Mắt bị ghèn sợi: Nguyên nhân và xử trí

Mắt bị ghèn sợi có thể là biểu hiện sinh lý bình thường, cũng có thể là dấu hiệu cho vấn đề về mắt. Câu hỏi được đặt ra là, mắt bị ghèn sợi liên tục do nguyên nhân gì? Có thể khắc phục tình trạng này ra sao? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu vấn đề này nhé!

Bạn đang đọc: Mắt bị ghèn sợi: Nguyên nhân và xử trí

Chúng ta đều xuất hiện ghèn mắt mỗi sáng thức dậy. Tuy nhiên, lượng ghèn thường ít và không tạo sợi. Hiện tượng mắt bị ghèn sợi có thể báo hiệu đôi mắt đang gặp vấn đề hay bệnh lý về mắt. Để xử trí cho tình trạng mắt bị ghèn sợi, cần giữ sạch sẽ cho đôi mắt. Nếu tình trạng này tiến triển nặng dần, kèm theo triệu chứng như đau mắt, sưng nề mắt, chảy nước mắt nhiều… bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để có phương án xử trí phù hợp.

Tình trạng mắt bị ghèn sợi là gì?

Mắt bị ghèn sợi là tình trạng ghèn mắt hay gỉ mắt màu vàng hoặc màu trắng ngà, tích tụ ở mắt với số lượng lớn và kéo thành sợi. Ghèn mắt (gỉ mắt) thường tích tụ với số lượng ít ở mắt sau mỗi đêm ngủ dài. Vào ban đêm, bạn đi ngủ làm hoạt động chớp mắt tạm ngừng, khiến lớp dịch phủ lòng trắng của mắt tích tụ và đóng vảy dọc theo lông mi và đọng ở khóe mắt. Vậy nên vào mỗi buổi sáng, xuất hiện ghèn là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi mắt bị ghèn thành sợi, tích tụ với số lượng lớn và liên tục, đó có thể là chỉ điểm cho việc mắt bạn đang gặp vấn đề.

Kèm theo hiện tượng mắt bị ghèn sợi, bạn có thể gặp các triệu chứng như nhức mắt, sưng đỏ mắt, mờ mắt… Khi đó, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị thích hợp.

Mắt bị ghèn sợi: Nguyên nhân và xử trí 1 Ghèn mắt thường xuất hiện sau mỗi giấc ngủ dài

Nguyên nhân khiến mắt bị ghèn sợi

Đôi mắt là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với môi trường cũng như khá nhạy cảm. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mắt bị ghèn sợi, có thể kể đến một số nguyên nhân như sau:

Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Bao phủ củng mạc nhãn cầu (lòng trắng của mắt) và mặt trong sục mi là lớp màng mỏng, trong suốt. Khi lớp màng này bị viêm nhiễm sẽ gây tình trạng viêm kết mạc mắt. Khi kết mạc bị viêm, mạch máu cung cấp cho kết mạc cũng bị sung huyết làm cho kết mạc sưng nề, nóng đỏ. Chính vì thế mà viêm kết mạc còn được gọi là đau mắt đỏ.

Nguyên nhân của tình trạng viêm kết mạc thường tới từ môi trường, cụ thể là vi khuẩn và virus:

  • Vi khuẩn có thể trực tiếp gây viêm nhiễm kết mạc mắt hoặc lây lan gián tiếp từ các cơ quan bị viêm khác. Các vi khuẩn thường gặp gây viêm kết mạc mắt như Chlamydia (gây viêm kết mạc thể vùi), tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), lậu cầu (Neisseria Gonorrhoeae) và phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae). Triệu chứng có thể gặp phải là mắt bị ghèn sợi nhiều, ghèn màu xanh hoặc màu vàng, có thể kèm chảy mủ. Mắt người bệnh có thể đau rát, sưng đỏ.
  • Virus gây đau mắt đỏ thường là virus herpes, adenovirus. Ghèn mắt được tạo thường lỏng, nhầy và không xuất hiện chảy dịch mủ. Mắt cũng có triệu chứng ngứa rát, sưng nóng, chảy nhiều nước mắt.

Ngoài ra, một số tác nhân như ký sinh trùng ở mắt, nấm hoặc do tình trạng dị ứng, phản ứng nhiễm độc cũng có thể gây viêm kết mạc.

Khi xuất hiện lẹo mắt (chắp mắt) tức là tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Ngoài hiện tượng mắt bị ghèn sợi, nước mắt tiết ra nhiều khiến dịch đọng nhiều làm ghèn mắt cũng bị tích tụ nhiều hơn. Kèm theo đó là tình trạng mắt đau rát, khó chịu. Cố gắng giữ vệ sinh mắt sạch sẽ, nếu bệnh không có dấu hiệu giảm bớt, cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để tiếp nhận phác đồ điều trị hiệu quả.

Mắt bị ghèn sợi: Nguyên nhân và xử trí 2 Mắt bị ghèn sợi do viêm kết mạc

Viêm giác mạc

Giác mạc là lớp mô mỏng, trong suốt bao phủ phía trước nhãn cầu. Đây là bộ phận quan trọng, truyền tải ánh sáng đi qua giúp mắt nhìn thấy. Viêm giác mạc chính là viêm lớp mô này sau khi giác mạc bị tổn thương, bị trầy xước. Viêm giác mạc rất nguy hiểm vì có thể để lại di chứng vĩnh viễn như lồi mắt, sẹo giác mạc… hay giảm, mất thị lực một phần hay toàn phần.

Tùy theo tính chất viêm mà xét các nguyên nhân đặc trưng bao gồm:

  • Viêm giác mạc sợi: Các tác nhân như thức đêm, sử dụng nhiều thiết bị điện tử, điều hòa… khiến mắt bị khô, nhức mỏi.
  • Viêm biểu mô giác mạc nông: Nguyên nhân chủ yếu tới từ virus herpes, zona hay adenovirus. Yếu tố khác ảnh hưởng như khô mắt, mắt hở mi.
  • Viêm biểu mô giác mạc sâu: Tác nhân gây bệnh đa dạng, thường lan từ cơ quan viêm nhiễm khác theo đường máu. Có thể là giang mai, lao…
  • Viêm loét giác mạc: Nguyên nhân đa dạng.

Biểu hiện của viêm giác mạc gồm có mắt bị ghèn sợi nhiều, khó chịu, mỏi mắt, chói mắt hay sợ ánh sáng, sưng nề mí mắt khiến mắt khó mở… Nặng hơn là đục giác mạc, vùng trung tâm của giác mạc xuất hiện đốm trắng.

Mắt bị ghèn sợi gây ra bởi môi trường xung quanh

  • Hoạt động trong môi trường điều hòa, sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài liên tục… khiến đôi mắt làm việc liên tục, kết hợp với tình trạng khô mắt, khiến ghèn sợi tích tụ.
  • Đi tới môi trường bụi bặm mà không bảo vệ đôi mắt khiến đôi mắt bám bẩn nhiều.
  • Sử dụng kính áp tròng không đúng cách, đeo quá thời gian cho phép hay đeo sai kích thước làm khô mắt, tổn thương giác mạc hoặc kích ứng mắt.
  • Không khí ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển và lây lan cho đôi mắt.
  • Tiếp xúc với kháng nguyên gây dị ứng khiến mắt bị kích ứng, tiết dịch và nước mắt.

Tìm hiểu thêm: Làm gì khi bị trễ kinh 1 tháng?

Mắt bị ghèn sợi: Nguyên nhân và xử trí 3 Sử dụng kính áp tròng không đúng cách khiến mắt bị ghèn sợi

Xử trí khi mắt bị ghèn sợi

Tùy vào nguyên nhân khiến mắt bị ghèn sợi mà cách xử trí sẽ khác nhau. Nếu ghèn mắt cùng bụi bẩn tích tụ với số lượng nhỏ, bạn có thể dễ dàng vệ sinh mắt để loại bỏ chúng. Các bước vệ sinh mắt đúng cách như sau:

  • Sử dụng gạc băng hay khăn bông sạch, không nên sử dụng bông gòn vì dễ mắc sợi bông trên mắt.
  • Thấm đẫm nước muối sinh lý hoặc nước ấm sạch.
  • Lau nhẹ nhàng từ khóe mắt, kéo ngang một chiều tới đuôi mắt. Mỗi lần lau chỉ sử dụng một miếng gạc mới thấm nước.
  • Tránh lau vào lòng trắng hay mí mắt
  • Mỗi ngày lau 2 tới 3 lần hoặc khi ghèn tích tụ ở mắt gây khó chịu.

Tiếp theo, bạn cần theo dõi tình trạng của mắt. Nếu gặp phải tình trạng mắt bị ghèn sợi không đỡ mà có xu hướng gia tăng số lượng ghèn, kèm theo các triệu chứng sưng nề mắt, đau mắt, khô mắt… bạn cần tới gặp bác sĩ để tìm được nguyên nhân chính xác và cách điều trị hiệu quả, tránh để lại những di chứng đáng tiếc.

Mắt bị ghèn sợi: Nguyên nhân và xử trí 4

>>>>>Xem thêm: Rối loạn chức năng gan: Những điều bạn cần biết để bảo vệ sức khỏe của lá gan

Vệ sinh sạch sẽ bước đầu giúp giảm tình trạng mắt bị ghèn sợi

Phòng tránh mắt bị ghèn sợi

Để tránh tình trạng mắt bị ghèn sợi, bạn nên bảo vệ đôi mắt với một số cách sau đây:

  • Không dụi mắt quá mạnh hay dụi mắt bằng tay bẩn.
  • Vệ sinh mắt bằng bông gạc mềm hoặc khăn bông sạch, riêng rẽ và không sử dụng chung. Trước khi vệ sinh mắt cần đảm bảo đôi tay sạch sẽ.
  • Nếu dùng kính áp tròng, cần làm theo chỉ dẫn, đặc biệt chú ý trong việc lựa chọn kích thước phù hợp với mắt và thời gian đeo kính áp tròng tối đa.
  • Tránh sử dụng thiết bị điện tử liên tục trong thời gian dài, nhắm mắt nghỉ ngơi sau 30 phút tiếp xúc màn hình.
  • Ngồi trong môi trường điều hòa lâu nên sử dụng thêm nước mắt nhân tạo tránh để khô mắt.
  • Cần bảo vệ mắt bằng kính râm, kính chắn bảo hộ khi đi ra ngoài đường, môi trường nhiều bụi bẩn.

Trên đây là bài viết của Kenshin về tình trạng mắt bị ghèn sợi. Hy vọng với bài viết, bạn có thể nắm chắc những thông tin cơ bản về tình trạng này. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và đừng quên đồng hành cùng Kenshin để cập nhật thêm nhiều kiến thức y khoa khác bạn nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *