Nấm ống tai ngoài là bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của nhiều người Việt. Cần hiểu và biết cách điều trị bệnh kịp thời, tránh các biến chứng về sau.
Bạn đang đọc: Nấm ống tai ngoài – Căn bệnh tưởng quen mà lạ!
Người Việt thường không chú ý đến sức khỏe về tai mũi họng nhiều. Chỉ khi có những dấu hiệu đau nhức, khó chịu như mắc phải nấm ống tai ngoài mới khiến chúng ta bớt chủ quan về thể trạng cơ thể bản thân. Cần phải biết nắm bắt thông tin về y khoa để biết cách ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh nấm tai.
Contents
Những điều cần biết về bệnh nấm ống tai
Nấm ống tai ngoài là gì?
Đây là căn bệnh gây các triệu chứng như ngứa tai, thấy ướt trong tai và tạo ra mảng vảy trong ống tai. Những mảng vảy này do lớp biểu bì ống tai ngoài bong tróc ra kết hợp với vi nấm gây bít tắc ống tai ngoài. Hoặc các mảng vảy bám vào màng nhĩ làm bệnh nhân nghe kém và ù tai. Lâu dần, nếu không điều trị thì các mảng vảy này tích tụ ngày càng dày, ống tai bị phủ kín.
Nấm ống tai ngoài là bệnh lý về tai thường gặp
Các nguyên nhân gây bệnh
Nấm gây viêm nhiễm ở ống tai ngoài là bản chất của căn bệnh này. Hai loại nấm thường gây bệnh đó là Aspergillus và Candida Albicans. Những nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như:
- Môi trường sống có khí hậu nóng ẩm.
- Có thói quen bơi lội.
- Hay lấy ráy tai ở tiệm hớt tóc hay đã từng phẫu thuật ống tai ngoài.
- Hay lạm dụng kháng sinh hoặc Corticoid tại chỗ.
- Bị suy giảm hệ miễn dịch.
- Bị viêm âm đạo do nấm.
Các giai đoạn bệnh nấm ống tai ngoài
Giai đoạn mới phát bệnh: Người mắc bệnh thường bị ngứa tai. Cảm giác ngứa rất sâu trong tai khiến người bệnh thích ngoáy tai.
Giai đoạn bệnh phát triển: Bệnh nhân bắt đầu thấy đau nhức, có cảm giác sưng tấy trong tai rất khó chịu. Nếu rọi đèn nhìn sâu bên trong có thể bắt đầu thấy các sợi nấm hình thành ở trong ống tai. Thời gian ngắn sau, tai sẽ bắt đầu chảy dịch vàng hoặc nâu.
Tìm hiểu thêm: Tỉ lệ mang thai khi xuất ngoài khoảng bao nhiêu? Xuất ngoài có an toàn không?
Tai bị chảy dịch vàng khi bệnh nấm ống tai ngoài phát triển mạnhGiai đoạn nặng: Các lớp biểu bì ống tai bị bong tróc hoà trộn cùng với vi nấm hình thành vảy. Các vảy này bịt kín ống tai, che lấp màng nhĩ. Ở giai đoạn này người bệnh nghe rất kém, bị ù tai do ống tai đã bị phủ kín bởi các lớp vảy. Đặc biệt cảm giác đau sẽ tăng dần theo thời gian khi có xuất hiện dấu hiệu viêm nhiễm. Khi soi tai, lập tức sẽ thấy khối trắng đục lấp lấy cả ống tai.
Điều trị bệnh nấm ống tai ngoài
Nấm có thể gây viêm ống tai ngoài ở nhiều mức độ khác nhau. Và mỗi mức độ đều có cách chữa trị riêng. Khi mắc bệnh về tai, đặc biệt nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân đang mắc bệnh lý do nấm tai gây ra, người bệnh sẽ được:
Bác sĩ hỏi bệnh, khám lâm sàng, xét nghiệm và chẩn đoán xác định. Khi nội soi tai, bác sĩ có thể thấy ống tai bệnh nhân đỏ hoặc nghi ngờ có những sợi nấm mọc thành chùm ở ống tai ngoài, mọc trên khối mủ vàng ẩm ướt. Ngay sau đó, các bác sĩ sẽ lấy mẫu nghi ngờ là nấm đi làm xét nghiệm.
>>>>>Xem thêm: Vết bỏng bị phồng nước phải làm sao?
Bác sĩ sẽ có phát đồ điều trị bệnh nấm tai ngoài phù hợp theo tình trạng bệnh- Đối với bệnh lý viêm nấm tai ngoài cấp: Bác sĩ sẽ lấy sạch nấm ra khỏi tai. Đặt meche tẩm mỡ chống nấm hàng ngày. Bệnh này cần phải điều trị thật tốt để không gây biến chứng tổn thương màng nhĩ, viêm tai giữa hay nghe kém.
- Đối với bệnh viêm tai ngoài do nấm không triệu chứng: Bệnh này chỉ khi khám nội soi mới phát hiện ra khối ráy tai kèm nấm đang phát triển trong ống tai ngoài. Trường hợp này bác sĩ chỉ cần lấy ráy tai kèm nấm thật sạch sẽ. Kiểm tra xem màng nhĩ có bình thường không, nếu ổn thì bệnh nhân không cần phải điều trị thêm gì.
- Đối với viêm tai ngoài do nấm sau phẫu thuật tai: Sau phẫu thuật, ống tai ngoài có thể bị tổn thương nhẹ. Đây là môi trường thuận lợi để nấm phát triển. Lúc này bác sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ ống tai ngoài và hốc mổ hàng ngày cho bệnh nhân.
- Đối với viêm nấm ống tai ngoài ác tính: Bệnh này khá hiếm gặp, do nấm Aspergillus gây nên. Bệnh có thể gây hoại tử rất nguy hiểm. Lúc này bác sĩ sẽ điều trị tại chỗ. Lấy sạch nấm và lau rửa sạch bằng Betadin. Bôi thuốc mỡ kháng nấm hoặc nhỏ dung dịch thuốc kháng nấm.
Phòng tránh bệnh nấm ống tai
Nấm ống tai có thể xảy ra với bất kỳ ai, vậy nên cần đặc biệt chú ý những điều sau để ngăn chặn căn bệnh này:
Nói không với lấy ráy tai ở tiệm
Các tiệm hớt tóc, gội đầu thường đi kèm dịch vụ lấy ráy tai. Tuy nhiên, không thể đảm bảo tính an toàn khi cửa tiệm thường dùng chung dụng cụ ráy tai cho nhiều khách. Chỉ cần một bệnh nhân mắc bệnh nấm tai được lấy ráy tai ở tiệm thì khả năng nhiều người khác vào tiệm cũng mắc bệnh lý này là rất cao.
Hạn chế bơi lội dưới nước kém vệ sinh
Các bể bơi công cộng, hồ nước, suối nước nóng, kênh rạch, sông là những môi trường dễ mắc nấm ống tai khi bơi tại đây. Dòng nước này không đảm bảo vệ sinh. Khi bơi ở đây nước sẽ tràn vào lỗ tai và nếu không làm sạch ngay sau đó kỹ càng thì rất dễ mắc bệnh nấm tai.
Điều trị triệt để bệnh nấm âm đạo
Ở phụ nữ, nếu bạn mắc nấm ấm đạo mà không điều trị triệt để thì khả năng cao sẽ mắc nấm tai. Bởi vì nấm lúc này sẽ lan nhanh và chọn địa điểm trú ngụ thích hợp. Tai chính là nơi có điều kiện thuận lợi để chúng sinh sôi.
Dinh dưỡng đủ chất, lành mạnh
Các vi nấm thường thích tấn công những người có sức đề kháng yếu. Vậy nên phải ăn uống đầy đủ, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch, chống nấm tai.
Vệ sinh tai sạch sẽ
Phải chú ý vệ sinh tai sau khi bơi lội hay hoạt động thể chất gây đổ nhiều mồ hôi. Giữ gìn ống tai luôn khô ráo. Lau sạch tai sau khi tắm. Chỉ dùng bông ngoáy tai dùng một lần nếu muốn ngoáy tai.
Nấm ống tai ngoài thường được xem là bệnh nhẹ, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng không thể vì thế mà chủ quan. Luôn ý thức phòng tránh bệnh như những giải pháp được chia sẻ trên để ngăn chặn cơ hội sống sót của vi nấm trên tai. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn và gia đình thêm biết về bệnh lý nấm tai, để bảo vệ sức khỏe bản thân thật tốt.
Bảo Thanh
Nguồn: Tổng Hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể