phần vỏ bên ngoài.
  • Ngâm hà thủ ô đỏ với nước gạo trong khoảng 24 tiếng đồng hồ.
  • Ở bước tiếp theo, đem hà thủ ô đi thái lát đồng thời loại bỏ đi phần lõi.
  • Sau đó, lấy hà thủ ô đỏ đi chưng cách thủy cùng với nước đậu đen với hàm lượng 1 kilogram hà thủ ô đỏ tương ứng với 100 – 300 gram đậu đen.
  • Thực hiện chưng liên tục, phần nước nấu chưng đến lần thứ 9 được xem là tốt nhất. Trong quá trình chưng, các độc tính sẽ phần nào được giảm bớt, tăng sức bổ và khả năng đưa thuốc vào thận cũng sẽ dễ dàng hơn.

Theo Tây y, hà thủ ô sống bao gồm các thành phần hợp chất như:

  • Tanin: 7.68%.
  • Các Antraglycozid: 0.805%.
  • Dẫn chất Anthraquinone tự do: 0.259%.

Tuy nhiên, hà thủ ô đỏ sau khi được chế biến theo phương pháp trên thì thành phần dược liệu còn lại như sau:

  • Tanin: 3.8%.
  • Các Antraglycozid và một số hợp chất khác: 0.25%.
  • Dẫn chất Anthraquinone tự do: 0.113%.

Hợp chất Tanin mà hà thủ ô đỏ sở hữu có thể đem đến công dụng săn se, cố sáp và cầm tiêu chảy. Trong khi đó, hợp chất Anthraglycosid có khả năng giúp thông tiện, nhuận tràng và đem đến tác dụng cho các bệnh nhân bị tình trạng táo bón kinh niên.

Tuy nhiên, để có thể sử dụng hà thủ ô đỏ hiệu quả và an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến và hướng dẫn sử dụng của các bác sĩ. Từ đó có thể kiểm soát liều dùng cũng như cách thức sử dụng để tránh khỏi những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy rốt cuộc hà thủ ô đỏ có tác dụng gì?

Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì cho sức khỏe con người 2

Hà thủ ô đỏ dùng trong Đông y được chế biến sẵn

Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì cho sức khỏe con người?

Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì là một trong những mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều người. Được biết, thân và lá của cây hà thủ ô hay còn được gọi là giao đằng. Chúng có vị ngọt và tính bình. Phần thân leo cũng như lá được sử dụng với mục đích an thần, dưỡng tâm, dưỡng huyết, hoạt lạc. Ngoài ra, thân leo và lá còn được ứng dụng trong việc hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, đau mỏi toàn thân, thiếu máu,…

Phần rễ củ với tên gọi là hà thủ ô thì có vị đắng chát và tính hơi ôn. Chúng có công dụng bổ can thận, nhuận tràng thông tiện và dưỡng huyết bổ âm giải độc,… Bên cạnh đó, hà thủ ô còn đem đến tác dụng trị huyết hư, can thận âm hư, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, ù tai điếc tai, đau lưng mỏi gối, râu tóc bạc sớm, huyết trắng, di tinh, táo bón, trĩ xuất huyết, lỵ mãn tính, sốt rét, bệnh mạch vành, mỡ máu cao, cao huyết áp, xơ vữa động mạch,…

Sử dụng hà thủ ô đỏ thường xuyên với hàm lượng từ 12 – 60 gram có thể giúp cải thiện các triệu chứng bệnh nói trên. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, bệnh lý cũng như các yếu tố khách quan khác. Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có thể sử dụng hà thủ ô đỏ một cách tốt nhất!

Không chỉ dừng lại ở đó, hà thủ ô đỏ còn đem đến lợi ích bổ thần kinh, rất tốt cho phụ nữ có khí hư bạch đới hay kinh nguyệt không đều hoặc các trường hợp thiếu máu, da xanh, gầy còm. Được biết, nước sắc từ hà thủ ô đỏ mang công dụng ức chế trực khuẩn lao. Ngoài ra, dịch chiết hà thủ ô đỏ có khả năng hạ cholesterol với chuột dùng hàm lượng 1.5 ga/ml và mang công dụng chống oxy hóa.

Mặc dù dược liệu hà thủ ô đỏ đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, không phải bất cứ đối tượng nào sử dụng cũng có thể đem lại kết quả tốt. Một số bệnh nhân cần kiêng kỵ và hạn chế sử dụng hà thủ ô đỏ trừ khi có sự đồng ý từ các bác sĩ như người bị tỳ hư, đàm thấp, đại tiện lỏng,…

Tìm hiểu thêm: U xơ thần kinh mụn thịt là gì? Những thông tin cần biết

Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì cho sức khỏe con người 3
Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì đối với sức khỏe con người

Các bài thuốc hà thủ ô đỏ trong hỗ trợ và điều trị bệnh

Bài thuốc số 1

Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:

  • Hà thủ ô đỏ: 12 gram.
  • Trân châu: 60 gram.
  • Đan sâm: 12 gram.

Tiến hành sắc thuốc cùng với toàn bộ dược liệu trên. Sử dụng thường xuyên trong khoảng thời gian 1 tháng có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng mất ngủ, buồn bực, mộng mị,…

Bài thuốc số 2

Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:

  • Hà thủ ô chế: 12 gram.
  • Quy bản: 12 gram.
  • Bắc sa sâm: 12 gram.
  • Long cốt bạch thược: 12 gram.

Đem toàn bộ dược liệu sắc cùng với nước và uống. Bài thuốc có thể hỗ trợ bổ huyết, trị mất ngủ, lo lắng, huyết khô, âm hư, râu tóc bạc sớm,…

Bài thuốc số 3

Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:

  • Hà thủ ô chế biến: 12 gram.
  • Sinh địa, huyền sâm: 12 gram.
  • Bạch thược: 12 gram.
  • Sa uyển tật lê: 12 gram.
  • Hạn liên thảo: 12 gram.
  • Tang ký sinh: 12 gram.
  • Hy thiêm thảo: 12 gram.
  • Ngưu tất: 12 gram.

Tương tự các bài thuốc ở trên, sắc thuốc uống cùng với toàn bộ hỗn hợp. Bài thuốc đem đến công dụng cho các tình trạng thiếu máu, đầu váng, tăng huyết áp, chân tay tê cứng, hoa mắt.

Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì cho sức khỏe con người 4

>>>>>Xem thêm: Độ tuổi nào nên tiêm HPV, 30 tuổi có nên tiêm HPV không?

Hà thủ ô đỏ có mặt trong một số bài thuốc điều trị các chứng bệnh khác nhau

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hà thủ ô đỏ có tác dụng gì và những vấn đề liên quan đến loại cây này. Tuy nhiên, bạn cần hết sức cẩn thận và phải có sự đồng ý từ các bác sĩ trước khi sử dụng những bài thuốc từ dược liệu hà thủ ô.

Xem thêm:

  • Dinh dưỡng là gì và các chất dinh dưỡng có vai trò như thế nào?
  • Quả gấc có chứa nhiều vitamin gì? Tác dụng của quả gấc đối với sức khỏe

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *