Ngộ độc fenobucarb sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu như bệnh nhân không được xử lý bằng các biện pháp chữa trị kịp thời. Do vậy, việc nhận biết được các triệu chứng cũng như hướng xử lý sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tầm soát những hệ lụy do ngộ độc gây ra.
Bạn đang đọc: Ngộ độc fenobucarb nên có hướng xử lý thế nào?
Dưới đây là những vấn đề liên quan đến tình trạng ngộ độc fenobucarb và hướng khắc phục khi có người không may bị ngộ độc.
Contents
Fenobucarb là gì?
Fenobucarb là một loại thuốc trừ sâu carbamate. Nguồn gốc của carbamate đó chính là từ axit ascorbic. Thuốc giết côn trùng giống với các sản phẩm tương tự như thuốc trừ sâu organophosphate. Fenobucarb thường được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp và vườn nhà. Đa số các carbamates vô cùng độc hại đối với Hymenoptera.
Thuốc trừ sâu có chứa fenobucarb
Một số tên khác của Fenobucarb: Bassa, Osbac, BPMC, Baycarb, Barizon, Carvil, Geocarb 50EC, Bayer 41367C, Bayer 41637.
Tên hóa học của Geocarb 50EC: (Rs)-2 giây-butylphenyl methylcarbamate.
Dấu hiệu khi ngộ độc thuốc trừ sâu Fenobucarb
Khi bị ngộ độc thuốc trừ sâu Fenobucarb, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Da có cảm giác bỏng rát, khó chịu, xạm tái, ra nhiều mồ hôi.
- Mắt ngứa, có cảm giác bị bỏng rát, nhìn mờ, chảy nước mắt, đồng tử giãn ra hoặc bị co lại.
- Bỏng rát tại họng và miệng, tiết ra nhiều nước bọt.
- Bị nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy.
- Xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, co giật, rối loạn tâm thần, choáng váng, co giật.
- Nói líu lưỡi, mất ý thức.
- Tức ngực, khó thở, ho, thở khò khè.
Tìm hiểu thêm: Nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý hiệu quả
Ngộ độc fenobucarb gây tức ngực, khó thởCách xử trí sơ cấp cứu ngộ độc fenobucarb
Khi gặp phải những trường hợp bị nghi ngờ ngộ độc, dị ứng thuốc trừ sâu nói chung hay ngộ độc fenobucarb nói riêng, cần phải khai thác các thông tin quan trọng như nạn nhân có tiếp xúc với thuốc không? Lượng nước vào người nhiều hay ít? Nạn nhân uống thuốc trừ sâu vào thời điểm nào? Đồng thời cần phải biết được các thông tin về thuốc thông qua nhãn mác trên bao bì.
Nếu nạn nhân bị ngộ độc thuốc trừ sâu fenobucarb với mức độ nặng, bị ngừng thở thì nên tiến hành phương pháp hô hấp nhân tạo. Trong trường hợp nạn nhân tuy không uống thuốc trừ sâu nhưng bị lây nhiễm qua đường khác thì có thể thực hiện việc hô hấp nhân tạo bằng cách thổi miệng.
Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa, một tay giữ sau gáy, tay kia đặt lên trán rồi dùng ngón tay trỏ, ngón tay cái để giữ mũi và không cho không khí bị thoát ra.
Áp sát miệng rồi thổi mạnh vào miệng nạn nhân theo đúng kỹ thuật.
Nếu như thuốc trừ sâu bám vào mắt và da, cần phải tiến hành rửa mắt nạn nhân bằng nước sạch trong khoảng thời gian là 5 phút. Sau đó, bạn hãy cởi quần áo đang thấm ướt của nạn nhân đang mặc trên người rồi chuyển khỏi khu vực bị nhiễm độc. Dùng nước sạch và xà phòng để tắm cho nạn nhân trong khoảng 10 phút. Nếu như không có sẵn nguồn nước, bạn nên dùng lấy giấy để làm sạch lượng hóa chất đang bám dính trên người nạn nhân.
Nạn nhân sau khi được sơ cứu cần phải chuyển đến bệnh viện. Mức độ điều trị ngộ độc của nạn nhân cần phải tuân theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Khi được chuyển đến các cơ sở y tế, cần phải giữ cho nạn nhân ở tư thế đang nằm nghỉ bởi nếu di chuyển thì sẽ gây ra tình trạng xấu hơn. Tốt nhất là nên đặt nạn nhân ở tư thế đầu dốc. Nếu bệnh nhân bị hôn mê thì cần đẩy mặt ngửa ra với động tác kéo trán, đẩy cằm để tạo nên sự thoáng khí ở đường thở. Nếu nạn nhân bị lạnh thì nên đắp chăn ấm cho họ.
Trong trường hợp bệnh nhân bị nôn mửa, suy hô hấp cần hết sức chú ý bởi họ có thể hít những chất nôn mửa vào trong hệ hô hấp. Nếu nạn nhân bị co giật, người sơ cứu nên dùng đến vật cản đệm vào răng để ngăn ngừa miệng và lưỡi bị chấn thương. Trong thời gian điều trị, tuyệt đối không được để nạn nhân uống rượu và hút thuốc, không nên uống sữa. Thay vào đó, họ chỉ nên uống nước đun sôi đã để nguội và nước sạch.
>>>>>Xem thêm: Phân biệt những loại pin đang được sử dụng phổ biến hiện nay
Bệnh nhân bị ngộ độc fenobucarb cần được cấp cứu kịp thờiCách phòng ngừa ngộ độc fenobucarb
Để phòng ngừa ngộ độc fenobucarb và các loại thuốc trừ sâu khác trong quá trình lao động, bạn nên lưu ý đến các vấn đề sau:
- Người tẩm hóa chất hoặc đi phun cần phải mang khẩu trang, đội mũ, đi ủng và găng tay, mặc các loại quần áo bảo hộ.
- Thời gian lao động nên được rút ngắn từ 1 đến 2 tiếng để tắm giặt và bảo quản dụng cụ.
- Không hút thuốc lá hoặc ăn uống khi đang làm việc có tiếp xúc với thuốc trừ sâu.
- Khi tẩm hoặc phun hóa chất, mọi người cần phải ra ngoài và sau 10 phút thì mới được vào nhà.
- Khi thuốc dính vào chân, tay, mặt, cần phải dùng xà phòng và nước sạch để rửa.
Trên đây là những điều cần biết về chứng ngộ độc fenobucarb. Hy vọng với nguồn kiến thức quan trọng này, bạn sẽ biết cách ứng phó và sơ cứu khi gặp phải trường hợp bị ngộ độc do fenobucarb gây ra nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể