Trên thực tế, cười hở lợi là một đặc điểm có thể bắt gặp ở khá nhiều người. Tuy không gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người có đặc điểm này mất đi sự tự tin mỗi khi cười. Vậy điều trị cười hở lợi bằng cách nào?
Bạn đang đọc: Hướng điều trị cười hở lợi và những lưu ý khi điều trị cười hở lợi
Điều trị cười hở lợi vẫn luôn là chủ đề được nhiều độc giả quan tâm. Trước khi tìm hiểu về các phương pháp điều trị cười hở lợi, hãy cùng Kenshin điểm qua một số thông tin về tình trạng cười hở lợi bạn nhé.
Contents
Thế nào là cười hở lợi?
Cười hở lợi là tình trạng phần lợi chân răng bị hở ra ngoài quá nhiều khi cười. Các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt cho biết: Một nụ cười được xếp vào tình trạng cười hở lợi là khi cười tối đa phần lợi tính từ chân răng đến môi lộ quá 3mm.
Theo đó, tình trạng cười hở lợi được chia thành 4 mức độ từ nhẹ đến nặng, cụ thể như sau:
- Mức độ nhẹ: Khi cười, mô lợi lộ ra nhiều hơn 3mm, ít hơn 25% trên tổng chiều dài thân răng.
- Mức độ trung bình: Khi cười, mô lợi lộ ra nhiều hơn 25% nhưng so với tổng chiều dài thân răng vẫn ít hơn 50%.
- Mức độ nặng: Khi cười, mô lợi lộ ra nhiều hơn 50% và ít hơn 100% chiều dài thân răng.
- Mức độ nặng: Khi lười, lộ toàn bộ mô lợi. Mô lợi xuất hiện nhiều hơn 100% tổng chiều dài thân răng.
Về mặt sinh học, tình trạng này hoàn toàn bình thường, không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khoẻ. Tuy nhiên, xét về mặt thẩm mỹ thì cười hở lợi lại ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ khi cười. Do vậy, những người có đặc điểm này thường mất tự tin khi giao tiếp. Đặc biệt, với những người vì đặc thù công việc mà thường xuyên phải giao tiếp thì tình trạng cười hở lợi ảnh hưởng rất lớn.
Nguyên nhân gây cười hở lợi
Cười hở lợi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và ở mỗi nguyên nhân, mức độ cười hở lợi cũng có sự khác biệt. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng cười hở lợi có thể kể đến như:
Do răng
Với nguyên nhân ở răng, cười hở lợi có thể xuất hiện bởi tình trạng răng hàm trên mọc không đều hoặc do thân răng quá ngắn. Cụ thể:
- Nhóm răng ở hàm trên mọc không đều và bị khấp khểnh quá mức sẽ khiến cho tương quan giữa môi và răng mất cân đối từ đó dẫn đến tình trạng cười hở lợi.
- Răng mọc không hoàn toàn do chậm mọc răng thụ động khiến cho một phần răng vẫn còn lún sâu vào trong lợi. Lúc này, phần lợi che khuất một phần thân răng khiến cho phần thân răng mọc ra ngắn.
Do xương
Cười hở lợi do xương có thể xuất phát từ các vấn đề như:
- Xương ổ răng gồ ghề: Xương ổ răng gồ ghề khiến cho môi bị kéo lên cao mỗi khi cười khiến phần lợi bị đẩy ra phía trước gây ra tình trạng cười hở lợi.
- Xương hàm phát triển quá mức: Xương hàm phát triển quá mức khiến hàm trên bị đẩy ra trước khá nhiều. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự hô và cười hở lợi ở những người này. Đây được đánh giá là nguyên nhân gây cười hở lợi phức tạp nhất.
Do môi
Sự phát triển quá mức của nhóm cơ vòm môi cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng cười hở lợi. Khi nhóm cơ vòm môi phát triển quá mạnh, cơ môi thường có xu hướng bị vén lên cao và mô lợi lộ ra khá nhiều gây tình trạng cười hở lợi.
Do lợi
Bạn cũng có thể bị cười hở lợi nếu bạn đang có một trong những vấn đề về lợi sau:
- Lợi phát triển mạnh bẩm sinh khiến cho lợi trở nên dài và dày, dễ bị lộ khi cười.
- Lợi bám thấp khiến cho phần thân răng lộ ra ngắn.
- Lợi phì đại do viêm lợi lâu ngày hoặc do ảnh hưởng sau nắn chỉnh, do tác dụng phụ của thuốc điều trị,…
Hướng điều trị cười hở lợi
Điều trị cười hở lợi không chỉ giúp bạn cải thiện nụ cười về mặt thẩm mỹ mà còn giúp bạn cải thiện các vấn đề về sức khỏe răng miệng như tụt lợi, viêm lợi,… nếu tình trạng cười hở lợi của bạn xuất phát từ vấn đề bệnh lý răng miệng.
Các chuyên gia cho biết: Xác định chính xác nguyên nhân gây cười hở lợi và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp sẽ mang lại hiệu quả tối ưu trong công tác điều trị tình trạng cười hở lợi.
Theo đó, để có thể điều trị cười hở lợi thành công, bạn cần tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp. Qua thăm khám, các bác sĩ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân gây cười hở lợi đồng thời đánh giá mức độ cười hở lợi, từ đó đưa ra cho bạn hướng điều trị tối ưu nhất.
Đối với nguyên nhân gây cười hở lợi là do răng, hướng điều trị có thể là:
- Niềng răng kết hợp với cắt lợi thẩm mỹ sẽ mang đến hiệu quả tối ưu nhất nếu tình trạng răng mọc khấp khểnh và không đều là nguyên nhân dẫn đến cười hở lợi. Lúc này, phương án bắt buộc là bạn phải niềng răng để dàn đều răng và chỉnh khớp cắn sau đó mới tiến hành cắt lợi.
- Phẫu thuật cắt lợi kết hợp làm dài thân răng nếu tình trạng cười hở lợi xuất phát từ nguyên nhân thân răng bị ngắn.
Đối với nguyên nhân cười hở lợi do xương, bác sĩ có thể đưa ra một số hướng điều trị như:
- Hạ xương ổ răng thông qua kỹ thuật mài xương kết hợp với phẫu thuật cắt lợi trong trường hợp cười hở lợi do xương ổ răng gồ ghề.
- Phẫu thuật cắt hàm trong trường hợp nguyên nhân gây cười hở lợi là do xương hàm phát triển quá mức. Phương pháp này nhằm mục đích cắt đẩy lùi hàm vào phía trong.
- Phẫu thuật cắt hàm kết hợp với nắn chỉnh răng (niềng răng) nêu nguyên nhân gây cười hở lợi xuất phát từ cả xương hàm và răng.
Đối với nguyên nhân gây cười hở lợi là do nhóm cơ vòng môi phát triển quá mạnh, phương án điều trị tốt nhất chính là tiêm các chất làm đầy (như Botox hoặc Filler) hoặc phẫu thuật cắt cơ nâng môi. Mục đích là làm giảm hoạt động của cơ môi giúp khi bạn cười, cơ môi chỉ kéo lên một ngưỡng nhất định thay vì kéo lên cao.
Đối với nguyên nhân cười hở lợi là do các vấn đề về lợi thì phẫu thuật cắt lợi là phương pháp bạn có thể lựa chọn để cải thiện tình trạng cười hở lợi. Ở phương pháp này, các bác sĩ sẽ cắt bớt phần lợi phủ trên thân răng kết hợp tạo hình lợi. Kết quả bờ lợi mỏng hơn và không bị lộ ra ngoài quá nhiều khi cười.
Tìm hiểu thêm: Điểm qua ưu, nhược điểm của các loại pin phổ biến hiện nay
Những điều cần lưu ý khi điều trị cười hở lợi
Để mang lại hiệu quả điều trị tối ưu cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe, khi điều trị cười hở lợi, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, có tên tuổi, được trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc hiện đại và đặc biệt là có đội ngũ bác sĩ giỏi để điều trị.
- Tuân thủ theo đúng chỉ định cũng như hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị.
- Trong những ngày đầu tiên mới điều trị, tuỳ vào từng phương pháp điều trị cười hở lợi mà bạn lựa chọn, bạn ít nhiều cũng sẽ cảm thấy đau nhức.
- Giai đoạn đầu điều trị, bạn có thể gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Lúc này, bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng, tránh dùng lực quá mạnh gây tổn thương lợi. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm nước súc miệng để hỗ trợ.
- Ngoài ra, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống sao cho phù hợp song vẫn cần đảm bảo về mặt dinh dưỡng.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi, kiểm tra, đánh giá hiệu quả điều trị đồng thời xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có).
>>>>>Xem thêm: Cardiolipin antibody là gì? Khi nào cần thực hiện xét nghiệm kháng thể kháng cardiolipin antibody?
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng cười hở lợi và điều trị cười hở lợi. Có thể thấy rằng, nguyên nhân gây cười hở lợi sẽ là cơ sở để bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị hiệu quả. Mong rằng, những chia sẻ trong bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chủ đề này.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể