Ngứa là một triệu chứng gây ra sự khó chịu mà bệnh nhân ung thư có thể gặp phải. Ngứa khiến bệnh nhân muốn gãi, dễ gây nhiễm trùng thứ phát trên da. Ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh ung thư.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn bệnh nhân ung thư giảm ngứa nhanh chóng trong khi điều trị
Những bệnh nhân ung thư bị ngứa da gây cảm giác khó chịu, bồn chồn, lo lắng. Ngứa da thường xuyên làm người bệnh hay gãi, dễ gây vết lở loét, trầy xước và nhiễm trùng. Bài viết dưới đây hướng dẫn bệnh nhân ung thư các biện pháp giảm ngứa trong khi điều trị.
Contents
Nguyên nhân dẫn đến ngứa ở bệnh nhân ung thư
Đối với người bệnh ung thư, ngứa có thể do các nguyên nhân sau:
- Do phương pháp điều trị ung thư như: Hóa trị, xạ trị, điều trị đích, miễn dịch.
- Là triệu chứng của bệnh ung thư.
- Ảnh hưởng của thuốc được sử dụng trong việc điều trị ung thư như: Thuốc giảm đau, chống nôn, buồn nôn, hoặc điều trị hormone.
- Một số nguyên nhân khác của ngứa có thể bao gồm da khô, nhiễm trùng, hoặc một vấn đề sức khỏe khác không phải ung thư.
Bị ngứa thường xuyên liên tục có thể do da bị tổn thương, chảy máu, hoặc có nhiễm trùng đặc biệt là nếu da bị nứt, nẻ. Ngứa có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng, nên người bệnh ung thư cần báo ngay cho bác sĩ biết nguyên nhân ngay khi bắt đầu thấy ngứa da.
Dấu hiệu trên da khi bệnh nhân ung thư bị ngứa
Các dấu hiệu ngứa ở bệnh nhân ung thư có thể khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng ngứa và nơi nó xảy ra. Các dấu hiệu có thể bao gồm:
- Da khô, đỏ, thô ráp, bong tróc.
- Vàng da, hoặc vàng lòng trắng của mắt.
- Phát ban hoặc có những cục nổi trên da.
- Có những vết xây xước trên da.
- Da lở loét.
- Gãi khi không chủ ý.
Da khô, đỏ gây ngứa
Khi nào cần gọi bác sĩ?
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của triệu chứng. Đặc biệt trong các trường hợp sau:
- Ngứa không giảm sau hơn 2 ngày.
- Da vàng hoặc nước tiểu có màu trà.
- Gãi tới mức da nứt ra hoặc chảy máu.
- Có phát ban, sau khi dùng kem hoặc thuốc mỡ thì triệu chứng nặng lên.
- Có mụn nước, da màu đỏ sáng, hoặc đóng vảy trên da.
- Da rỉ nước có mùi hôi hoặc mủ.
- Trở nên quá lo lắng, kích thích (không thể ngủ do ngứa).
- Xuất hiện các đám mày đay (mảng ngứa màu trắng hoặc đỏ trên da), hơi thở ngắn, sưng nề họng hoặc mặt, hoặc dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng túi chườm nóng hiệu quả
Ngứa không giảm sau hơn 2 ngày bệnh nhân cần gọi bác sĩ
Hướng dẫn bệnh nhân ung thư giảm ngứa nhanh chóng
Làm dịu da
Sử dụng những loại kem làm dịu da được bác sĩ hay dược sĩ chỉ định không chứa cồn hoặc chất tạo mùi. Thoa kem 2 đến 3 lần một ngày, sau khi tắm, khi da còn ẩm.
Tắm nước ấm thay vì nước nóng.
Bổ sung baking soda (còn gọi là thuốc muối, muối nở, natri bicarbonat), bột yến mạch (trong túi vải hoặc túi lưới), hoặc dầu tắm vào nước tắm của bạn.
Sử dụng khăn tắm mềm mịn, tắm rửa nhẹ nhàn bằng xà phòng dịu nhẹ.
Khi lau khô cơ thể, không chà xát da, chỉ dùng khăn thấm khô nhẹ nhàng.
Dùng baking soda thay cho lăn/xịt khử mùi.
Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi thơm hoặc có cồn trên da (như phấn thơm, nước cạo râu, hoặc nước hoa). Những loại phấn có thành phần tinh bột ngô có thể vón cục ở nơi ẩm ướt và gây kích ứng da.
Sử dụng dao cạo điện tốt hơn lưỡi dao thường vì tránh được tránh xước da và tình trạng kích ứng.
Giữ nhiệt độ phòng mát (15 – 21 độ C) và thông thoáng tốt để tránh đổ mồ hôi.
Mặc quần áo rộng rãi làm từ sợi vải mềm để tránh kích ứng da.
Uống nhiều nước và các chất lỏng khác.
Nếu ngứa nghiêm trọng gây mất ngủ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm ngứa.
>>>>>Xem thêm: Chạy bộ 5km đốt bao nhiêu calo?
Không nên chà sát mạnh trên da
Hạn chế gãi
Sử dụng túi chườm lạnh, mát (như là để đá vụn trong túi nhựa bọc trong khăn ẩm) đặt trên da để giảm cảm giác ngứa, khó chịu. Bỏ túi chườm khi túi hết lạnh, để da tự khô.
Cắt gọn móng tay sạch sẽ, mang găng tay vải sạch nếu bạn có thói quen gãi không chủ ý.
Nếu quá ngứa có thể xoa, ấn hoặc rung vùng da thay vì gãi tránh làm tổn thương da.
Nghe nhạc, đọc sách hay trò chuyện vui chơi cùng mọi người để lảng tránh sự chú ý của bản thân tới cơn ngứa.
Ly Nguyễn
Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể