Nám da tay xuất hiện khi bạn thường xuyên để tay trần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là ở mu bàn tay. Tại đây, vùng da nám cũng sẽ đậm màu hơn các vùng da còn lại. Làm gì da tay bị nám?
Bạn đang đọc: Làm gì khi bạn bị nám da tay?
Nám da tay thường để lại những vết thâm nhỏ, tạo thành từng mảng hoặc đốm trên da. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe làn da mà còn gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người thiếu tự tin khi giao tiếp. Do đó, khi phát hiện thấy vùng da tay có biểu hiện bị nám, hãy lập tức tiến hành những biện pháp bảo vệ, phục hồi càng sớm càng tốt.
Contents
Tổng quan về tình trạng nám da tay
Nám da tay là tình trạng xuất hiện các mảng màu nâu nhạt và nâu sẫm trên bàn tay. Chúng thường xuất hiện dưới dạng các mảng phẳng, giống như tàn nhang. Đây là hiện tượng tăng sắc tố da do tăng sản xuất melanin.
Nám da tay có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, như mu bàn tay, ngón tay,… Bên cạnh vấn đề tuổi tác, tình trạng rối loạn sắc tố này còn do nhiều yếu tố góp phần gây ra mà ai cũng cần biết để phòng ngừa hiệu quả.
Nguyên nhân bị nám da ở tay
Sắc tố melanin tăng quá mức là nguyên nhân gây ra nám da tay. Như chúng ta đều biết, màu da của mỗi người được quyết định bởi sắc tố melanin. Thông thường, melanin sẽ phân bố đều dưới lớp biểu bì của da, tuy nhiên với trường hợp nám da tay, melanin được sản xuất quá mức và chỉ tập trung ở khu vực bàn tay.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến góp phần sản sinh melanin, làm ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ của vùng da tay.
Tác động từ ánh sáng mặt trời
Đầu tiên phải kể đến tia cực tím. Đây chính là “thủ phạm” trực tiếp gây ra tình trạng nám da tay. Bạn cần biết là khi da chúng ta, bao gồm cả da tay tiếp xúc với ánh nắng, tia cực tím sẽ kích thích bạch cầu sản sinh nhiều melanin hơn nhằm bảo vệ da khỏi tác hại từ ánh nắng mặt trời.
Theo thời gian, khi lượng melanin tích tụ ngày càng nhiều mà không được loại bỏ, chúng sẽ khiến cho da vùng tay của chúng ta bị nám và sạm màu. Điều này lý giải vì sao mỗi khi chúng ta ra ngoài nắng, nám trên tay sẽ sẫm màu hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn để ý sẽ thấy nám da tay thường phát triển mạnh vào mùa hè.
Rối loạn nội tiết tố
Nguyên nhân thứ hai khiến tình trạng nám da tay xuất hiện đó là do rối loạn nội tiết tố. Khi mang thai, phụ nữ nào cũng phải trải qua sự thay đổi nội tiết tố đáng kể, nồng độ hormone thường không ổn định. Chính sự rối loạn nội tiết tố này khiến cho quá trình sản xuất melanin bị rối loạn, dẫn đến nám da tay.
Ngoài ra, nếu bạn sử dụng các loại thuốc tăng cường nội tiết tố thì cũng có nguy cơ bị nám da tay do sự thay đổi nội tiết tố bất thường ở phụ nữ. Ngoài da tay, nếu sử dụng lâu dài bạn có thể còn bị nám ở các vùng da khác trên cơ thể.
Di truyền
Trong gia đình bạn tiền sử có người bị nám da tay thì bạn cũng có khả năng cao gặp phải tình trạng này. Nám da thường xuất hiện ở những người có quan hệ huyết thống mắc bệnh này. Tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định nám da là do di truyền.
Sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da có thành phần độc hại
Nám da tay có thể xảy ra nếu dùng mỹ phẩm có chứa một số hóa chất độc hại. Sử dụng thường xuyên, lâu dài những mỹ phẩm này có thể khiến da mỏng, bị bào mòn, giảm lượng collagen, elastin. Hậu quả là da trở nên dễ bị bắt nắng hơn, đen sạm, nám da không đều màu.
Làm gì khi bị nám da tay?
Khi bị nám da tay, hầu như ai cũng mong muốn tìm giải pháp để cải thiện, khắc phục. Dưới đây là một số cách giúp bạn cải thiện tình trạng nám da tay một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Nghệ và sữa tươi
Chất curcumin trong nghệ có khả năng chống oxy hóa, giúp mang lại làn da sáng hơn và đều màu hơn.
Bạn thực hiện theo cách sau: Trộn sữa tươi và bột nghệ theo tỷ lệ 1:2 rồi thoa hỗn hợp lên vùng da tay bị ảnh hưởng. Đều đặn lặp lại quy trình này hàng ngày để có kết quả tối ưu.
Chanh
Chanh từ lâu được biết đến với đặc tính làm sáng da, giúp cải thiện các rối loạn liên quan đến các vấn đề về da.
Cách thực hiện: Thoa chanh lên vùng da tay bị nám, để trong 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Thường xuyên làm cách này bạn sẽ bất ngờ vì kết quả rõ rệt chỉ sau vài tuần.
Đu đủ và mật ong
Enzyme papain có trong đu đủ có tác dụng hỗ trợ chữa các bệnh về da khác nhau trong khi mật ong có khả năng giúp giữ ẩm và làm đều màu da.
Tìm hiểu thêm: Thuốc kháng cholinergic là gì? Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng cholinergic
Bạn trộn đu đủ với mật ong rồi dùng hỗn hợp này thoa lên vùng da tay bị ảnh hưởng trong 20 phút. Lặp lại đều đặn hàng tuần trong một vài tháng.
Nha đam
Giàu collagen và vitamin, nha đam tươi ức chế sự phát triển của sắc tố melanin, làm sáng màu da và trị nám hiệu quả.
Bạn áp dụng bằng cách thoa gel lô hội lên tay và để trong 20 phút trước khi rửa sạch với nước. Lặp lại 2 – 3 lần một tuần sẽ có được kết quả như mong muốn.
Sữa tươi và cam
Vitamin C và axit lactic trong cam có công dụng nuôi dưỡng làn da, giúp xóa vết nám ở tay và cải thiện vùng da tay bị thâm, nám.
Bạn trộn nước cam với sữa tươi không đường và thoa lên vùng bị ảnh hưởng trong 10 phút. Lặp lại 2 – 3 lần một tuần để có làn da tươi sáng, đều màu.
Giấm táo
Axit axetic tự nhiên trong giấm táo có công dụng như chất tẩy rửa, giúp hạn chế tình trạng nám da.
Bạn có thể pha loãng giấm với nước hoặc kết hợp với mật ong trước khi bôi để tránh kích ứng.
Chiết xuất cam thảo
Chiết xuất cam thảo có tác dụng hỗ trợ làm trắng da bị đổi màu. Tuy nhiên, khi dùng cam thảo bạn cần thận trọng với tác dụng phụ của chúng.
Lưu ý khi trong quá trình trị nám da
Ngăn ngừa, cải thiện tình trạng nám da tay bằng biện pháp tự nhiên thôi là chưa đủ. Bạn vẫn cần thực hiện thêm một số cách sau đây để đạt được hiệu quả tối ưu.
Thoa kem chống nắng
Bảo vệ làn da của bạn khỏi các tia UV có hại bằng cách thoa kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF ít nhất là 30. Thoa lại sau mỗi 2 giờ, đặc biệt là sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi.
Mặc quần áo chống nắng
Che chắn làn da bằng cách mặc quần áo dài tay, găng tay và mũ rộng vành để giảm thiểu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và ngăn ngừa các đốm đen.
Dưỡng ẩm cho da tay
Giữ cho bàn tay của bạn đủ nước để phục hồi hàng rào lipid và bảo vệ khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Kiểm tra thành phần mỹ phẩm
Tránh các loại mỹ phẩm có chứa hóa chất độc hại như paraben, rượu, formaldehyde và sunfat vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nám.
Chọn những nơi râm mát
Chọn những nơi có bóng râm, có nhiều cây che phủ khi ra ngoài trời, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều khi cường độ ánh nắng đạt đỉnh.
Thêm chất chống oxy hóa vào chế độ ăn uống của bạn
Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như quả mọng, rau xanh, trái cây họ cam quýt, ngũ cốc nguyên hạt, hàu, quả hạch Brazil, các sản phẩm từ sữa, cá nước ngọt, hạt lanh, bơ, măng tây và rau bina để giúp chống lại nám da nói chung, nám da tay nói riêng.
>>>>>Xem thêm: Kỹ thuật chụp động mạch gan số hoá xoá nền là gì? Chỉ định và chống chỉ định
Tóm lại, nám da tay là tình trạng rất phổ biến, dễ xảy ra nếu chúng ta không chú ý chăm sóc và bảo vệ. Tác hại của ánh nắng mặt trời là vô cùng đáng kể, do đó bạn luôn phải che chắn làn da, nhất là mỗi khi ra ngoài. Nếu các biện pháp tự nhiên không mang lại kết quả rõ ràng, tốt nhất bạn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra tình trạng cụ thể và đưa ra hướng xử lý phù hợp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể