Kem Gót Sen có dùng được cho bà bầu không?

Bà bầu bị nứt gót chân có gây ảnh hưởng đến thai nhi không? Kem Gót Sen có dùng được cho bà bầu không? Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc như vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Kem Gót Sen có dùng được cho bà bầu không?

Nứt nẻ gót chân là một trong những tình trạng phổ biến thường gặp, đặc biệt là các mẹ bầu. Điều này khiến mẹ cảm thấy khó chịu và lo lắng không biết kem Gót Sen có dùng được cho bà bầu không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu tìm lời giải đáp thắc mắc này nhé!

Nguyên nhân bà bầu thường bị nẻ gót chân

Trước khi tìm lời giải đáp cho vấn đề kem Gót Sen có dùng được cho bà bầu không thì đầu tiên, cần phải hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng nẻ gót chân. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này như:

  • Do sự gia tăng hormone estrogen khiến da trở nên khô hơn và dễ dẫn tới nứt da, dấu hiệu này có thể biến mất tự nhiên sau khi sinh.
  • Do các mẹ bầu có tiền sử da khô, mắc chứng chàm bội nhiễm hoặc bị dị ứng thức ăn càng khiến tình trạng khô, ngứa thêm tồi tệ.
  • Nhóm thai phụ mắc chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông) cũng có thể bị khô da và ngứa. Chứng bệnh này có thể đi kèm dấu hiệu khác như bạn mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí là vàng da.
  • Da khô do mất độ ẩm, áp lực quá mức lên phần gót chân trong thời gian dài.
  • Sử dụng xà phòng có chất tẩy mạnh, nước tắm quá nóng, ngâm chân trong nước nóng quá lâu hoặc quá thường xuyên, dùng nhiệt độ cao sấy khô chân.
  • Thay đổi thời tiết đột ngột, trời lạnh, nó có thể gây chảy máu, nứt sâu, đau đớn, cản trở việc đi lại, lao động.
  • Đi bộ hoặc đứng lâu, đặc biệt là trên sàn cứng. Người mang thai làm tăng áp lực đối với lớp mỡ bình thường dưới gót chân, khi đó nếu da không có độ dẻo dai và linh hoạt, áp lực có thể gây ra vết nứt. 
  • Giày dép không có các miếng đệm hỗ trợ cho phần gót chân khiến gót chân rất dễ bị nứt và chai cứng.

Kem gót sen có dùng được cho bà bầu không 3

Nguyên nhân bà bầu thường bị nẻ gót chân

Kem Gót Sen có dùng được cho bà bầu ? 

Ngoài những phương pháp trên thì việc sử dụng các loại kem bôi cũng là một trong những cách giúp loại bỏ vết nứt nẻ ở gót chân một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiện lợi. Vậy kem gót sen có dùng được cho bà bầu không? Câu trả lời ở đây là CÓ. 

Kem Gót Sen Thái Dương kết hợp tinh chất Curcumin và Vitamin E giúp tái tạo tế bào da mới, giữ ẩm và làm tăng sự đàn hồi cho da. Kem sẽ nhanh chóng làm mềm và liền các vết nứt nẻ chân tay do thời tiết khô hanh, do tiếp xúc với các chất tẩy rửa và môi trường lao động ô nhiễm.

Kem còn điều trị được trường hợp khô nẻ da mặt, phòng nứt nẻ da bụng, da đùi khi mang thai, bỏng da nhẹ. Phù hợp để sử dụng với các trường hợp bị á sừng, eczema, da bàn tay, da đầu ngón tay yếu, dễ bị nứt nẻ, chảy máu mỗi khi dùng xà phòng, nước lạnh hay gặp ở những phụ nữ sau khi sinh.

Tìm hiểu thêm: Thuốc ngủ liều cao Lexomil và những điều cần lưu ý

Kem gót sen có dùng được cho bà bầu không 2 Kem giúp tái tạo tế bào da mới, giữ ẩm và làm tăng sự đàn hồi cho da

Cách khắc phục tình trạng nẻ gót chân ở bà bầu

Ngoài việc sử dụng các loại kem bôi, các mẹ bầu cũng có thể áp dụng một số phương pháp trị nẻ gót chân tự nhiên như:

1. Sử dụng mật ong

Mật ong có đặc tính sát khuẩn, chống viêm và dưỡng ẩm giúp giảm đau và nhanh chóng phục hồi các vết nứt ở gót chân. 

Cách sử dụng khá đơn giản, chỉ cần ngâm chân trong nước ấm khoảng 5 – 10 phút, sau đó lau khô và dùng mật ong nguyên chất bôi một lớp mỏng lên các vết nứt.

2. Nha đam

Để giảm những cơn đau nhức gây ra cũng như nhanh chóng hàn gắn các vết nứt lại với nhau thì nha đam là 1 lựa chọn mà bạn có thể cân nhắc. Với khả năng sát khuẩn mạnh, nha đam còn giúp bạn tránh được nguy cơ bị viêm nhiễm tại các vết loét. 

Cách làm khá đơn giản, chỉ cần ngâm chân  trong nước muối ấm để sát khuẩn và làm sạch vết nứt. Sau đó dùng nha đam đã gọt vỏ để lấy phần gel đắp hoặc thoa đều lên chân. 

Kem gót sen có dùng được cho bà bầu không 1

>>>>>Xem thêm: Khô mắt có nên nhỏ nước muối không?

Cách khắc phục tình trạng nẻ gót chân ở bà bầu bằng nha đam

3. Chanh

Chanh có tính sát khuẩn cao và là 1 nguyên liệu phổ biến, dễ tìm nên  bất cứ ai cũng có thể dùng chanh để giải quyết những vết nứt nẻ ở gót chân. Cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần dùng khoảng 2 quả chanh vắt lấy nước cốt rồi cho vào chậu nước muối ấm.

Dùng ngâm chân từ 10 – 15 phút rồi dùng nước cốt vỏ chanh đã vắt nước cốt để đắp lên các vết nứt. Sau đó dùng tất chân đeo vào để cố định vỏ chanh tại vị trí bị nứt gót chân.

4. Dầu dừa

Nếu tình trạng nứt gót chân của do thiếu độ ẩm thì dầu dừa là 1 cách trị nứt gót chân mà bạn có thể cân nhắc sử dụng. Với khả năng dưỡng ẩm tuyệt vời, dầu dừa giúp giảm cảm giác đau nhức và tránh viêm nhiễm tại vết nứt hiệu quả. 

Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng dầu dừa để thoa lên các vết nứt mỗi ngày sau khi đã vệ sinh sạch bằng nước muối ấm.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ giải đáp vấn đề Kem gót sen có dùng được cho bà bầu không. Hy vọng sẽ giúp các mẹ bầu có thêm nhiều thông tin hữu ích và chăm sóc gót chân nứt nẻ hiệu quả hơn nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *