Nhọt ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh: Bố mẹ không nên xem thường

Nhọt ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh là tình trạng viêm nhiễm khu trú o tụ cầu khuẩn tại một vị trí của ống tai ngoài, và thường hay gặp vào mùa hè. Tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nhọt ống tai ở trẻ sơ sinh có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường, ảnh hưởng đến khả năng nghe và ngôn ngữ của trẻ.

Bạn đang đọc: Nhọt ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh: Bố mẹ không nên xem thường

Nhọt ống tai hay còn gọi là viêm tai ngoài khu trú là một trong những bệnh tích viêm tai ngoài điển hình. Bệnh nhọt ống tai ngoài thường gặp ở trẻ sơ sinh và có xu hướng tăng số ca mắc vào mùa hè trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Nếu được điều trị đúng cách, phòng ngừa hiệu quả, nhọt ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể chữa dứt điểm, giảm các biến chứng nghiêm trọng đến tai giữa, tai trong và hạn chế tái lại.

Dấu hiệu và nguyên nhân gây nhọt ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây ra nhọt ống tai ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do viêm nang lông trong ống tai, thường do vi khuẩn tụ cầu xâm nhập gây ra. Mặc dù không tiếp xúc với nước thông qua hoạt động bơi lội nhưng trẻ em vẫn là đối tượng có nguy cơ mắc nhọt ống tai cao bởi:

  • Trẻ em hiếu động thường chọc mọi thứ vào tai, nhất là các vật cứng, nhọn gây tổn thương, trầy xước ở ống tai vô tình tạo điều kiện gây nhiễm trùng.
  • Người lớn sử dụng tăm bông, dụng cụ ngoáy tai không đảm bảo vệ sinh để lấy ráy tai cho trẻ. Nhưng bạn sẽ không ngờ rằng việc làm này có thể đẩy ráy tai vào sâu. Khi đó, khu vực này sẽ trở thành nơi cư trú của vi khuẩn.
  • Trẻ mắc bệnh da liễu như chàm, vảy nến.
  • Hệ suy giảm miễn dịch, bệnh lý đái tháo đường.

Nhọt ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh: Bố mẹ không nên xem thường Thường xuyên dùng tăm bông ngoáy tai có thể làm tăng nguy cơ bị nhọt ống tai

Nhọt ống tai ở trẻ sơ sinh thường bắt đầu bằng triệu chứng đau nổi bật, thường đau tăng dần lên khi cử động cơ miệng hoặc đau nhiều hơn về đêm. Với trẻ sơ sinh chưa thể biểu hiện bằng ngôn ngữ, trẻ thường tỏ ra khó chịu, bứt rứt, dùng tay gãi tai và quấy khóc, thậm chí bỏ ăn, bỏ bú.

Tai trẻ có thể xuất hiện vùng sưng đỏ ở nắp tai hoặc sau tai, có thể kèm sốt nhẹ hoặc sốt cao nếu vùng sưng lan rộng và trẻ sẽ khóc nếu ai đó chạm vào tai. Với các trẻ lớn hơn, trẻ sẽ phản xạ kém với âm thanh từ bên ngoài do khả năng nghe bị giảm. Sang tới giai đoạn chín và vỡ nhọt, cha mẹ có thể quan sát thấy có dịch mủ chảy ra từ tai. Tuy nhiên, các triệu chứng nhọt ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh có thể nhầm lẫn với các bệnh lý ở tai khác như viêm tai ngoài, viêm tai giữa… Chính vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán chính xác.

Biến chứng nguy hiểm của nhọt ống tai ở trẻ sơ sinh

Thông thường nhọt ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm và có thể khỏi hoàn toàn nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nhọt ở ống tai phát triển theo các giai đoạn kéo dài khoảng 4-7 ngày, cha mẹ không nên nóng vội mà đốt cháy giai đoạn khiến việc điều trị gặp khó khăn và dễ gây ra biến chứng. Một số biến chứng trẻ có thể gặp phải như:

  • Viêm bạch mạch sau tai khiến vùng da sau tai bị sưng đỏ, đau.
  • Viêm hạch xung quanh tai.
  • Viêm xương chũm cấp.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: 25 tuổi niềng răng được không?

Nhọt ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh: Bố mẹ không nên xem thường 1 Nhọt ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh có thể gây nhiều biến chứng nếu điều trị sai cách

Cách điều trị nhọt ống tai ngoài ở trẻ

Việc điều trị nhọt ống tai ở trẻ sơ sinh sẽ tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Với các nhọt nhỏ, triệu chứng nhẹ cha mẹ có thể theo dõi tại nhà chờ nhọt vỡ. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nặng hơn, cha mẹ cần cho trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị như:

  • Trẻ em dưới 3 tháng tuổi.
  • Các triệu chứng kéo dài trên 3 ngày.
  • Có dịch mủ chảy ra tai.
  • Sốt cao liên tục trên 39 độ.
  • Trẻ quấy khóc dữ dội, bỏ ăn, bỏ bú, ảnh hưởng tới sinh hoạt.

Nhọt ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh: Bố mẹ không nên xem thường 2

>>>>>Xem thêm: Nấm san hô ăn được không? Một số lưu ý khi sử dụng nấm san hô

Nội soi tai sẽ giúp bác sĩ xác định đúng tình trạng bệnh

Trong giai đoạn nhọt ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh còn non với biểu hiện sưng nề, viêm tấy, đau, cha mẹ không nên chích nặn nhọt ở nhà để tránh nhiễm trùng. Lúc này, trẻ cần được dùng kháng sinh, giảm đau, chống viêm hoặc sử dụng các biện pháp vật lý nhằm làm giảm triệu chứng bệnh như chườm nóng tại vùng tai 2 – 3 lần mỗi ngày để giúp tăng tuần hoàn máu làm giảm viêm sưng hoặc chấm cồn i-ốt.

Khi nhọt vào giai đoạn hóa mủ, tạo ngòi, cần đợi cho thành ngòi hoàn toàn mới chích để vết chích nhanh lành và hạn chế sẹo. Trẻ cần tiếp tục sử dụng thuốc kháng sinh kèm thuốc tai dùng tại chỗ.

Biện pháp phòng tránh nhọt ống tai ở trẻ sơ sinh hữu hiệu

Nhọt ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh rất dễ tái đi tái lại nhiều lần nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tuân thủ các biện pháp trong quá trình chăm sóc trẻ sau đây:

  • Khi tắm cho trẻ, không nên để nước hoặc xà phòng lọt vào tai. Sau khi tắm xong, dùng khăn mềm lau nhẹ và thấm sạch nước ở vành tai, phía sau tai.
  • Không nên tự ý dùng tăm bông hoặc dụng cụ cứng, nhọn ngoáy tai cho trẻ bởi diều này không những không làm sạch tai của trẻ mà còn làm tăng nguy cơ nhọt ống tai.
  • Trường hợp trẻ bị nhiều ráy tai ảnh hưởng tới sinh hoạt, cha mẹ nên cho trẻ lấy ráy tai tại các cơ sở chuyên khoa.
  • Không cho trẻ chơi các vật dài, cứng có thể gây tổn thương tai của trẻ, các loại hạt, thức ăn… mà không có sự giám sát của người lớn.
  • Sử dụng nước tắm sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.
  • Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài để giữ an toàn cho tai mũi họng.

Bệnh nhọt ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì có thể khỏi nhanh chóng sau vài ngày nên ba mẹ không cần quá lo lắng nếu không may trẻ mắc phải. Đặc biệt, nhọt ống tai ở trẻ sơ sinh không phải bệnh truyền nhiễm nên ba mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ thật tốt, hạn chế các hành động gây tổn thương ống tai, tăng cường miễn dịch là đã có thể phòng ngừa hiệu quả nhọt ống tai.

An An
Nguồn Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *