Tam cá nguyệt đầu tiên kéo dài đến hết tuần thứ 13 của thai kỳ. Khi mang thai tuần đầu tiên, bạn có thể bắt đầu cảm thấy các dấu hiệu mang thai như buồn nôn và đau ngực. Sự phát triển của thai nhi bắt đầu khi trứng được thụ tinh. Đến cuối tuần thứ 13, tất cả các cơ quan và hệ thống cơ thể của thai nhi đều đang phát triển.
Bạn đang đọc: Mẹ bầu và thai nhi khi mang thai tuần đầu: Dấu hiệu và sự phát triển
Có bao giờ bạn thử thắc mắc tại sao khi siêu âm khám thai, bào thai chỉ có thể bắt đầu được nhìn thấy sớm nhất là từ tuần thứ hai hoặc thứ ba không? Khi mới mang thai tuần đầu nghĩa là bạn thật sự chưa mang thai, và trong bụng bạn cũng chưa hề có thai nhi. Trên thực tế, những biểu hiện xảy ra trong tuần đầu tiên khá tương tự với các triệu chứng khi có kinh, hoặc cũng có thể là kết quả của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) chứ không phải do mang thai. Tuy nhiên, tuần đầu lại là lúc thích hợp nhất để chuẩn bị cho hành trình mang thai và chăm con lâu dài.
Contents
Thai nhi trong tuần đầu tiên của thai kỳ
Trong tuần đầu tiên của thai kỳ, hình dạng em bé mới chỉ là một khái niệm mơ hồ trong tâm trí bạn, vào lúc này, bạn vẫn chưa thật sự mang thai đâu nhé. Và dù có đến bệnh viện thăm khám thì cũng hoàn toàn không thể siêu âm được bào thai mới được 1 tuần tuổi. Nếu bạn siêu âm được hình ảnh của con, thì có thể đó là lúc con đã được 4 hoặc 5 tuần tuổi.
Thai kỳ chính thức được tính bằng ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt trước đó, tức là trước khi được chẩn đoán có thai. Vì vậy, tuần đầu tiên của thai kỳ được tính vào trước thời điểm rụng trứng. Đây là tuần đầu tiên của giai đoạn nang trứng (giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt khi trứng trưởng thành), xảy ra trước khi trứng được phóng ra khỏi buồng trứng và quá trình thụ tinh diễn ra. Tuy thai 1 tuần tuổi không có khả năng siêu âm được, nhưng bạn có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa sinh sản để được siêu âm kiểm tra u xơ tử cung, có bao nhiêu nang trứng (phát triển thành trứng) trong buồng trứng và đo độ dày của niêm mạc tử cung.
Triệu chứng khi mang thai tuần đầu
Thật rất khó để bạn có thể nhận biết được bản thân đã mang thai tuần đầu hay chưa, bởi lúc này bạn chưa thật sự mang thai. Nhưng đừng lo, trong giai đoạn đầu, bạn có ít khả năng nhận biết được thông qua những triệu chứng điển hình của chu kỳ kinh nguyệt, và các triệu chứng này có thể kéo dài từ ba đến bảy ngày, bao gồm:
- Đau đầu, tức ngực: Nhiều phụ nữ phàn nàn về chứng đau nửa đầu, tức ngực (đau nhứ vú) do kinh nguyệt, và điều này cũng có liên quan đến hormone. Chườm đá và các bài tập thư giãn có thể giúp bạn giảm đau.
- Chảy máu âm đạo: Khi mang thai tuần đầu, lớp niêm mạc tử cung trong cơ thể bạn sẽ căng phồng lên và bong tróc ra tạo thành hiện tượng chảy máu.
- Đau lưng dưới và chuột rút: Để giải phóng lớp niêm mạc bị bong ra, tử cung của bạn sẽ co lại, khiến lưng và bụng bạn bị đau, thỉnh thoảng sẽ có trường hợp chuột rút ở tay và chân.
- Đầy hơi: Nội tiết tố thay đổi có thể khiến bạn bị đầy bụng ngay trước và trong kỳ kinh nguyệt.
- Tâm trạng thất thường: Hormone thay đổi nhanh chóng cũng là nguyên nhân gây khó chịu và phá hoại cảm xúc của bạn.
Biểu hiện khi mang thai tuần đầu
Một điều thú vị rằng trứng của con người là tế bào lớn nhất trong cơ thể, dù một quả trứng có kích thước còn nhỏ hơn một hạt tiêu. Cơ thể phụ nữ sẽ giải phóng một (một số trường hợp hiếm gặp là hai) trứng vào khoảng thời gian từ ngày 10 đến ngày 19 của chu kỳ kinh nguyệt, hoặc khoảng 14 ngày trước kỳ kinh nguyệt dự kiến tiếp theo. Trứng có thể được thụ tinh trong khoảng 12 đến 24 giờ sau đó. Quan hệ tình dục trước hoặc trong thời điểm đó giúp tăng cao xác suất thụ thai vì tinh trùng có thể sống trong cơ thể người tới 5 ngày.
Những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên sẽ không hiện ra ngay lập tức. Trên thực tế, nhiều phụ nữ trễ kinh đến tuần thứ 4 mới bắt đầu cảm thấy khác biệt. Trong tuần đầu tiên, cơ thể bạn giải phóng niêm mạc tử cung của tháng trước và bắt đầu hình thành một niêm mạc tử cung mới, giúp nâng cao khả năng giữ được trứng đã thụ tinh vào tháng tới. Một số dấu hiệu mang thai ban đầu phổ biến bao gồm đau nhức người, ngực căng đau, buồn nôn, mệt mỏi và buồn tiểu thường xuyên.
Tìm hiểu thêm: Thực hư về một số tác hại của tampon
Nên làm gì trong tuần đầu tiên của thai kỳ?
Hãy luôn nhớ rằng bạn chưa thật sự có thai trong tuần đầu tiên của thai kỳ. Khi này, bạn cần chuẩn bị cho bản thân một trạng thái tâm lý thật tốt thật vững vàng và một cơ thể khỏe mạnh để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình mang thai và làm mẹ!
Bỏ những thói quen không lành mạnh
Kiểm soát các loại thực phẩm và thức ăn bạn đang ăn, kiểm soát cân nặng của bạn nếu bạn thật sự muốn trở thành một người mẹ. Bỏ các tật xấu như hút thuốc, rượu bia, thuốc phiện (nếu có), ngưng hẳn hoặc hạn chế tối đa lượng caffeine bạn tiêu thụ hằng ngày. Tốt nhất là nên hạn chế hoặc bỏ hẳn những thói quen xấu ngay từ bây giờ, trước khi bạn mang thai. Hơn nữa, hạn chế tiếp xúc với các môn thể thao như bóng đá hoặc các hoạt động gây áp lực lên vùng bụng, các thực phẩm như tươi sống (sushi, sashimi), cá chứa nhiều thủy ngân, thịt sống hoặc chưa nấu chín, các loại sữa, phô mai, nước trái cây chưa tiệt trùng.
Bổ sung vitamin
Điều đầu tiên bạn cần làm là bắt đầu bổ sung vitamin tổng hợp trước khi mang thai, trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh con. Loại vitamin uống tổng hợp dành cho phụ nữ mang thai chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng giúp hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh.
Khám sức khỏe định kỳ
Nếu đã lâu không gặp bác sĩ, bạn có thể cân nhắc việc lên lịch khám trước khi có ý định mang thai. Đó là một cách tuyệt vời để bắt đầu cho một hành trình, giúp giải quyết và giải đáp tất cả các câu hỏi cấp bách của bạn.
Thư giãn tinh thần, cơ thể và tâm trạng
Mang thai có thể rất căng thẳng, cố gắng thụ thai có thể còn là một công việc gây nhiều căng thẳng hơn nữa. Nói thì dễ hơn làm, nhưng hãy tập thể dục nhẹ nhàng, thiền và cố đừng để bản thân lo lắng về những điều nhỏ nhặt khi bạn bắt đầu bước vào cuộc hành trình này.
Tối ưu hóa xác suất thụ thai thành công
Phương pháp tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt có lẽ không còn quá xa lạ với các chị em phụ nữ nữa. Phương pháp này không chỉ hữu dụng cho việc thụ thai mà còn có thể dùng khi muốn tránh thai. Dù khá tiện lợi song phương pháp này vẫn có vài nhược điểm khá lớn như hơi khó hiểu và chỉ phù hợp cho phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
>>>>>Xem thêm: Hôn mê do suy chức năng tuyến giáp: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng như giáo viên dạy giới tính ở trường trung học đã nói với bạn. Đặc biệt là khi mang thai tuần đầu, bởi đây chỉ là bước khởi động cho một quá trình lâu dài hơn. Việc mang thai đối với nhiều người phụ nữ là một quá trình thiêng liêng, kết quả tốt đẹp sẽ đến nếu bạn không bỏ cuộc. Thay đổi lối sống, sinh hoạt đúng cách để giúp bản thân sẵn sàng cho chặng đường dài phía trước.
Xem thêm:
- Khi mang thai tháng đầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi?
- Mang thai ra máu nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể