Thấp tim không chỉ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm mà còn có nguy cơ tái phát cao. Vậy bạn hiểu như thế nào về căn bệnh này. Bài viết sức khỏe bên dưới của Kenshin sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin xoay quanh chủ đề điều trị thấp tim.
Bạn đang đọc: Hướng điều trị thấp tim và các biện pháp phòng ngừa bệnh thấp tim
Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh thấp tim nên tuân thủ nghiêm ngặt và chặt chẽ liệu trình điều trị thấp tim để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả đồng thời dự phòng tái phát. Trước khi tìm hiểu về phương pháp điều trị thấp tim, hãy cùng Kenshin điểm qua một vài thông tin cơ bản về căn bệnh này nhé.
Contents
Tổng quan về bệnh thấp tim
Thấp tim là một bệnh viêm cấp tính, có liên quan đến miễn dịch, xảy ra sau một hoặc vài đợt nhiễm khuẩn vùng hầu họng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, liên cầu beta tan huyết nhóm A là tác nhân chính gây nên căn bệnh này.
Sau khi nhiễm liên cầu beta tan huyết nhóm A, trong vòng 2 – 3 tuần, bệnh có thể tiến triển thành thấp tim nếu người bệnh không được điều trị đầy đủ. Thấp tim biểu hiện bằng một hội chứng bao gồm viêm tim, viêm da khớp, hạt dưới da, chiết và ban đỏ vòng.
Theo thống kê, thấp tim thường xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ và người lớn với tỷ lệ mắc bệnh ở cả 2 giới là như nhau.
Cũng giống như các căn bệnh khác, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh thấp tim sẽ rất nguy hiểm. Căn bệnh này có thể dẫn đến một loạt các biến chứng nặng nề ở tim, não, khớp và da. Ở tim, thấp tim có thể để lại nhiều hậu quả kéo dài như dày dính van tim và viêm tim, theo thời gian sẽ khiến van tim bị tổn thương, gây rối loạn nhịp tim, suy tim, đột quỵ hay thậm chí là tử vong.
Điều trị thấp tim
Như đã trình bày phía trên, thấp tim có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh cần được điều trị sớm và đúng hướng. Vậy thấp tim được điều trị như thế nào?
Mục tiêu điều trị
Điều trị thấp tim ở trẻ em hay người lớn, các bác sĩ sẽ thường ưu tiên sử dụng thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh và điều trị suy tim với mục tiêu điều trị cụ thể như sau:
- Cải thiện các triệu chứng cấp tính như viêm tim, viêm khớp… mà người bệnh đang gặp phải.
- Tiêu diệt liên cầu beta tan huyết nhóm A ở vùng hầu họng và đường hô hấp của người bệnh.
- Dự phòng tái nhiễm vi khuẩn liên cầu cho người bệnh.
- Giáo dục sức khỏe giúp người bệnh và người thân trong gia đình hiểu rõ hơn về căn bệnh thấp tim từ đó giúp họ hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị thấp tim mà bác sĩ đưa ra.
Bên cạnh đó, người thân có tiếp xúc với người bệnh cũng cần thực hiện cấy dịch họng hoặc làm xét nghiệm nhanh phết họng tìm streptococcus. Những đối tượng này cũng cần được điều trị nếu kết quả cho ra là dương tính.
Một số loại thuốc được chỉ định trong điều trị thấp tim
Dưới đây là một số loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng trong điều trị thấp tim ở cả trẻ em và người lớn:
- Thuốc kháng sinh: Cephalosporin I hoặc II, Penicillin và Macrolid.
- Thuốc chống viêm khớp: Aspirin, Ibuprofen hoặc Naproxen cho đến khi các triệu chứng lâm sàng biến mất, khi phản ứng viêm về lại bình thường thì giảm liều.
- Các loại thuốc chuyên biệt như IVIG, NSAIDs và Corticoid để chữa viêm tim.
- Điều trị tổn thương não – thần kinh: Trong trường hợp người bệnh có biểu hiện múa giật, múa vờn thì cần được nghỉ ngơi nhiều hơn kết hợp sử dụng Carbamazepine. Dùng thêm IVIG hoặc Corticoid nếu tình trạng rối loạn vận động mất kiểm soát diễn biến nặng.
Theo dõi khi điều trị
Trong quá trình điều trị thấp tim, người bệnh cần theo dõi xuyên suốt tốc độ lắng hồng cầu máu và protein C phản ứng sao cho ESR
Nguy cơ tái phát và các biện pháp phòng ngừa thấp tim
Đối với bệnh thấp tim, nguy cơ tái phát bệnh là hoàn toàn có thể mặc dù đã chữa khỏi trước đó. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ tái phát bệnh thấp tim phải kể đến như:
- Người bệnh không tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ phòng bệnh tái phát mà bác sĩ điều trị đưa ra.
- Trước đây người bệnh đã gặp phải nhiều đợt tái phát bệnh.
- Khoảng cách từ đợt thấp tim cuối cùng đến thời điểm hiện tại ngắn.
- Người bệnh thường xuyên tiếp xúc với người mang mầm bệnh, cụ thể là người nhiễm liên cầu khuẩn.
- Nguy cơ tái phát bệnh cao hơn khi mắc bệnh ở độ tuổi nhỏ.
- Nguy cơ tái phát khá cao ở những đối tượng đã từng bị thấp tim và có viêm tim, dù có để lại di chứng hay không để lại di chứng.
- Người đã từng mắc bệnh van tim hậu thấp.
Tìm hiểu thêm: Một số dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ và cách điều trị
Để dự phòng căn bệnh thấp tim, đầu tiên phải bắt đầu từ nguyên nhân tiên phát, đồng nghĩa với việc nếu người bệnh bị viêm họng do liên cầu khuẩn thì phải được điều trị tích cực và kịp thời, tránh để bệnh diễn tiến xấu gây bệnh thấp tim. Trong trường hợp đã từng mắc thấp tim trước đó, người bệnh có thể phòng tránh thứ phát bằng cách duy trì uống kháng sinh hàng ngày hoặc mỗi tháng theo chỉ định của bác sĩ.
Một số lưu ý trong chăm sóc người bệnh thấp tim
Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng: Chăm sóc người bệnh đúng cách sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị thấp tim đồng thời giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.
Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh thấp tim, bạn đọc có thể tham khảo:
- Cho người bệnh nằm nghỉ ngơi tại giường, phòng nghỉ cần đảm bảo thoáng mát và yên tĩnh, được trang bị đầy đủ tiện nghi, đặc biệt là có người nhà túc trực chăm sóc, hỗ trợ người bệnh trong sinh hoạt.
- Tư thế Fowler nửa nằm nửa ngồi là tư thế chuẩn cho người bệnh thấp tim, điều này đã được y khoa công nhận. Tư thế này đặc biệt hỗ trợ tốt trong điều trị thấp tim ở trẻ em, giúp giảm khó thở và căng chằng các cơ.
- Người bệnh nên ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu với độ nhạt tương đối. Thêm vào đó, người bệnh nên bổ sung thêm các loại trái cây tươi chứa nhiều kali vào khẩu phần ăn hàng ngày và đặc biệt là không uống quá nhiều nước.
- Tránh vận động gắng sức như làm việc chân tay, đi cầu thang bộ… Việc làm này giúp giảm nhu cầu oxy và các triệu chứng khó thở, mệt mỏi. Hạn chế tối đa vận động khớp để giảm đau.
- Bổ sung thêm các vitamin nhóm B như B1, B6, B12 và thuốc ăn thần đồng thời thường xuyên theo dõi thân nhiệt của người bệnh.
- Bên cạnh việc uống thuốc để điều trị thấp tim và theo dõi dự phòng, cả người bệnh và người bình thường đều cần vệ sinh răng miệng mũi họng đều đặn hàng ngày. Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng gây ra bởi các liên cầu khuẩn.
- Cùng với đó, không nên chủ quan để cơ thể bị nhiễm lạnh, chú ý ăn uống đầy đủ để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Bánh sữa chua bao nhiêu calo? Ăn bánh sữa chua có béo không?
Trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh bệnh thấp tim và điều trị thấp tim. Mong rằng, bài viết sức khỏe này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh thấp tim, hướng điều trị cũng như các biện pháp phòng ngừa thấp tim. Chúc bạn sẽ luôn mạnh khoẻ và đừng quên chia sẻ bài viết này đến những người xung quanh nếu thấy bài viết hữu ích nhé.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể