Mê sảng do sốt: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Sốt là phản ứng của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh. Sốt khá thường gặp, nhất ở ở đối tượng trẻ nhỏ, người có sức đề kháng kém. Sốt cao kéo dài có thể dẫn đến co giật, mê sảng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình trạng mê sảng do sốt.

Bạn đang đọc: Mê sảng do sốt: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Sốt cao liên tục trên 38 độ kéo dài tiềm ẩn nguy cơ co giật, mê sảng, nhất là ở đối tượng trẻ em. Vậy sốt ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể người bệnh? Tại sao sốt lại có thể dẫn đến mê sảng? Dấu hiệu nhận biết mê sảng do sốt thế nào và cần làm gì nếu bị sốt dẫn đến mê sảng? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây của Kenshin.

Sốt và những ảnh hưởng đến cơ thể

Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể bị sốt, thường gặp nhất là trẻ nhỏ. Sốt là trạng thái nhiệt độ cơ thể tăng cao khi bộ điều nhiệt của cơ thể đặt lại thân nhiệt cao hơn bình thường. Đây là biểu hiện phổ biến của con người, khi hệ miễn dịch đang hoạt động để chống lại các tác nhân gây hại tấn công cơ thể. Chủ yếu, sốt là phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng.

Điều đó có nghĩa là khi thấy cơ thể sốt, tức là hệ miễn dịch đang hoạt động mạnh. Nhiệt độ cao sẽ giúp việc tiêu diệt các tác nhân gây hại cho cơ thể một cách hiệu quả hơn. Đây là lý do nếu sốt nhẹ, bác sĩ thường khuyên không nên dùng thuốc hạ sốt.

Mê sảng do sốt: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý 1

Sốt cao kéo dài dễ dẫn đến mê sảng

Tuy nhiên, sốt cao, kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Thân nhiệt tăng quá cao dễ gây phản ứng sốc, giảm hàm lượng sắt và kẽm trong máu, tăng tốc độ tiêu hủy tế bào… Sốt cao kéo dài dễ dẫn đến co giật, mất nước, rối loạn điện giải, tổn thương thần kinh. Nếu bị kích thích thần kinh, người bị sốt sẽ có các triệu chứng như: Lú lẫn, mệt lả, suy kiệt, suy hô hấp, suy tim, mê sảng do sốt…

Như vậy, không phải mọi trường hợp sốt đều gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta cần theo dõi cơn sốt chặt chẽ và hạ sốt khi cần thiết, để tránh những ảnh hưởng không tốt cho cơ thể.

Mê sảng do sốt là gì?

Mê sảng là tình trạng rối loạn nhận thức, ý thức, chú ý thường gọi là rối loạn chức năng thần kinh mức độ nghiêm trọng. Khi bị mê sảng, người bệnh không có khả năng suy nghĩ rõ ràng, không thể chú ý và hoàn toàn bị mất phương hướng. Mê sảng diễn ra cấp tính, thoáng qua và hầu hết các trường hợp có thể phục hồi được.

Mê sảng có thể xảy ra trong vài giờ thậm chí kéo dài đến vài tháng. Khi biết nguyên nhân và xử lý kịp thời, bệnh nhân sẽ nhanh phục hồi và sớm thoát khỏi tình trạng mê sảng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp để tình trạng mê sảng diễn ra trong thời gian dài và mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể không lấy lại được khả năng tư duy vốn có, bị suy giảm sức khỏe, giảm khả năng phục hồi, tăng nguy cơ sống phụ thuộc thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Có nhiều nguyên nhân gây mê sảng như: Mê sảng sau gây mê, mê sảng do rượu, mê sảng ở người cao tuổi và đặc biệt là mê sảng do sốt – thường gặp ở trường hợp sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính trẻ nhỏ. Bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị mê sảng nếu sốt kéo dài. Nhưng nguy cơ cao nhất là nhóm trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi.

Lý do là bởi khi thân nhiệt tăng quá cao sẽ ảnh hưởng đến não bộ và hệ thần kinh. Não bộ và hệ thần kinh của trẻ nhỏ thường chưa phát triển toàn diện, nhạy cảm đặc biệt với sự rối loạn nhiệt độ trong cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao có thể ảnh hưởng đến khả năng gửi – nhận thông tin cũng như cách hoạt động của não. Khi đó, tình trạng mê sảng sẽ xảy ra.

Mê sảng do sốt: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý 2

Sốt cao khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng dẫn đến mê sảng do sốt

Dấu hiệu nhận biết mê sảng do sốt

Các triệu chứng của mê sảng do bị sốt có thể xuất hiện và kéo dài trong vài giờ đến vài ngày. Các triệu chứng này thường xuất hiện khi bệnh nhân sốt cao trên 1 ngày. Các triệu chứng mê sảng có thể thay đổi thường xuyên và một người bệnh có thể gặp hoặc nhiều triệu chứng mê sảng khác nhau. Một số triệu chứng mê sảng do bị sốt thường gặp nhất như:

  • Người bệnh có biểu hiện dễ bị phân tâm, không thể tập trung vào một vấn đề cụ thể.
  • Phản ứng chậm, không kịp thích ứng với những gì xảy ra ở môi trường xung quanh.
  • Người bệnh có triệu chứng nói lắp dù trước đó không bị, hay nói những chuyện lảm nhảm, vô nghĩa.
  • Người bệnh có thể bị mất trí nhớ ngắn hạn, đặc biệt là những gì xảy ra trước và trong khi bị mê sảng.
  • Những người xung quanh quan sát thấy người bệnh bị thay đổi về hành vi, rối loạn giấc ngủ, tâm trạng bồn chồn, hoảng loạn, dễ giận dữ hay bị kích động, trầm cảm, ảo giác.
  • Ý thức người bị mê sảng do sốt gián đoạn, mơ màng và tỉnh táo xen kẽ. Người bệnh thường có dấu hiệu mơ màng vào chiều tối, tỉnh táo vào buổi sáng.
  • Cơ thể người bệnh run nhẹ hoặc co giật không thể tự kiểm soát được.
  • Mất hẳn ý thức về môi trường xung quanh khi mê sảng nặng.

Tìm hiểu thêm: Chưa quan hệ nhưng cô bé bị thâm: Phải làm sao?

Mê sảng do sốt: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý 3
Người bệnh có thể xuất hiện một triệu chứng đơn lẻ hoặc nhiều triệu chứng cùng lúc

Cần làm gì với người bị mê sảng do sốt?

Khi nhận thấy ai đó có dấu hiệu mê sảng do bị sốt, những người xung quanh cần sơ cứu cho họ kịp thời. Một số việc nên làm như:

  • Cho người bệnh uống thuốc hạ sốt.
  • Cởi bớt quần áo, cho người bệnh mặc đồ thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.
  • Dùng khăn ấm lâu cơ thể, nhất là những vùng tích nhiệt như nách, bẹn, cổ.
  • Luôn để phòng có đủ ánh sáng và cần có người thân bên cạnh theo dõi trước khi người bệnh được đưa đến cơ sở y tế.
  • Nếu có thể, hãy thường xuyên hỏi han, trò chuyện với người bệnh.

Khi nào nên đưa người bị mê sảng do sốt đến bệnh viện?

  • Nếu cảm thấy không yên tâm về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bạn có thể đưa họ đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị bởi bác sĩ.
  • Nếu triệu chứng mê sảng kéo dài quá 30 phút, người bệnh không có dấu hiệu hạ sốt hãy đưa ngay họ đến bệnh viện.
  • Bệnh nhân có triệu chứng đau nhức đầu, mất trí nhớ cần sớm đưa đến cơ sở y tế.
  • Các triệu chứng như nôn ói, cứng khớp cổ cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay.

Mê sảng do sốt: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý 4

>>>>>Xem thêm: My Para có dùng được cho bà bầu không? Lưu ý dành cho mẹ bầu khi dùng thuốc

Cần luôn có người bên cạnh bệnh nhân sốt cao dẫn đến mê sảng

Giảm nguy cơ mê sảng do sốt bằng cách nào?

Để phòng ngừa mê sảng do sốt, người nhà bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Người bị sốt cần được theo dõi nhiệt đột thường xuyên và cần được hạ sốt ở thời điểm thích hợp. Thông thường, sốt cao trên 38.5 độ có thể dùng hạ sốt. Một số trường hợp đặc biệt cơ thể người bệnh quá mẫn với nhiệt độ cao, có tiền sử co giật khi sốt nên được uống thuốc hạ sốt khi thân nhiệt ở mức 38 độ.
  • Trong khi bị sốt, người bệnh cần được bổ sung nước, bù nước và bù chất điện giải thường xuyên. Họ nên được duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ với các món ăn mềm, lỏng, dễ ăn như súp, cháo, sinh tố,…
  • Luôn mở cửa và rèm cửa để phòng nghỉ đủ ánh sáng. Không nên thay đổi không gian phòng nghỉ của họ một cách đột ngột.
  • Nên trò chuyện, thăm hỏi người bệnh thường xuyên, đặt đồng hồ gần giường người bệnh và áp dụng các biện pháp để họ nhận thức môi trường thực tế xung quanh.

Khi bị sốt, tốt nhất cần tìm ra nguyên nhân gây sốt để điều trị sớm và dứt điểm. Đây là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa mê sảng do sốt cao kéo dài. Đặc biệt, nếu có tình trạng mê sảng xảy ra, người nhà không nên tự ý cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc an thần hay thuốc tác động đến thần kinh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *