Ngộ độc iot: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Iot thường được tìm thấy ở trong môi trường và thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. Việc sử dụng hoạt chất này nếu quá liều lượng sẽ rất dễ gây ra tình trạng ngộ độc iot.

Bạn đang đọc: Ngộ độc iot: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Vậy nguyên nhân, triệu chứng khi bị ngộ độc iot là gì và bạn nên khắc phục bằng hướng điều trị như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc iot

Iot có tác dụng tổng hợp các loại hormone tuyến giáp, chịu trách nhiệm trong việc điều hòa và chuyển hóa cơ thể cũng như cân bằng nội môi năng lượng. Nhờ đó sẽ đảm bảo cho sự phát triển của hệ thống miễn dịch, não bộ và những chức năng quan trọng khác. Đối với những vấn đề về tuyến giáp, các bác sĩ thường sẽ kê toa thuốc có chứa iot cho người bệnh.

Ngộ độc iot: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị1 Muối iot

Theo hội đồng quốc tế kiểm soát về rối loạn thiếu iot, mức tiêu thụ iot hằng ngày ở người trưởng thành đó là 0,15mg. Bên cạnh đó, với những nhóm tuổi khác nhau thì mức tối đa iot sử dụng được xác định cụ thể: Đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi, sử dụng 0,09/0,2mg, với trẻ từ 9 đến 13 tuổi, sử dụng 0,12/0,6mg, với trẻ thanh thiếu niên là 14,2/0,9mg, với người lớn là 0,15/1,1mg.

Nếu sử dụng iot vượt mức tối đa có thể dẫn đến tình trạng bị ngộ độc. Một số nguyên nhân thường được công nhận về tính độc hại của iot dẫn đến tình trạng bị ngộ độc đó là:

  • Sử dụng bên ngoài dung dịch cồn có chứa iot trên các bề mặt của da hoặc dùng tại chỗ lặp đi lặp lại và liên tục.
  • Đối với việc uống thuốc có chứa iot, tiêu thụ iot có thể là vô tình hoặc cố tình.
  • Hít phải hơi khí iot sẽ gây ngộ độc và đe dọa đối với những người xung quanh. Việc hít phải khí iot thường xảy ra khi sản xuất đèn halogen, axit axetic, thủy tinh ô tô và các vật liệu polymer có sử dụng iot.

Triệu chứng khi ngộ độc i-ốt

Những triệu chứng đặc trưng nhất khi ngộ độc iot thường xuất hiện khi quan sát thấy các dấu hiệu trên da, khi dùng dung dịch cồn iot.

Ngộ độc iot sẽ gây ra các triệu chứng như chảy nước mắt, có vị kim loại ở trong miệng, chảy nước mắt (tăng tiết dịch nước mắt), tiết nước bọt quá mức, ho mạnh, đau họng, viêm mũi, chóng mặt, đau đầu dữ dội. Vùng da khi sử dụng iot sẽ có màu đỏ, phù và sưng, nổi mẩn đỏ, mề đay hoặc mụn tím.

Tất cả các triệu chứng này có thể được quan sát khi bệnh nhân hít phải hơi của iot hoặc sử dụng quá liều các loại thuốc có chứa iot. Ngoài ra, ở bệnh nhân bị ngộ độc iot còn có thể xuất hiện tình trạng sưng lưỡi, sưng môi, chân tay sưng, có cảm giác nóng tại vùng ngực, sưng hạch bạch huyết, sốt cao, nặng và yếu chân.

Những triệu chứng đầu tiên và rõ nét khi dung dịch cồn iot xâm nhập vào cơ thể đó là tạo nên vị mặn ở khoang miệng, cảm giác bỏng rát nhanh chóng lan đến thực quản, hầu họng, khoang dạ dày. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn bị sưng họng, sưng phổi và thanh quản, ngột ngạt, nôn mửa (với sự hiện diện của tinh bột có ở dạ dày, khối nôn có thể có màu xanh), đi ngoài ra máu.

Do cơ thể bị mất nước và rối loạn cân bằng nội môi nên huyết áp của bệnh nhân sẽ giảm mạnh, tần số co bóp của tim tăng, rối loạn nhịp tim phát triển, da tím tái, mạch suy yếu, bệnh nhân mất ý thức, rơi vào trạng thái sốc và hôn mê.

Tìm hiểu thêm: Cách tống sản dịch sau sinh mổ nhanh chóng cho phụ nữ sau sinh

Ngộ độc iot: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị2 Ngộ độc iot có thể gây ra triệu chứng hôn mê

Chẩn đoán ngộ độc iot

Trong trường hợp bị ngộ độc i-ốt, bệnh nhân cần phải được chẩn đoán dựa trên tiền sử lâm sàng kết hợp với việc quan sát các triệu chứng cũng như kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu dựa trên hàm lượng của iot.

Với một số triệu chứng nhất định, bệnh nhân sẽ được xác định mức độ của hormone tuyến giáp ở trong máu và xác định được các chuẩn độ của kháng thể ở tuyến giáp.

Điều trị ngộ độc iot

Tình trạng ngộ độc i-ốt cấp tính cần phải được gọi cấp cứu y tế hoặc điều trị khẩn cấp tại các bệnh viện. Nếu ở nhà, bệnh nhân cần được uống sữa, tinh bột ủ lỏng đã được làm lạnh, dung dịch soda mức 3% và cần tránh hạn chế hấp thụ iot bằng việc sử dụng than hoạt tính.

Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được đo các chỉ số và theo dõi những dấu hiệu, trong đó bao gồm việc đo nhiệt độ, đo mạch, huyết áp và nhịp thở. Sau đó, tùy thuộc vào mức độ mà bệnh nhân sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị như:

  • Dùng than hoạt tính.
  • Hỗ trợ đường thở bằng việc cho sử dụng oxy và ống thở thông qua miệng (đặt nội khí quản), dùng máy thở.
  • Xét nghiệm nước tiểu và máu.
  • Chụp X – quang ngực, chụp ECG (theo dõi tim hoặc điện tâm đồ).
  • Tiêm chất lỏng thông qua tĩnh mạch.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc điều trị các triệu chứng.

Ngộ độc iot: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị3

>>>>>Xem thêm: Bị viêm tai ngoài uống thuốc gì?

Điều trị ngộ độc iot mức độ nặng

Ngộ độc iot gây những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Do đó, bạn nên biết cách sử dụng iot hợp lý để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc không may có thể xảy ra nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *