Iod phóng xạ (I-131) được sử dụng trong việc điều trị cường giáp và một số loại ung thư tuyến giáp, cũng như trong các xét nghiệm liên quan đến ung thư tuyến giáp. Đây là một phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả cao do tập trung vào các tế bào tuyến giáp mà ít ảnh hưởng đến các tế bào khác trong cơ thể. Tuy nhiên, với kinh nghiệm uống iod phóng xạ sẽ giúp bạn mang lại kết quả tốt hơn cho quá trình điều trị.
Bạn đang đọc: Kinh nghiệm uống iod phóng xạ ở bệnh nhân điều trị ban đầu
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công dụng của iod phóng xạ và kinh nghiệm uống iod phóng xạ cho bệnh nhân mắc các vấn đề liên quan đến tuyến giáp. Đồng thời, xem xét các tác động của iod phóng xạ đến cơ thể và các rủi ro có thể xảy ra. Nếu quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng khám phá ngay bạn nhé!
Contents
Tổng quan về iod phóng xạ
Iod phóng xạ là gì và được sử dụng trong trường hợp nào?
Iod là một chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần được cung cấp thông qua thực phẩm và được tuyến giáp sử dụng để sản xuất hormone quan trọng cho nhiều chức năng sinh học, như tăng trưởng, phát triển thể chất.
Mặc dù phóng xạ thường được coi là có hại, nhưng trong lĩnh vực y học tiến bộ, iod phóng xạ đang trở thành một phương pháp điều trị ung thư hiệu quả. Uống một lượng nhỏ iod phóng xạ, các bác sĩ có thể sử dụng máy quét đặc biệt để phát hiện tình trạng bệnh. Đồng thời, một liều lượng lớn hơn có thể được sử dụng để phá huỷ tế bào ung thư tuyến giáp và một số căn bệnh khác.
Trong điều trị ung thư tuyến giáp, iod được sử dụng ở hai dạng phóng xạ là I-123 (vô hại với tuyến giáp) và I-131 (phá hủy tuyến giáp). Bức xạ phát ra từ hai loại này có thể được sử dụng để thu được thông tin về chức năng tuyến giáp và chụp hình ảnh vị trí, kích thước của các mô tuyến giáp.
Ngoài ra, điều trị iod phóng xạ thường an toàn với những người dị ứng với hải sản hoặc tia X, vì phản ứng đó không phải là với iod đơn thuần mà là với hợp chất chứa iod.
Iod phóng xạ hoạt động như thế nào?
Khi bệnh nhân uống iod phóng xạ dưới dạng viên nang lỏng, tuyến giáp sẽ hấp thụ hoàn toàn chất này, nó giúp hỗ trợ bác sĩ trong việc kiểm tra xem có tồn tại khối u ở vùng cổ (tức là ung thư tuyến giáp) hay không.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tiêm cho bệnh nhân một liều iod phóng xạ rất nhỏ hoặc cung cấp dưới dạng thuốc. Sau một khoảng thời gian, bác sĩ sử dụng máy quét đặc biệt để theo dõi vị trí mà chất phóng xạ đã đi qua. Các phần của tuyến giáp hiển thị ít lượng phóng xạ hơn so với những người bình thường, có thể gợi ý tình trạng ung thư. Bác sĩ cũng sử dụng các xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Đồng thời, giúp bác sĩ xác định ung thư đã lây lan ra khỏi tuyến giáp hay chưa.
Kinh nghiệm uống iod phóng xạ
Uống iod phóng xạ cần ăn uống như thế nào?
- Uống nhiều nước giúp loại bỏ lượng iod phóng xạ còn lại ra khỏi cơ thể.
- Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng có thể giúp giảm cảm giác khô miệng do iod phóng xạ làm giảm tiết nước bọt. Điều này cũng là một mẹo nhỏ trong kinh nghiệm uống iod phóng xạ mà không phải ai cũng biết.
- Sau khi uống iod phóng xạ, có thể ăn uống như thường ngày.
Hạn chế ăn thực phẩm chứa iod trước iod phóng xạ
Các bác sĩ sẽ khuyên bạn thực hiện chế độ ăn ít iod trong 2 hoặc 3 tuần trước khi điều trị. Bạn cần tránh các thực phẩm như:
- Muối hồng Himalaya, muối iod, thực phẩm có màu đỏ.
- Hải sản, tảo, cá, rong biển.
- Đậu nành hoặc các sản phẩm có chứa đậu nành.
- Rau sống như bông cải xanh và rau bina.
- Bánh ngọt, bánh quy làm từ trứng hoặc bơ.
- Sô cô la trắng và sô cô la sữa.
- Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh do không biết rõ thành phần của chúng có chứa iod hay không.
Ngoài ra, cần tránh một số vitamin và khoáng chất bổ sung hoặc siro ho trừ khi bác sĩ cho phép.
Thực phẩm chứa ít iod mà bạn có thể ăn bao gồm:
- Trái cây, rau quả.
- Khoai tây.
- Rau xanh được nấu chín.
- Thịt.
- Muối ăn thông thường, muối biển.
- Bánh mì tươi.
- Cơm, mì khô.
- Dầu thực vật.
- Nước các loại, gồm nước ép trái cây.
- Trà, cà phê không sữa.
- Sô cô la có 70% cacao trở lên.
Bạn cũng lưu ý không ăn uống gì kể từ 0 giờ ngày uống iod phóng xạ.
Cách ly sau khi uống iod phóng xạ
Trong kinh nghiệm uống iod phóng xạ, điều quan trọng là nên cách ly sau khi tiếp xúc với iod phóng xạ nhằm ngăn chặn truyền nhiễm phóng xạ cho người khác. Thời gian cách ly trong quá trình điều trị bằng iod phóng xạ sẽ thay đổi tùy thuộc vào liều lượng sử dụng, do đó không có một quy tắc chung cho tất cả mọi người.
Vì vậy, khi tham khảo kinh nghiệm của người khác về việc sử dụng iod phóng xạ, bạn cần nhớ rằng điều này có thể không áp dụng hoàn toàn cho trường hợp của bạn.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 4 cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất tại nhà
Lưu ý người bệnh sau khi uống iod phóng xạ như thế nào?
Sau quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ loại bỏ bức xạ trong một khoảng thời gian nhất định. Tuỳ thuộc vào liều lượng và tình trạng sức khỏe, bệnh nhân có thể cần phải ở lại trong phòng riêng trong vài ngày để ngăn chặn sự lây lan bức xạ cho người khác. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể được phép về nhà ngay sau điều trị.
Sau khi tiếp xúc với iod phóng xạ, một lượng bức xạ vẫn còn tồn tại trong cơ thể bệnh nhân. Vì vậy, để tránh sự truyền nhiễm bức xạ cho người xung quanh sau quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ những hướng dẫn sau:
- Tránh tiếp xúc với phụ nữ mang thai trong khoảng 2 – 3 tuần sau khi uống iod phóng xạ.
- Giữ khoảng cách ít nhất 2 mét với trẻ em trong khoảng 2 – 3 tuần sau khi uống iod phóng xạ.
- Hạn chế tiếp xúc với mọi người trong thời gian dài hơn 2 giờ và giữ khoảng cách ít nhất 2 mét. Bệnh nhân có thể đi lại bằng phương tiện công cộng sau 2 giờ nhưng cần phải giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với người khác.
- Bệnh nhân có thể ăn uống lại sau khoảng 2 giờ sau khi sử dụng iod phóng xạ. Nên nhai kẹo chanh, kẹo chua hoặc singum trong khoảng 1 tuần để giảm sưng tuyến nước bọt.
- Uống đủ nước và tiểu nhiều lần để giảm tác động của phóng xạ đến bàng quang.
- Tránh bị táo bón để giảm tác động của bức xạ lên ruột già và các cơ quan lân cận.
- Khi đi tiêu hoặc tiểu, cần phải dội xả nước 2 lần và không để nước tiểu văng ra ngoài.
- Nếu bệnh nhân thường bị buồn nôn khi di chuyển, cần thông báo trước để bác sĩ kê toa thuốc chống buồn nôn.
- Trong sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân nữ nên sử dụng phương pháp tránh thai trong khoảng 9 – 12 tháng; nam giới không nên làm cha trong ít nhất 6 tháng sau khi được điều trị iod phóng xạ.
- Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc, cũng như lịch hẹn tái khám được ghi trong đơn thuốc; nên giữ kỹ đơn thuốc và mang theo khi đi tái khám.
>>>>>Xem thêm: Cây xạ đen có mấy loại? Công dụng của cây xạ đen đối với sức khỏe
Đối với cường giáp thông thường, bệnh nhân chỉ cần sử dụng iod phóng xạ một lần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau 3 – 6 tháng, nếu cường giáp tái phát, bệnh nhân có thể cần sử dụng iod phóng xạ lần thứ hai. Đối với ung thư tuyến giáp, liều lượng và số lần sử dụng iod phóng xạ có thể cao hơn, tùy thuộc vào giai đoạn bệnh.
Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có những thông tin hữu ích về kinh nghiệm uống iod phóng xạ. Việc sử dụng iod phóng xạ là một phần quan trọng trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp và các vấn đề liên quan đến tuyến giáp. Hiểu biết về iod phóng xạ và thực hiện đúng theo hướng dẫn có thể tối ưu hóa hiệu quả của liệu pháp điều trị, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể