Morcvax chính là loại vacxin được sử dụng qua đường thuốc để điều trị bệnh tả ở người lớn và cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Thuốc này được điều chế từ chủng vi khuẩn tả 01 và chủng vi khuẩn tả 0139.
Bạn đang đọc: Morcvax: Vacxin đường uống giúp hỗ trợ và phòng ngừa bệnh tả
Morcvax được các bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh tả. Đây là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính có độ nguy hiểm ở mức khá cao. Việc uống vacxin này là điều cần thiết đối với bệnh nhân bị tả. Các độc giả có thể theo dõi thêm thông tin về vacxin morcvax qua bài viết dưới đây.
Contents
Tìm hiểu tổng quan về vacxin morcvax
Vacxin morcvax đã được nghiên cứu và sản xuất bởi Vabiotech của Việt Nam. Vacxin này được điều chế chủ yếu từ chủng vi khuẩn tả O1 và chủng vi khuẩn tả O139. Morcvax sẽ được sản xuất theo quy trình bao gồm các bước như nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường thích hợp và bất hoạt bằng formaldehyde hoặc nhiệt độ. Sau đó, chúng sẽ được áp dụng phương pháp ly tâm hoặc lọc tách toàn bộ độc tố tả (cholera toxin) để tạo cô đặc lại.
Đây là loại vacxin được bào chế ở dạng đường uống nên thuận tiện cho người bệnh sử dụng hơn. Vacxin morcvax nên được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp từ 2 độ C tới 8 độ C. Các thành phần được dùng để bào chế trong 1 liều vacxin tả uống 1,5ml gồm có:
- V.Cholerae O1, El Tor, Phil.6973;
- V.Cholerae O139, 4260B;
- V.Cholerae O1, Cairo 50;
- V.Cholerae O1, Cairo 50;
- V.Cholerae O1, Cairo 48;
- Thimerosal;
- Dung dịch WHO – Buffe.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tả ở con người
Vi khuẩn Vibrio cholerae là tác nhân chính gây ra bệnh tả ở con người. Những tác động nguy hiểm của bệnh này là kết quả của loại độc tố mạnh tên CTX do vi khuẩn tạo ra ở ruột non. Khi CTX liên kết với thành ruột, nó sẽ làm cản trở dòng chảy bình thường của natri và clorua. Điều này làm cho cơ thể tiết ra lượng nước nên dẫn đến tiêu chảy hoặc mất chất lỏng hoặc các chất điện giải nhanh hơn.
Bệnh tả sẽ lây chủ yếu thông qua đường tiêu hoá là do vấn đề ăn uống hàng ngày. Vi khuẩn tả sẽ xâm nhập vào đường tiêu hoá của bệnh nhân từ nước uống hoặc thức ăn có nhiễm vi khuẩn tả. Đặc biệt có một số thực phẩm chứa nhiều khuẩn như hải sản, rong biển,… Theo thống kê, hơn 75% người nhiễm vi khuẩn tả sẽ không có biểu hiện triệu chứng cụ thể. Dù vậy, họ vẫn sẽ đào thải vi khuẩn ra bên ngoài môi trường trong vòng từ 7 – 14 ngày.
Đối tượng nào thường bị mắc bệnh tả?
Bệnh tả có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào từ trẻ em đến người lớn. Tuy nhiên, có một số trường hợp sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao hơn.
- Bệnh nhân mắc phải bệnh tả và đang trong thời kỳ phát bệnh;
- Bệnh nhân mang vi khuẩn tả;
- Các loại rau trồng dính phải nước có chứa chất thải của con người;
- Hải sản, cá sống hoặc chưa nấu chín kỹ bị đánh bắt trong vùng nước đang ô nhiễm hay có chứa nước thải;
- Khi con người tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm, vi khuẩn này sẽ giải phóng độc tố ở ruột gây tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng.
Sự nguy hiểm của bệnh tả đối với con người
Bệnh tả chính là căn bệnh truyền nhiễm phổ biến thường gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh này là do các vi khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra. Theo số liệu thống kê trên thế giới, mỗi năm sẽ có từ 1,3 – 4 triệu người mắc phải bệnh tả. Điều đáng chú ý là trong đó có đến 21.000 – 143.000 trường hợp nặng đã bị tử vong.
Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng que thử rụng trứng an toàn và hiệu quả
Vi khuẩn tả Vibrio cholerae dễ bị nhiễm khi tiếp xúc với nguồn nước có chứa con vi khuẩn này. Nó sẽ làm con người mắc phải bệnh dịch tả. Một số triệu chứng ban đầu để phát hiện bệnh như sốt, đau bụng, đi ngoài có phân lỏng, tiêu chảy,… Ở trường hợp bị nặng, người bệnh có thể gặp tình trạng khô môi, khô da, mắt lờ đờ, cơ thể thiếu sức sống, co giật và hôn mê.
Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, bệnh tả sẽ gây tình trạng tiêu chảy kéo dài khiến cho bệnh nhân bị mất nước nặng. Sau đó, người bệnh có thể dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết và nghiêm trọng hơn là tử vong. Chính vì vậy, căn bệnh này được đánh giá có độ nguy hiểm đối với cả trẻ nhỏ và người lớn. Tuy nhiên, nhờ có vacxin morcvax, con người hoàn toàn có thể uống trước để chủ động phòng ngừa bệnh.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng morcvax
Morcvax có thể được sử dụng qua đường uống để mang đến hiệu quả điều trị tốt. Tuy nhiên, ở một số đối tượng, loại vacxin này có thể để lại vài tác dụng phụ khi sử dụng.
>>>>>Xem thêm: Mê sảng người cao tuổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng morcvax như sau:
- Tác dụng thường gặp: Buồn nôn, nôn ói, cơ thể khó chịu,…
- Tác dụng hiếm gặp: Đau đầu, đau bụng, tiêu chảy và sốt.
Hiện nay, các nghiên cứu đầy đủ về sự tương tác với thuốc của vacxin morcvax là không có. Ngoài ra, lưu ý khi dùng thuốc là bệnh nhân không chung với các loại thuốc uống khác trước và sau 1 giờ sử dụng vacxin này.
Các trường hợp không nên uống morcvax là:
- Người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong morcvax;
- Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm khi uống morcvax trị tả trước đó;
- Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột cấp tính;
- Bệnh nhân bị các bệnh cấp tính hoặc bệnh mạn tính đang có dấu hiệu tiến triển;
- Bệnh nhân trong giai đoạn sử dụng các loại thuốc gây ức chế miễn dịch hoặc các thuốc điều trị ung thư.
Điều cần chú ý khi sử dụng vacxin morcvax
Trước khi sử dụng vacxin phòng bệnh tả morcvax, bệnh nhân cần tiến hành trao đổi với bác sĩ về các lưu ý khi uống thuốc.
Dưới đây là một số lưu ý nhỏ mà bệnh nhân cần chú ý như sau:
- Bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ nếu gặp các phản ứng bất thường hoặc dị ứng với vacxin (kể cả các dị ứng động vật/ thực vật).
- Tạm hoãn dùng morcvax khi trẻ đang bị sốt, rối loạn tiêu hóa và nôn trớ. Nếu trẻ bị cảm lạnh thông thường vẫn có thể dùng vacxin này.
- Vacxin morcvax không nên dùng cho phụ nữ đang mang thai (trừ trường hợp cần thiết và cân nhắc khi sử dụng).
- Phụ nữ trong thai kỳ hoặc đang cho con bú cần cân nhắc hơn trong khi sử dụng vacxin này.
- Vacxin morcvax không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
- Đối với trẻ vừa uống vacxin, phụ huynh cần lưu ý giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ hoặc rửa tay ngay khi thay tã cho bé.
Trên đây là các thông tin về vacxin uống morcvax – loại vacxin được chỉ định để điều trị bệnh tả. Hy vọng qua đây, độc giả có thể hiểu và nắm bắt rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể