Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở, biểu hiện bởi các triệu chứng như khó thở, khò khè, nặng ngực, ho. Bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản cần được theo dõi, điều trị theo phác đồ điều trị hen phế quản do bác sĩ chỉ định.
Bạn đang đọc: Phác đồ điều trị hen phế quản: Điều cần biết và tầm quan trọng của tuân thủ điều trị
Phác đồ điều trị hen phế quản được chỉ định cho những bệnh nhân mắc bệnh lý về đường hô hấp, cụ thể là phế quản. Bệnh hen phế quản thường không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát được các triệu chứng bệnh, nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị. Ở bài viết này, hãy cùng Kenshin tìm hiểu về hen phế quản và phác đồ điều trị nhé.
Contents
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh hen phế quản
Hen phế quản là bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần, nhất là vào các thời điểm giao mùa. Bệnh thường khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh diễn biến nhanh và có thể gây tử vong nếu không theo dõi kịp thời. Khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo phác đồ điều trị hen phế quản chuẩn để kiểm soát các triệu chứng bệnh.
Những nguyên nhân khởi phát bệnh hen phế quản
Có rất nhiều yếu tố khởi phát cơn hen phế quản, trong đó yếu tố thường gặp nhất là các tác nhân dị ứng.
- Dị nguyên trong nhà: Các yếu tố như nấm mốc, mạt bụi bẩn, thuốc men, lông động vật, hóa chất…
- Dị nguyên thực phẩm: Các yếu tố như hải sản (tôm, cua, cá…), trứng, đậu phộng, thịt gà…
- Các tác nhân nhiễm khuẩn: Viêm xoang, viêm mũi, viêm họng, viêm amidan…
- Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí do sống gần nhà máy, khu công nghiệp hoặc các loại hóa chất.
- Yếu tố về tâm lý: Do lo âu, căng thẳng, sang chấn tâm lý…
- Yếu tố di truyền, trong gia đình có người bị hen phế quản.
Những triệu chứng đặc trưng của bệnh hen phế quản
Cơn hen phế quản thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây khởi phát. Các triệu chứng đặc trưng của hen phế quản như:
- Khó thở, thở rít, thở khò khè, cơn khó thở thường nặng hơn khi về đêm và bệnh nhân khó thở nhiều khi thở ra.
- Bệnh nhân ho kèm theo khạc đờm.
- Bệnh nhân có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi, ho khan, buồn ngủ, ngứa mắt…
- Cơn khó thở có thể kéo dài 5 – 15 phút, thậm chí là hàng giờ hoặc hàng ngày.
Các cơn hen phế quản diễn biến nhanh, rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Khi lên cơn hen, người bệnh không hít đủ oxy cho cơ thể gây khó thở. Nếu không có thuốc cắt cơn hen hoặc không cấp cứu kịp thời, có thể dẫn đến suy hô hấp, mất ý thức, hôn mê, thậm chí là tử vong.
Tìm hiểu phác đồ điều trị hen phế quản
Trước khi điều trị theo phác đồ điều trị hen phế quản, bệnh nhân cần được chẩn đoán nguyên nhân khởi phát và mức độ nặng của bệnh.
Các chẩn đoán bệnh hen phế quản
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh hen phế quản dựa trên một số yếu tố sau:
Chẩn đoán xác định của bệnh hen phế quản:
- Bệnh nhân có tiền sử bản thân hoặc gia đình có bệnh dị ứng như: Nổi chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng hoặc đã được chẩn đoán hen trước đó.
- Chẩn đoán lâm sàng các cơn hen điển hình thông qua giai đoạn: Tiền triệu chứng, cơn khó thở về đêm, ho khạc ít đờm nhầy trong ở giai đoạn cuối cơn hen, mệt mỏi sau cơn hen…
- Đo chức năng hô hấp: FVC/FEV1 15% > 200ml sau khi kích thích β2; giảm >15% và
Chẩn đoán phân biệt của bệnh hen phế quản:
- Tắc nghẽn đường hô hấp trên do u viêm thanh môn, tắc nghẽn đường thở lúc ngủ, rối loạn chức năng dây thanh âm.
- Tràn khí màng phổi, có hội chứng tràn khí ở một bên phổi.
- Viêm tiểu phế quản cấp kèm theo sốt, ho khạc đờm, ho khan.
- Có dị vật ở đường hô hấp khiến người bệnh bị ho sặc sụa, tím tái, khó thở.
Chẩn đoán mức độ nặng của bệnh hen phế quản:
- Mức độ nhẹ: Khó thở khi đi lại, có thể nằm đường, nói chuyện từng câu, tri giác dễ bị kích động, nhịp thở tăng…
- Mức độ vừa: Khó thở khi nói chuyện, ngồi sẽ dễ chịu hơn, nói chuyện từng nhóm từ, tri giác dễ kích động, nhịp thở tăng…
- Mức độ nặng: Khó thở khi nghỉ ngơi, cần ngồi chồm ra trước, nói chuyện từng từ, tri giác dễ kích động, nhịp thở thường >301/phút.
Tìm hiểu thêm: Vô sinh nguyên phát là gì và cách chữa trị như thế nào?
Điều trị bệnh hen phế quản
Bệnh hen phế quản khó có thể khỏi hoàn toàn, nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị hen theo phác đồ điều trị thì hen có thể được kiểm soát.
Sử dụng thuốc ngừa cơn:
Dạng thuốc sử dụng hằng ngày, kéo dài nhằm kiểm soát hen chủ yếu thông qua các tác dụng kháng viêm của thuốc. Sử dụng các loại thuốc như: Corticoid dạng hít, thuốc biến đổi Leukotriene, thuốc đồng vận β2 kết hợp với corticoid tác dụng kéo dài, theophylline phóng thích chậm, cromone, thuốc chống IgE…
Sử dụng thuốc cắt cơn:
Dạng thuốc dùng theo nhu cầu, với khả năng giãn phế quản và giảm triệu chứng hen nhanh chóng. Sử dụng thuốc đồng vận β2, Anticholinergic dạng hít, theophylin kết hợp đồng thuốc đồng vận β2 với tác dụng ngắn, ventolin, berodual, salbutamol…
Điều trị cơn hen phế quản:
Đối với bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc bệnh tim mạch, phụ nữ mang thai khi lên cơn hen phế quản cần cho thở oxy duy trì SaO2 > 90% và > 95%. Thực hiện giãn phế quản bằng cách hít kích thích β2 lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Cơn hen nhẹ và vừa: Sử dụng Ventolin MDI, lặp lại mỗi lần cách 20 phút hoặc sử dụng Ventolin 2,5mg khí dung lặp lại cách 20 phút mỗi lần cho đến khi cải thiện.
- Cơn hen nặng: Sử dụng khí dung Ventolin 2,5 – 5mg, lặp lại mỗi lần cách 20 phút hoặc dùng Ventolin 10 – 15mg khí dung liên tục trong giờ đâu. Bên cạnh đó, có thể kết hợp Ipratropium 0,5mg lặp lại mỗi 3 – 4 giờ.
- Liệu trình điều trị tiếp theo sẽ dựa trên kết quả của 1 giờ đầu điều trị.
Điều trị hen phế quản theo cơn:
- Mức độ nặng của hen thay đổi theo thời gian và theo từng cá nhân, do vậy việc sử dụng thuốc cũng thay đổi phù hợp theo từng giai đoạn.
- Mức điều trị nên bắt đầu từ bậc cao hơn để kiểm soát bệnh, sau đó sẽ giảm bậc điều trị. Bác sĩ sẽ đánh giá điều trị giảm bậc sau mỗi 1 – 6 tháng.
- Sử dụng thuốc điều trị theo bậc như sau: Bậc 1 (dùng kích thích β2 tác dụng nhanh khi cần); bậc 2 (kết hợp kích thích β2 với Corticoid liều thấp); bậc 3 (hít Corticoid liều thấp hay trung bình kết hợp với kích thích β2 tác dụng dài); bậc 4 (hít Corticoid liều cao kết hợp với kích thích β2 tác dụng dài).
>>>>>Xem thêm: Nhận biết lupus ban đỏ ở phụ nữ và phương pháp điều trị
Hen phế quản không phải là bệnh truyền nhiễm, mà xuất phát nhiều từ các yếu tố di truyền, cơ địa của người mắc bệnh. Phác đồ điều trị hen phế quản sẽ giúp bệnh nhân thuyên giảm và kiểm soát các cơn hen cũng như giảm nguy cơ tử vong khi bệnh diễn biến đột ngột, trở nặng. Hy vọng bài viết trên của Kenshin sẽ mang lại những thông tin hữu ích về bệnh hen phế quản dành cho bạn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể