Mẹo lấy ráy tai khô cho bé hiệu quả

Bình thường, cha mẹ không nhất thiết phải làm vệ sinh ống tai cho bé hàng ngày do ống tai ngoài của bé thường có khả năng tự làm sạch, đa phần ráy tai sẽ tự khô lại và rơi ra ngoài. Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp ráy tai của bé bị khô và vón cục, nằm lại ở trong ống tai. Lúc này cha mẹ nên biết một số mẹo lấy ráy tai khô cho bé an toàn và hiệu quả.

Bạn đang đọc: Mẹo lấy ráy tai khô cho bé hiệu quả

Ráy tai khô hay ướt còn tùy vào cơ địa của từng người và ở trẻ em cũng vậy. Với những người có ráy tai ướt, việc sử dụng khăn mềm để vệ sinh tai là một cách đơn giản và hiệu quả.

Tuy nhiên ở những người có ráy tai khô, đặc biệt là ở trẻ em, việc vệ sinh tai lại cần lưu ý hơn một chút do ống tai của trẻ em còn tương đối nhỏ, vùng da tai rất mỏng và nhạy cảm. Cùng tìm hiểu một số mẹo lấy ráy tai khô cho bé trong bài viết dưới đây nhé!

Mẹo lấy ráy tai khô cho bé 1 Tai của bé tương đối nhạy cảm nên việc vệ sinh đúng cách là rất cần thiết

Một số mẹo lấy ráy tai khô cho bé

Khi bé có ráy tai khô, tuyệt đối không nên dùng móng tay, tăm bông hoặc các vật sắc nhọn để lấy ráy tai cho bé. Những cách này vô tình sẽ đẩy ráy tai đi sâu vào bên trong hơn và gây ảnh hưởng đến màng nhĩ.

Thường với những trường hợp có ráy tai khô nên xử lý bằng các làm ẩm ráy tai trước khi lấy. Khi ráy tai mềm ra bạn sẽ có thể loại bỏ nó ra khỏi ống tai của bé dễ dàng hơn. Một số mẹo lấy ráy tai cho bé an toàn mà bạn có thể tham khảo dưới đây.

Tìm hiểu thêm: Hạ canxi máu: Tham khảo phác đồ điều trị hạ canxi máu Bộ Y tế

Mẹo lấy ráy tai khô cho bé 2 Không nên sử dụng tăm bông vì có thể đẩy ráy tai vào bên trong sâu hơn

Sử dụng khăn mềm, mỏng và sạch để lấy ráy tai

Thấm hơi ẩm khăn và nhẹ nhàng lau sạch xung quanh vành tai và các góc ngoài tai cho bé. Xoắn nhẹ một góc của khăn rồi từ từ đưa vào trong ống tai của bé, vừa đưa vừa tiếp tục xoắn lại. Ráy tai của bé sẽ đi theo đường xoắn của khăn và ra ngoài.

Việc sử dụng khăn mềm, mỏng sẽ dễ làm sạch không làm ảnh hưởng đến màng nhĩ và tránh các tác động nhiều đến ống tai mỏng manh của bé.

Dùng nước muối sinh lý 0,9% lấy ráy tai cho bé

Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ vào tai cho bé sẽ làm ráy tai của bé ẩm dần và mềm ra, giúp việc lấy ráy tai dễ dàng hơn. Tùy vào lượng và tình trạng ráy tai của bé, nếu quá khô cứng và vón cục, mỗi ngày nhỏ từ 3 – 4 lần, mỗi lần nhỏ khoảng 5 – 10 giọt cho đến khi thấy ráy tai của bé mềm và tự đẩy ra ngoài.

Tuy nhiên trong trường hợp ráy tai không tự đẩy ra thì bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để hỗ trợ hút ráy tai ra ngoài.

Sử dụng dầu oliu để lấy ráy tai cho bé

Hãy chuẩn bị một chút dầu oliu, một chiếc thìa nhỏ hoặc bơm tiêm nhỏ không có đầu kim. Sau đó hãy đặt bé nằm nghiêng, để tai cần vệ sinh nằm ở bên trên.

Nhẹ nhàng kéo vành tai bé và đổ một vài giọt dầu oliu vào ống tai. Day nhẹ gờ tai của bé trong khi vẫn kéo vàng tai. Nên lặp lại động tác này nhiều lần để lượng dầu olive di chuyển sâu vào trong tai giúp làm tan các ráy tai khô và vón cục.

Nên cố gắng giữ bé nằm nghiêng như vậy khoảng 5 phút rồi sau đó dùng khăn ẩm để lau sạch. Mỗi ngày nhỏ một lần và lặp lại trong vòng 2 tuần.

Mẹo lấy ráy tai khô cho bé 3

>>>>>Xem thêm: Chấn thương hàm mặt: Phân loại chấn thương và cách xử trí

Một trong những mẹo lấy ráy tai khô cho bé là sử dụng dầu oliu

Lấy ráy tai cho bé bằng oxy già

Hãy pha một chút nước ấm với dung dịch oxy già 3% theo đúng tỉ lệ 1:1.

Đặt bé nằm nghiêng, để tai cần vệ sinh nằm ở bên trên và dùng bơm tiêm nhựa chứa dung dịch đã pha chế nhỏ khoảng 5 đến 10 giọt cho đến khi gần ngập ống tai ngoài của bé. Nên nhỏ từ từ để dung dịch có thể đi sâu vào trong và ngấm vào ráy tai.

Giữ bé nằm yên như vậy khoảng 5 phút, nếu bé không hợp tác thì có thể chấp nhận thời gian ngắn hơn. Sau đó cho bé nằm và nghiêng đầu về hướng ngược lại để các giọt dung dịch chảy hết ra ngoài. Làm như vậy mỗi ngày 1 lần và đều đặn trong khoảng 3 đến 5 ngày.

Sau ngày cuối cùng, bạn hãy vệ sinh và rửa tai cho bé. Hãy đặt bé ngồi thẳng, sau đó đặt nghiêng đầu bé vào bồn rửa hay chậu rồi dùng bơm tiêm nhựa không có đầu kim bơm nhẹ một chút nước ấm vào ống tai của bé.

Nên pha nước ấm vừa đủ, tránh pha nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm bé cảm thấy khó chịu. Lúc này bạn có thể thấy được những mẩu ráy tai trôi ra bên ngoài.

Một số lưu ý khi vệ sinh tai cho bé

Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng lấy ráy tai thường xuyên và hàng ngày là biện pháp vệ sinh cần thiết. Tuy nhiên trên thực tế ráy tai là chất tự sản sinh tự nhiên trong cơ thể chúng ta hàng ngày.

Ráy tai có tác dụng chống thấm ống tai, nó như một cái màng để ngăn ngừa bụi bẩn và chống côn trùng xâm nhập. Ráy tai được hình thành từ các chất có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm giúp bôi trơn ống tai và ngăn ngừa kích ứng.

Sự tích tụ vừa đủ của ráy tai không gây ra nhiễm trùng tai như nhiều người thường nghĩ. Ngược lại, nếu thiếu các thành phần bôi trơn, diệt khuẩn của ráy tai có thể khiến tai bị khô và ngứa.

Vậy nên trong việc vệ sinh tai cho bé, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Không nên lấy ráy tai quá thường xuyên cho bé, chỉ nên vệ sinh tai cho bé khoảng 2 – 3 lần/tháng.
  • Chỉ nên lấy ráy tai cho bé trong trường hợp ráy tai của bé không tự đào thải ra ngoài, tích tụ quá nhiều và lâu ngày trong tai làm ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ. Việc tích tụ ráy tai quá lâu sẽ khiến ráy tai có mùi hôi và gây ra một số nguy cơ nhiễm trùng ống tai.
  • Khi lấy ráy tai cho bé, hãy sử dụng khăn mềm và mỏng, phù hợp với làn da của bé. Tuyệt đối không nên dùng móng tay, tăm bông hoặc các vật sắc nhọn.
  • Nếu phải nhỏ các dung dịch để làm mềm ráy tai, hãy cho bé xem hoạt hình hoặc nói chuyện để thu hút sự chú ý của bé, giúp bé nằm im được đủ thời gian mong muốn.
  • Khi tắm cho bé, chú ý tránh để nước xâm nhập quá nhiều vào ống tai. Dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau khô xung quanh tai và vành tai ngoài cho bé sau khi tắm.
  • Trong một số trường hợp ráy tai của bé có mùi hôi hoặc chảy mủ, kèm theo đó là bé hay khó chịu, quấy khóc hoặc biếng ăn thì bạn nên đưa bé đến bác sĩ để xử lý đúng nguyên nhân và điều trị hiệu quả.

Ráy tai khô hay ướt đều là những thứ bình thường tiết ra bởi chính cơ thể của bé. Nhận biết được lượng ráy tai bình thường và nhiều cũng là một điều rất quan trọng giúp bạn biết được khi nào nên lấy ráy tai cho bé. So với những bé có ráy tai ướt, thì xử lý ráy tai khô lại khó hơn một chút.

Trên đây là một số mẹo lấy ráy tai khô cho bé dễ dàng và an toàn hơn. Hy vọng rằng những thông tin mà bài viết mang lại có thể hữu ích với bạn đọc. Chúc bạn đọc và bé yêu thật nhiều sức khỏe!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *