Mất nước uống gì để bù nước và bổ sung năng lượng đã mất?

Tiêu chảy, nôn, tiểu đường, đổ mồ hôi nhiều… là những nguyên nhân gây nên tình trạng mất nước và chất điện giải, khiến cơ thể bị suy kiệt. Vậy khi mất nước uống gì để bù nước và cách uống sao cho đúng?

Bạn đang đọc: Mất nước uống gì để bù nước và bổ sung năng lượng đã mất?

Khi nào bạn biết cơ thể đang bị mất nước và chất điện giải? Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng mất nước và khi mất nước uống gì bù nước và cải thiện những nguyên nhân gây ra tình trạng mất nước.

Mất nước là gì?

Mất nước, uống gì để bù nước và bổ sung năng lượng đã mất? 1 Vận động gắng sức là một trong những nguyên nhân gây mất nước

Nguyên nhân khiến cơ thể mất nước

Tình trạng cơ thể mất nước do các nguyên nhân sau:

  • Uống ít nước nên cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết.
  • Thời tiết nóng bức và khô.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh.
  • Sau khi hoạt động thể lực gắng sức.
  • Bị nôn, tiêu chảy.
  • Do bệnh lý như đái tháo đường.

Dấu hiệu cơ thể mất nước

Để nhận biết cơ thể đang thiếu nước, bạn hãy dựa vào những dấu hiệu sau:

Tiểu ít, giảm lượng nước tiểu: Tùy vào lượng nước được cung cấp mà tần suất và lượng nước tiểu của mỗi người sẽ khác nhau. Số lần đi tiểu trong ngày chỉ khoảng 2 – 3 lần hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu nước.

Nước tiểu có màu sẫm và đặc: Khi uống đủ nước, nước tiểu bình thường sẽ không có màu, trong suốt và lỏng. Ngược lại, khi cơ thể thiếu nước do uống không đủ nước, nước tiểu có màu sẫm và đậm đặc hơn bình thường.

Khô da: Khi cơ thể bị thiếu nước, mất nước, da sẽ bị khô.

Khô miệng, hôi miệng: Cơ thể bị thiếu nước sẽ giảm tiết nước bọt, gây nên tình trạng miệng bị khô và có mùi hôi.

Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, ù tai: Do thiếu nước, não cũng không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để hoạt động, sẽ gây ra các triệu chứng đau đầu đặc biệt là khi bạn di chuyển. Ngoài ra, hệ tuần hoàn cũng hoạt động kém hơn dẫn đến chóng mặt, hoa mắt và ù tai.

Đói và thèm đồ ngọt: Năng lượng dự trữ trong cơ thể không thể được giải phóng khi cơ thể thiếu nước nên bạn sẽ cảm thấy đói, thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt vì loại thực phẩm này cung cấp nhiều năng lượng.

Táo bón: Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Để hệ tiêu hóa được hoạt động bình thường và khỏe mạnh, bạn cần cung cấp đủ nước. Do đó, khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết, bạn dễ bị táo bón.

Huyết áp giảm, nhịp tim tăng: Khi cơ thể đang bị thiếu nước, mất nước nghiêm trọng sẽ làm hạn chế sự lưu thông, tuần hoàn của máu, làm tăng nhịp tim, tụt huyết áp.

Mỏi cơ, chuột rút: Sự cân bằng điện giải trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng do thiếu nước, mất nước, làm thay đổi nồng độ các chất như natri, kali.. có thể gây chuột rút, mỏi cơ.

Tìm hiểu thêm: Viễn thị có cần đeo kính không?

Mất nước, uống gì để bù nước và bổ sung năng lượng đã mất? 2 Mỏi cơ, chuột rút là một trong các triệu chứng của mất nước

Tác hại của việc mất nước

Chức năng chuyển hóa của toàn bộ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nếu cơ thể thiếu nước, gây nên các triệu chứng như thiếu máu, suy tuần hoàn, lơ mơ…

Cơ thể thiếu chất điện giải sẽ gây nên tình trạng cơ thể lừ đừ, co giật, nôn mửa, bụng chướng, liệt ruột, rối loạn nhịp tim, ngưng tim, tử vong.

Trẻ sơ sinh thường bị thiếu canxi (một thành phần trong nước điện giải). Biểu hiện của tình trạng thiếu canxi là trẻ thường quấy khóc, khóc đêm, ọc sữa, nấc cục, ngủ hay giật mình, nằm hay vặn mình. Khi bệnh trở nặng hơn, chỉ một kích thích nhỏ trẻ khóc nhiều, thanh quản khép lại, ngưng thở rồi tử vong.

Khi vận động nhiều dưới thời tiết nắng nóng, cơ thể sẽ điều tiết và tạo ra cơ chế bài tiết mồ hôi, gây nên tình trạng mất nước. Để bù lại lượng nước đã mất, bạn cần uống nước nhiều hơn lúc bình thường. Nhưng không nên để đến lúc khát mới uống nước. Vì lúc này nước trong nội tạng đã mất đi sự cân bằng, tế bào trong cơ thể đã ở vào trạng thái mất nước nhẹ mới khiến cơ thể cảm thấy khát. Tuy nhiên, khi chúng ta bị mất nước uống gì để bù nước, loại nước nào thì hiệu quả?

Mất nước uống gì để bù nước?

Tác dụng của nước và chất điện giải

Giống như chất đạm, vitamin, nước cũng là chất cần thiết cho sự sinh tồn của cơ thể. Chất điện giải hay còn gọi là các khoáng chất cũng vậy. Nước giúp lưu thông máu để nuôi cơ thể. Chất điện giải có tác dụng duy trì sự hằng định của áp suất thẩm thấu các ion, magiê, kali, photphat, là những thành phần quan trọng với dịch lỏng trong tế bào. Còn các ion, clo, natri là các thành phần không thể thiếu được của huyết tương. Do đó, khi bị mất nước và chất điện giải, cơ thể sẽ dần suy kiệt, khi trở nặng người bệnh có thể tử vong.

Uống gì bù nước?

Hầu hết các hoạt động trong cơ thể đều cần đến nước và đồng thời làm giảm lượng nước sẵn có trong người. Khi cơ thể rơi vào tình trạng mất nước và chất điện giải, có thể dùng phương pháp bù nước và chất điện giải qua đường uống để có thể giảm thiểu rủi ro.

Ban đầu khi thấy dấu hiệu của mất nước, bệnh nhân nên uống các dung dịch có thể bù nước như nước muối đường, nước dừa, nước cháo loãng hoặc uống các loại chế phẩm như nước biển khô hay bột oresol.

Người khỏe mạnh cần uống từ 1,500-2,500 ml nước mỗi ngày. Phải thường xuyên uống nước nhưng chỉ uống ít một, chia làm nhiều lần. Tuyệt đối không được uống một lượng nước lớn cùng lúc để tránh phá vỡ sự cân bằng của nước và các chất điện giải trong cơ thể.

Cách pha oresol đúng

Mất nước, uống gì để bù nước và bổ sung năng lượng đã mất? 3

>>>>>Xem thêm: Viêm tai giữa mãn tính có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và điều trị

Khi thắc mắc mất nước uống gì bạn hãy nghĩ đến nước điện giải

Với trường hợp mất nước và các chất điện giải, khi dùng oresol cần hòa tan 27,9 gram thuốc trong 1 lít nước nguội để tạo một dung dịch có áp suất thẩm thấu tốt nhất cho người bệnh. Nếu pha loãng thuốc hoặc uống liều lượng ít hơn sẽ không cung cấp đủ nước, chất điện giải và glucosa, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Nếu pha thuốc đặc quá, do áp suất thẩm thấu trong ruột, sẽ làm cho người bệnh tiêu chảy nặng hơn.

Khi sử dụng không nên pha thuốc bằng các loại nước khoáng vì chất điện giải có sẵn trong nước khoáng sẽ làm sai lệch tỷ lệ chất điện giải quy định. Không nên pha các loại thuốc khác vào dung dịch oresol để uống sẽ tạo nên sự tương khắc thuốc do các phản ứng hóa học gây nên. Cũng không nên đun sôi dung dịch thuốc sau khi pha vì nhiệt độ sẽ làm mất tác dụng của thuốc.

Nếu thắc mắc mất nước uống gì, người bệnh cần lưu ý đến ba loại dung dịch bù nước phổ biến: Đó là nước muối đường, nước cháo muối và nước dừa muối. Để pha nước muối đường, bạn hãy theo tỷ lệ 1 thìa cà phê muối, 8 thìa đường và 1 lít nước. Nước cháo muối được pha theo tỷ lệ 1,2 lít nước, 1 thìa muối, 1 nắm gạo. Pha nước dừa muối theo tỷ lệ 1 lít nước dừa, 1 thìa muối.

Bạn có thể dùng dung dịch oresol pha với 1 lít nước, mỗi ngày uống 1 – 2 gói. Ngoài ra, người bệnh mất nước có thể bù dịch bằng các loại nước có pha chút muối chẳng hạn chanh muối, cam muối và uống đúng liều lượng.

Tuy nhiên, trong các loại nước kể trên, oresol là loại thuốc được dùng phổ biến nhất để bù nước và điện giải, bổ sung năng lượng, phòng chống nguy cơ trụy tim mạch khi bị tiêu chảy, nôn, sốt cao và tiêu hao năng lượng do lao động hoặc tập thể dục, chơi thể thao quá sức gây mất nước và chất điện giải.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *