Khó thở khi mang thai tháng thứ 7 có phải là bất thường?

Khó thở khi mang thai tháng thứ 7 là triệu chứng phổ biến hay dấu hiệu bất thường? Tình trạng này có gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi không? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây!

Bạn đang đọc: Khó thở khi mang thai tháng thứ 7 có phải là bất thường?

Khó thở khi mang thai khiến mẹ lo lắng, bất an. Vậy khó thở khi mang thai tháng thứ 7 có phải là bất thường? Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Nó có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cùng Kenshin đi tìm hiểu ngay dưới đây.

Nhiều cuộc khảo sát cho thấy, có khoảng 60 – 70% phụ nữ bị khó thở, đau đầu khi mang thai. Khó thở khi mang thai thường là do sự thay đổi của cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi, nó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý.

Nguyên nhân gây khó thở khi mang thai tháng thứ 7

Khó thở khi mang thai là triệu chứng phổ biến, thường gặp trong suốt thai kỳ. Tình trạng này khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

Thay đổi hormone

Nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bị khó thở khi mang thai là do sự thay đổi hormone progesterone. Đây là một loại hormone sinh dục nữ, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển giới tính và sức khỏe sinh sản. Trong suốt thời kỳ mang thai, nồng độ progesterone tăng cao để đảm bảo sự ổn định của thai nhi.

Ngoài ra, progesterone còn ảnh hưởng đến chức năng phổi, kích thích trung tâm hô hấp ở hành não. Điều này cũng dẫn đến tình trạng khó thở.

khó thở khi mang thai tháng thứ 7 có phải là điều bất thường không 1

Khó thở khi mang thai tháng thứ 7 là do sự thay đổi hormone

Nhu cầu oxy tăng cao

Thai nhi phát triển nhanh hơn vào các tháng cuối của thai kỳ, nhu cầu oxy cũng theo đó tăng cao. Cũng chính vì thế, nhu cầu oxy của mẹ cũng sẽ phải cao hơn để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho con. Nếu lượng oxy trong máu không đủ đáp ứng nhu cầu, mẹ cũng sẽ cảm thấy khó thở.

Tử cung tăng kích thước

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh. Tử cung của mẹ cũng sẽ tăng kích thước theo sự lớn lên của thai nhi. Điều này sẽ gây ra một áp lực lớn lên cơ hoành (một dải cơ hình vòm, ngăn cách ổ bụng và lồng ngực). Tình trạng này sẽ kéo dài cho đến vài tuần cuối của thai kỳ. Lúc này, thai nhi sẽ di chuyển dần về phía dưới, áp lực lên cơ hoành sẽ giảm dần. Nhờ đó, triệu chứng khó thở khi mang thai cũng sẽ giảm dần.

Khó thở khi mang thai tháng thứ 7 có gây nguy hiểm cho thai nhi không?

Nhiều mẹ lo lắng việc khó thở sẽ ảnh hưởng đến con, con sẽ nhận được ít oxy hơn. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là do thay đổi hormone thì tình trạng này hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Tuy mẹ bầu hít thở khó khăn nhưng nhịp thở sẽ nhanh và sâu hơn, lượng oxy vẫn đủ để cung cấp cho cả mẹ và thai nhi.

khó thở khi mang thai tháng thứ 7 có phải là điều bất thường không 2

Khó thở khi mang thai do thay đổi hormone thường không ảnh thưởng đến sức khỏe

Khó thở khi mang thai tháng thứ 7 khi nào được xem là bất thường?

Trong một vài trường hợp, khó thở khi mang thai tháng thứ 7 có thể là biểu hiện cảnh báo của một số bệnh lý:

  • Bệnh hen suyễn: Nếu mẹ bầu từng bị hen phế quản thì khi mang thai sẽ có thể gặp phải tình trạng khó thở. Mẹ cần chú ý để tránh xa các tác nhân làm tăng nguy cơ hen suyễn.
  • Tích nước, phù nề: Tình trạng phù nề không hề hiếm ở phụ nữ có thai. Phù nề nặng, kéo dài có thể ảnh hưởng đến chức năng phổi gây ra khó thở.
  • Thuyên tắc phổi: Đây là một trong các bệnh lý nguy hiểm đối với phụ nữ có thai. Nó xảy ra khi có huyết khối tắc nghẽn trong động mạch phổi, làm ảnh hưởng đến hoạt động của phổi, gây đau ngực, khó thở.
  • Bệnh cơ tim chu sản: Cơ tim chu sản là một bệnh lý suy tim trong thời kỳ mang thai hoặc sau khi sinh. Các triệu chứng của cơ tim chu sản có thể gặp phải bao gồm khó thở, mệt mỏi, tim đập nhanh, huyết áp thấp,…

Tìm hiểu thêm: Mách bạn cách bảo quản tỏi đen hiệu quả tại nhà

Khó thở khi mang thai tháng thứ 7 có phải là điều bất ngờ không 3
Phù nề khi mang thai có thể chèn ép phổi gây khó thở

Một số cách khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai

Để cải thiện tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 7, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Nằm nghiêng: Mẹ bầu nên chèn thêm gối vào phần lưng hoặc nằm nghiêng sang một bên. Cách này sẽ giúp làm giảm áp lực lên cơ hoành.
  • Chế độ sinh hoạt và tập thể dục hợp lý: Tập luyện, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp bạn kiểm soát và điều hòa hơi thở. Mẹ bầu có thể tham khảo một số bộ môn như đi bộ, bài tập yoga cho bà bầu,…
  • Nghỉ ngơi: Mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, đặc biệt là khi cảm thấy khó thở.
  • Tránh xa khói thuốc lá, các chất độc hại có mùi hoặc chất gây dị ứng: Để hạn chế gặp phải tình trạng khó thở, bạn nên tránh xa các chất gây dị ứng, chất độc, khói thuốc lá,…

Khó thở khi mang thai tháng thứ 7 có phải là điều bất ngờ không 4

>>>>>Xem thêm: Cách kích sữa bằng máy hút sữa đơn giản các mẹ nên biết

Phụ nữ có thai nên vận động nhẹ nhàng như tập yoga sẽ giúp điều hòa, kiểm soát hơi thở

Bên cạnh đó, phụ nữ có thai nên chú ý khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra, khám thai định kỳ cũng là cách giúp mẹ phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến sự phát triển của thai nhi để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Tóm lại, khó thở khi mang thai tháng thứ 7 phần lớn không gây nguy hiểm tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ cũng không được chủ quan, bỏ qua triệu chứng này nhé, đặc biệt là khi nó đi kèm với một số triệu chứng bất thường khác. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân khiến bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở
  • Khó thở khi mang thai tháng thứ 5: Nguyên nhân do đâu và khắc phục
  • Khó thở khi mang thai tháng thứ 8: Nguyên nhân và cách trị

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *