Ngộ độc Zopistad: Biểu hiện và cách xử trí

Ngộ độc Zopistad có thể gây ngừng thở ngừng tim. Nếu sử dụng Zopistad, bạn cần biết các biểu hiện khi ngộ độc thuốc và cách xử trí.

Bạn đang đọc: Ngộ độc Zopistad: Biểu hiện và cách xử trí

Zopistad là thuốc an thần giúp hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ. Thuốc có chứa thành phần gây dị ứng và chống chỉ định với những người mắc một số bệnh nhất định. Trường hợp ngộ độc Zopistad có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt và nặng hơn là rối loạn ý thức, loạn nhịp tim, khó thở, suy hô hấp.

Tìm hiểu về thuốc

Zopistad là thuốc biệt dược được sản xuất bởi công ty Stella tại Việt Nam. Sản phẩm có bán phổ biến ở các hiệu thuốc. Đây là thuốc dùng theo đơn của bác sĩ cho những người trên 18 tuổi.

Thành phần và tác dụng

Thuốc Zopistad 7.5mg có dạng viên nén phủ màng mỏng polyme kháng axit, thành phần chính là zopiclone. Trong một viên thuốc chứa 7.5mg zopiclone và các tá dược vừa đủ. Zopiclone có tác dụng an thần, giãn cơ, chống co giật, cải thiện chứng hay quên và giải tỏa lo âu. Sử dụng thuốc giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ mà vẫn đảm bảo tổng thời gian giấc ngủ như bình thường.

ngộ độc zopistad 1 Hình ảnh sản phẩm

Biểu hiện của ngộ độc Zopistad

Đây là một số biểu hiện có thể gặp khi bị ngộ độc thuốc ngủ Zopistad:

  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa nhẹ hoặc nặng hơn là nôn ra máu.
  • Rối loạn ý thức và hành vi: Đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, dễ cáu gắt, ngủ bị mộng du, mơ thấy ác mộng, ảo giác.
  • Phản ứng ngộ độc trên da: Da bị phù nề, bề mặt da và mô dưới da nổi mề đay, phát ban hoặc những biểu hiện tương tự trên da.
  • Khó thở, loạn nhịp tim: Mạch đập nhanh, tim đập không đều, tức ngực, thở khó. Huyết áp tụt mạnh hoặc không đo được.
  • Hôn mê, sốt cao: Đồng tử co lại, người lờ đờ, hôn mê nhẹ hoặc nặng. Thân nhiệt tăng cao, chân tay lạnh, người ra nhiều mồ hôi.
  • Ngừng thở, tim ngừng đập: Đây là biểu hiện nghiêm trọng nhất của ngộ độc thuốc Zopistad và cần phải cấp cứu kịp thời.

Ngộ độc thuốc Zopistad có thể gây ra các biến chứng: Suy hô hấp, suy thận, suy gan, trụy tim mạch, phá hủy tế bào thần kinh và ảnh hưởng đến tính mạng.

ngộ độc zopistad 2 Ngộ độc thuốc ngủ Zopistad có thể gây khó thở, loạn nhịp tim.

Cách xử trí khi bị ngộ độc Zopistad

Nếu bị ngộ độc nhẹ đến trung bình, bạn cần ngừng ngay việc uống thuốc và thông báo tới bác sĩ hoặc đến khám tại các cơ sở y tế gần nhất. Trường hợp người bị ngộ độc có dấu hiệu nghiêm trọng thì cần sơ cứu ngay. Đây là một số cách phục hồi chức năng hô hấp cho người bị ngộ độc do uống Zopistad:

Dùng ngón tay đè mạnh lên gốc lưỡi của người bị ngộ độc, móc cổ họng gây nôn để loại bỏ chất độc ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách cho uống nước muối pha đặc. Đặt người bị nạn nằm thấp đầu, nghiêng đầu và tiến hành hút mũi, đờm. Nếu có siro Ipeca, hãy cho người đó uống 30ml sau đó uống 300ml nước. Nếu không có siro, bạn cho uống nước đậu xanh hoặc rau muống giã nát.

Lưu ý biện pháp gây nôn chỉ áp dụng với người ngộ độc Zopistad vẫn còn tỉnh. Không gây nôn đối với phụ nữ mang thai, người bị co giật, suy tim nặng. Trường hợp người bị ngộ độc đã ngừng tim ngừng thở thì cần hô hấp nhân tạo. Sau khi sơ cứu cần đưa ngay người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Người bị nạn có thể sẽ được rửa ruột hoặc tiêm tĩnh mạch flumazenil.

Tìm hiểu thêm: Tóc dầu: Nguyên nhân khiến tóc luôn ướt và bóng nhẫy?

ngộ độc zopistad 3 Tiến hành hô hấp nhân tạo nếu người bị ngộ độc Zopistad ngưng thở ngưng tim.

Giải đáp một số câu hỏi thường gặp

Thuốc có thể gây dị ứng, ngộ độc nên bạn cần thận trọng khi sử dụng. Phần giải đáp câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn dùng thuốc Zopistad an toàn hơn.

Zopistad có dùng được cho phụ nữ mang thai không?

Nhà sản xuất không khuyến cáo dùng thuốc này cho phụ nữ mang thai. Trường hợp thực sự cần thiết sử dụng thuốc thì phải thông qua ý kiến của bác sĩ. Rủi ro ngộ độc thuốc an thần Zopistad ở phụ nữ mang thai sẽ khó xử lý và nguy hiểm hơn những người bình thường.

Uống nhiều Zopistad có bị phụ thuộc vào thuốc không?

Uống thuốc theo liều lượng và thời gian khuyến nghị thì hiếm khi phụ thuộc thuốc. Trường hợp thường xuyên uống quá 4 tuần hoặc tăng liều dùng sẽ gây phụ thuộc hay còn gọi là “nghiện” thuốc ngủ. Nếu ngưng thuốc đột ngột, cơ thể sẽ có triệu chứng cai thuốc như tăng nhịp tim, lo âu, cáu gắt, rối loạn hành vi.

Có thể dùng chung Zopistad với các thuốc khác không?

Thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của một số thuốc khác nếu dùng cùng thời điểm. Ví dụ như: Carbamazepin, erythromycin, phenytoin,… Tương tác thuốc sẽ làm tăng các tác dụng phụ của thuốc đó hoặc tăng nguy cơ ngộ độc thuốc Zopistad. Để đảm bảo an toàn, bạn nên thông báo tới bác sĩ hoặc dược sĩ các loại thuốc đang uống, bao gồm cả thực phẩm chức năng nếu có.

Điều trị bằng Zopistad bị quên liều thì làm thế nào?

Thuốc này chống chỉ định uống gấp đôi liều đã quy định để tránh bị ngộ độc. Nếu quên 1 liều và thời gian không quá cách xa so với kế hoạch, bạn có thể uống thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu lúc bạn nhớ ra đã gần với thời điểm uống liều kế tiếp thì hãy bỏ qua lần quên đó, uống liều mới theo đúng kế hoạch.

ngộ độc zopistad 4

>>>>>Xem thêm: Bệnh co thắt động mạch vành: Dấu hiệu nhận biết, biến chứng và cách điều trị

CaptionBạn nên xem kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Zopistad.

Mua thuốc Zopistad ở đâu? Bạn có thể đến các hiệu thuốc để hỏi mua. Kenshin là địa chỉ uy tín mà bạn có thể mua Zopistad. Các dược sĩ tại đây sẽ tư vấn chi tiết cách sử dụng để tránh ngộ độc Zopistad. Lưu ý là thuốc này bán theo đơn, bạn chớ tự ý dùng thuốc nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *