Nấm miệng có đau không? Nguyên nhân và cách điều trị nấm miệng

Nấm miệng là một tình trạng bệnh không hiếm gặp trong xã hội hiện nay. Tuy không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng nấm miệng lại khiến người bệnh rất khó chịu và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vậy câu hỏi đặt ra là nấm miệng có đau không và nguyên nhân cách điều trị nấm miệng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Nấm miệng có đau không? Nguyên nhân và cách điều trị nấm miệng

Nấm miệng xuất hiện gây nên các vết sưng trắng hoặc vàng tích tụ trên niêm mạc do nhiễm nấm men trong miệng. Với người khoẻ mạnh bình thường, bệnh thường nhẹ và hầu như không để lại vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên với những người suy giảm miễn dịch, bệnh thường nặng và khó kiểm soát hơn. Chính vì thế, rất nhiều người đặt ra câu hỏi “Nấm miệng có đau không?”, “Nguyên nhân và cách điều trị nấm miệng?”. Hãy cùng Kenshin tìm lời giải đáp ở bài viết dưới đây nhé!

Nấm miệng là gì?

Nấm miệng là tình trạng nhiễm nấm ở vùng niêm mạc bên trong khoang miệng, gây ra chủ yếu do sự phát triển của nấm Candida albicans. Đây là một loại nấm thường trú trong khoang miệng chúng ta. Ở trạng thái khỏe mạnh bình thường, chúng có mặt với một số lượng nhỏ và không gây bệnh. Nhưng trong trường hợp hệ miễn dịch suy giảm hoặc ở những trẻ nhỏ còn yếu, nấm C.albicans sẽ phát triển và gây nên tình trạng nấm miệng hay còn gọi là tưa miệng.

Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị mắc nấm miệng. Tuy nhiên, như đã nói, phần lớn trẻ em với hệ miễn dịch còn yếu sẽ là đối tượng xâm lấn của nấm C.albicans. Hoặc với cả những người có hệ thống miễn dịch suy giảm do sử dụng thuốc (như prednisone, kháng sinh làm mất cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật trong cơ thể, corticosteroid dạng hít…) hay bệnh nhân mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch (như HIV/AIDS, đái tháo đường, ung thư, nhiễm trùng…) hoặc người sử dụng răng giả đều là những đối tượng hàng đầu của nấm.

Nấm miệng có đau không? Nguyên nhân và cách điều trị nấm miệng 1 Nấm miệng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ

Mặc dù nấm miệng có thể tái nhiễm sau một thời gian khỏi bệnh nhưng nhìn chung, nấm miệng không gây vấn đề quá lớn cho người bình thường. Với những người có tổn thương hệ thống miễn dịch thì tình trạng bệnh có thể nghiêm trọng hơn.

Nấm miệng có đau không?

Ban đầu, nấm miệng sẽ xuất hiện với những triệu chứng dễ nhận biết và gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Các dấu hiệu bệnh có thể xuất hiện đột ngột và kéo dài một khoảng thời gian với những biểu hiện có thể gặp như:

  • Xuất hiện những tổn thương màu trắng kem hoặc vàng (giống phô mai) trên lưỡi, niêm mạc má, hoặc trên vòm miệng, nướu, răng hoặc amidan.
  • Vết thương đỏ lên, nếu vị trí bị thương bị cọ xát có thể gây chảy máu.
  • Có thể gây cảm giác đau nhức hoặc nóng rát, khó khăn khi ăn uống.
  • Người bệnh có thể bị mất vị giác.
  • Có cảm giác như có bông gòn trong miệng.
  • Xuất hiện mùi khó chịu trong miệng.
  • Nặng hơn, nếu các tổn thương lan xuống phần dưới thực quản có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống, lâu dần ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lý người bệnh.

Nấm miệng có đau không? Nguyên nhân và cách điều trị nấm miệng 2 Nấm miệng có đau không?

Một số trường hợp, ban đầu các dấu hiệu bệnh sẽ xuất hiện rất ít và hầu như không dễ dàng phát hiện ra. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh, ngoài việc xuất hiện các tổn thương màu trắng, trẻ có thể gặp khó khăn khi ăn uống và quấy khóc. Ngoài ra, bé còn có thể truyền bệnh cho mẹ trong quá trình bú sữa, sau đó để lại mầm bệnh ở ngực của mẹ và gây nên tình trạng ngực phụ nữ bị nhiễm nấm C.albicans. Biểu hiện bệnh nấm ở vú thường gặp là:

  • Núm vú xuất hiện màu đỏ, có cảm giác ngứa rát hoặc nứt.
  • Da bị bong tróc, đau bất thường trong quá trình cho con bú.
  • Có cảm giác đau nhói sâu bên trong vú.

Các phương pháp điều trị nấm miệng hiệu quả

Tùy từng trường hợp, từng cá thể bệnh nhân mà có những cách điều trị nấm miệng hiệu quả.

Đối với trẻ sơ sinh và phụ nữ cho con bú

Cách tốt nhất để xử lý tình trạng nấm miệng cho nhóm đối tượng này là cả hai cùng điều trị. Nếu chỉ điều trị một trong hai, tình trạng tái nhiễm rất dễ tái phát trở lại. Bác sĩ điều trị có thể kê một loại thuốc kháng nấm nhẹ cho em bé và kem bôi chống nấm cho mẹ. Nếu em bé sử dụng núm vú hoặc các dụng cụ khác, cần vệ sinh thật kỹ và phơi khô để tránh tình trạng nấm phát triển.

Tìm hiểu thêm: Công nghệ sinh học: Giải pháp mới khống chế sốt xuất huyết

Nấm miệng có đau không? Nguyên nhân và cách điều trị nấm miệng 3 Điều trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Đối với người lớn và trẻ em

Nhóm đối tượng này có sức đề kháng tương đối tốt, do đó việc điều trị sẽ đơn giản hơn. Ở trường hợp nhẹ, có thể ăn sữa chua không đường hoặc uống viên nang acidophilus có thể giảm tình trạng nhiễm trùng. Hãy lưu ý rằng sữa chua và acidophilus sẽ không có khả năng tiêu diệt nấm nhưng có thể giúp khôi phục những lợi khuẩn trong cơ thể và thiết lập lại cân bằng sinh học. Nếu bệnh không thuyên giảm, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc được kê đơn thuốc chống nấm.

Đối với nhóm người mắc bệnh có hệ thống miễn dịch suy giảm

Nhóm đối tượng này thường có những biểu hiện bệnh nặng hơn và cách điều trị khó khăn hơn nhóm người khoẻ mạnh bình thường. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn một loại thuốc kháng nấm phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, C.albicans có thể xảy ra tình trạng kháng thuốc kháng nấm, nhất là ở những bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS.

Ngoài ra, một số thuốc kháng nấm có thể gây nên tình trạng tổn thương gan, do đó với những bệnh nhân có tiền sử bệnh gan cần được xét nghiệm theo dõi chức năng gan và cân nhắc trước khi sử dụng thuốc.

Phòng ngừa xuất hiện nấm miệng

Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh để giúp phòng ngừa nhiễm nấm miệng. Dưới đây là một số gợi ý mà Kenshin đưa ra giúp bạn đọc tham khảo:

  • Vệ sinh răng miệng đầy đủ. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa thay thế cho tăm.
  • Thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần. Trong thời gian nhiễm bệnh, thay bàn chải thường xuyên cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
  • Không được dùng chung bàn chải đánh răng với người khác để tránh lây nhiễm.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm.
  • Hạn chế đường trong khẩu phần ăn hằng ngày.
  • Đến nha khoa khám định kỳ để kịp thời có những hướng xử lý phù hợp khi tình trạng bệnh chuyển biến xấu, đặc biệt là những người có tiền sử mắc bệnh gây suy giảm miễn dịch.

Nấm miệng có đau không? Nguyên nhân và cách điều trị nấm miệng 4

>>>>>Xem thêm: Cách cải thiện tinh thần sau ly hôn bạn nên biết

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng tránh nấm miệng

Trên đây là bài viết của Kenshin trả lời cho câu hỏi “Nấm miệng có đau không? Nguyên nhân và cách điều trị nấm miệng”. Nhìn chung, nấm miệng tuy không gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh, nhưng hãy đừng chủ quan. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào. Chúc bạn đọc thật nhiều sức khoẻ!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *