Nhiều bà mẹ rơi vào tình trạng chán ăn sau khi sinh con. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ, con trẻ sẽ không phát triển toàn diện. Vậy phụ nữ chán ăn sau sinh phải làm sao?
Bạn đang đọc: Mẹ chán ăn sau sinh phải làm sao để khắc phục?
Sức khỏe của người mẹ còn yếu sau khi sinh nở. Nếu gặp tình trạng ăn không ngon miệng kéo dài, dẫn đến chán ăn, người mẹ sẽ suy nhược cơ thể và cả suy nhược về tinh thần, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa mẹ cung cấp cho con. Để giải đáp thắc mắc mẹ chán ăn sau sinh phải làm sao để điều trị dứt điểm, hãy tham khảo bài viết sau đây nhé.
Contents
Nguyên nhân phụ nữ chán ăn sau sinh
Suy nhược cơ thể và tinh thần dẫn đến chán ăn sau sinh
Các chuyên gia cho biết cảm giác chán ăn sau sinh xuất phát từ rất nhiều các yếu tố bao gồm:
- Suy nhược cơ thể hay suy nhược tinh thần là những nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều bà mẹ không muốn ăn, bỏ bữa sau sinh. Do cơ thể người mẹ vừa phải trải qua quá trình sinh nở tốn nhiều sức lực và những biến động về tâm lý dẫn đến cảm giác mệt mỏi thường trực, suy nhược cơ thể và tinh thần kéo theo chứng chán ăn.
- Sau khi sinh con, phần lớn các chị em đều nói rằng họ cảm thấy sợ nên không ăn ngon miệng. Tình trạng chán ăn càng phổ biến ở những phụ nữ đẻ khó hoặc đẻ mổ với vết thương đau đớn kéo dài.
- Phụ nữ thường bị mất máu khá nhiều sau sinh nở, dẫn đến cơ thể yếu và mệt mỏi. Lúc này phụ nữ cần chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất để bổ sung lượng máu đã mất.
- Khi tình trạng chán ăn sau sinh xảy ra trong một thời gian dài có thể khiến bà mẹ giảm sức đề kháng cơ thể do suy dinh dưỡng dễ dẫn đến mắc bệnh; cùng với đó là tâm lý không ổn định có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác.
- Vấn đề đặt ra là mẹ chán ăn sau sinh phải làm sao không ảnh hưởng đến sức khỏe của con nhỏ.
Mẹ chán ăn sau sinh ảnh hưởng gì đến con?
Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ không thể thiếu trong những tháng đầu đời. Vì thế, nếu như mẹ ăn không ngon miệng dẫn đến chán ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con.
Nghiêm trọng hơn, người mẹ không ăn được sẽ không thể tiết sữa cho con khiến con bị còi xương, dễ mắc các bệnh, chậm lớn. Khi sữa mẹ giảm dần sẽ dẫn đến mất sữa.
Ngoài ra, tình trạng ăn không ngon miệng sau khi sinh kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, khiến người mẹ không đủ sức khỏe để chăm sóc con.
Chứng chán ăn sau sinh ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người mẹ. Trong lúc cơ thể yếu cần bồi bổ để nhanh chóng phục hồi, chán ăn liên tục khiến cơ thể mệt nhoài, thiếu sức sống, dễ mắc bệnh…
Tìm hiểu thêm: Rách sụn chêm bao lâu thì khỏi? Cần chú ý điều gì khi thực hiện các bài tập phục hồi chức năng?
Mẹ chán ăn, suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến việc tiết sữa cho conMẹ chán ăn sau sinh phải làm sao?
Mẹo khắc phục chứng chán ăn sau sinh
- Việc ăn không đúng giờ gây ảnh hưởng đến việc ăn uống của bà mẹ mới sinh con. Mẹ vừa sinh được hai tuần nên ăn đúng giờ và có chế độ ăn hợp lý vì ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiết sữa cho con.
- Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của phụ nữ sau sinh và cho con bú tăng cao nên khẩu phần ăn cả ngày nên được chia thành nhiều bữa, khoảng 3 – 6 bữa/ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.
- Để hạn chế tình trạng sau khi sinh ăn không ngon miệng, gây chán ăn, mẹ cần thay đổi khẩu phần ăn, không nên ăn quá nhiều một món cùng một lần.
- Việc tập luyện thể dục cũng ảnh hưởng đến khẩu vị của mẹ. Khi tập luyện, mẹ vừa rèn luyện sức khỏe vừa cải thiện vấn đề tâm lý, tinh thần thoải mái hơn. Tập thể dục giúp mẹ tiêu hao năng lượng, giảm lượng mỡ dư thừa, tăng cảm giác thèm ăn.
- Nếu như vết thương sau khi sinh còn hơi đau mẹ chỉ nên đi lại nhẹ nhàng. Ngược lại, khi cảm thấy cơ thể khỏe hơn nhiều có thể thực hiện các động tác, tư thế đơn giản để không điều chỉnh vóc dáng và lấy lại.
- Nếu mẹ bầu rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, stress vì vấn đề gia đình, tài chính, hãy nhanh chóng tìm cách giải quyết để không ảnh hưởng đến việc ăn ngon miệng sau khi sinh.
- Đặc biệt, không nên để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, buồn rầu sẽ dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh.
- Để có đủ năng lượng chăm sóc bé không kiêng khem quá mức mà cần ăn uống đầy đủ và đa dạng.
- Chọn lựa thực phẩm tươi ngon, đảm bảo vệ sinh.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh lo lắng, buồn phiền, mất ngủ.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú, đặc biệt là thuốc nội tiết tố, thuốc kháng sinh hay các thuốc tác động lên hệ thần kinh.
Chế độ dinh dưỡng khoa học cho bà mẹ sau sinh
Trong giai đoạn sau sinh – nuôi con bú, chế độ dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ. Vì vậy, mẹ chán ăn sau sinh phải làm sao có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với nghỉ ngơi khoa học và có tâm lý thoải mái nhưng cũng không quên vận động.
Nhu cầu năng lượng
So với phụ nữ khi chưa mang thai, nhu cầu năng lượng của bà mẹ đang cho con bú sẽ cao hơn khoảng 500 kcal/ngày. Ngoài ra, nhu cầu năng lượng của bà mẹ trong thời kỳ cho con bú còn phụ thuộc vào mức tăng cân và tình trạng hoạt động thể lực trong giai đoạn mang thai. Cụ thể là:
- Với phụ nữ trước và trong thai kỳ có chế độ dinh dưỡng tốt, sẽ tăng 10 – 12kg, người lao động nhẹ cần đảm bảo nhu cầu năng lượng đạt 2.260 kcal/ngày, người lao động trung bình đạt 2.550 kcal/ngày.
- Phụ nữ trước và trong thai kỳ có chế độ dinh dưỡng không tốt, chỉ tăng dưới 10kg, để đảm bảo nhu cầu năng lượng khi nuôi con bú, cần đa dạng nhiều nguồn thực phẩm và ăn nhiều hơn.
Nhu cầu về các chất dinh dưỡng
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Trẻ mấy tháng tắm được nước lạnh?
Mẹ nên ăn chế phẩm từ sữa ít béo như phô mai giàu Vitamin DTrong 6 tháng đầu sau sinh, phụ nữ đang cho con bú cần dung nạp tổng lượng đạm cần thiết là 79g/ngày. Trong 6 tháng tiếp theo, tổng lượng chất đạm cần dung nạp là 73g/ngày. Về tỷ trọng, lượng đạm động vật nên chiếm trên 30% tổng protein tiêu thụ. Các bà mẹ sau sinh nên chọn thực phẩm có hàm lượng đạm cao như thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ…
Bà mẹ đang nuôi con bú cần cung cấp lượng chất béo chiếm 20 – 30% năng lượng khẩu phần. Các chất béo được khuyến khích sử dụng như EPD, DHA, n3, n6… có nhiều trong một số loại cá mỡ, dầu cá, một số loại dầu thực vật… vì chúng rất quan trọng đối với sự phát triển trí não và thị lực của bé.
Vitamin và khoáng chất cần bổ sung đầy đủ cho người mẹ đang nuôi con bú bằng cách nên ăn trên 400g trái cây, rau củ mỗi ngày và ăn đủ chất xơ để tránh táo bón.
Bà mẹ đang cho con bú nên uống khoảng 2 – 2,5 lít nước/ngày để sản xuất đủ sữa cho nhu cầu của bé.
Nên ăn và nên tránh gì?
Các loại thực phẩm nên ăn: Cá hồi giàu DHA, chế phẩm từ sữa ít béo (Sữa chua, sữa tươi, phô mai giàu Vitamin D, Protein, Vitamin B và canxi), thịt bò (Giàu chất sắt, protein, Vitamin B12), rau xanh và các loại củ, đậu (Giàu Vitamin A, Vitamin C, sắt và Canxi), trái cây (Giàu Vitamin C), ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt…
Các loại thực phẩm nên tránh: Rượu, bia, trà, cà phê, các loại cá có chứa thủy ngân (cá kiếm, cá ngừ), các loại gia vị nặng mùi (hành, tỏi), đồ ăn cay, thức ăn ôi thiu…
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể